Kiện toàn cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng đội ngũ cánbộ, công chức Vụ Kế hoạch- Bộ Công thương (Trang 39 - 41)

II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC VỤ KẾ HOẠCH

3.Kiện toàn cơ quan tham mưu về công tác tổ chức cán bộ.

Công tác tổ chức cán bộ là một nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của tổ chức. Cơ quan sẽ có được đội ngũ cán bộ đủ năng lực về trình độ chuyên môn, có phẩm chất chính trị vững vàng hay không phụ thuộc vào bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ. Vì vậy, cần kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức ở bộ phận này.

Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kế hoạch. Xây dựng tiêu chuẩn người làm tổ chức cán bộ: ngoài những tiêu chuẩn chung cần bổ sung thêm : Trung thành với Đảng, thấm nhuần quan điểm, đường lối của Đảng, hiểu cán bộ: điểm mạnh, điểm yếu trong công việc chuyên môn cũng như trong phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và

mối quan hệ của cá nhân với tập thể. Người làm công tác cán bộ phải có tâm không mưu cầu lợi ích cá nhân mà làm hại đến tập thể. Họ cần được đào tạo chuyên sâu về trình độ quản lý hành chính nhà nước, trình độ hiểu biết pháp luật. Cần loại bỏ suy nghĩ ai cũng có thể làm được công tác tổ chức cán bộ. Người làm công việc này phải là người có tài năng, đảm bảo năng lực của họ phải ngang tầm với nhiệm vụ tổ chức giao cho; Nhạy bén về chính trị, có tầm nhìn chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Vụ. Phải có bản lĩnh, dám nhìn thẳng vào vấn đề, đấu tranh bảo vệ chân lý.

4. Giáo dục đạo đức công vụ, xây dựng văn hóa công sở.

4.1.Giáo dục đạo đức đội ngũ cán bộ, công chức

Công cuộc CNH – HĐH đòi hỏi cán bộ, công chức không chỉ cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, những kiến thức khoa học hiện đại mà còn đòi hỏi cán bộ, công chức tu dưỡng đạo đức, rèn luyện nếp sống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bài trừ đấu tranh chống cái xấu… Để nâng cao đạo đức công vụ cần có một hệ thống giải pháp đồng bộ tạo điều kiện cho các giá trị đạo đức phát triển và ngăn ngừa sự suy thoái đạo đức cách mạng, thoái hóa biến chất.

Cần xây dựng tiêu chuẩn đạo đức công chức Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Trong đó xác định hệ thống các tiêu chuẩn như:

- Đối với Tổ quốc: Phải trung thành, tận tụy, toàn tâm, toàn ý, quyết tâm bảo vệ sự an toàn của tổ quốc.

- Đối với nhân dân: Phải trí công vô tư, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dan, không quan lieu, hách dịch, cửa quyền trong khi giải quyết công việc.

- Đối với đồng nghiệp: Cấp trên: tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh, tôn trọng và thực hiện tốt chế độ báo cáo với cấp trên. Đối với cấp dưới: đối xử dân chủ, bình đẳng, biết lắng nghe và tiếp thu những ý kiến đóng góp

đúng đắn của cấp dưới, phân công đánh giá kết quả công việc rõ rang, công minh.

- Đối với công việc: có ý thức tổ chức kỉ luật, có tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm.

- Đối với bản thân, sống lành mạnh, trung thực, khiêm tốn, “cần, kiệm, liêm, chính, trí, công, vô, tư”.

Giáo dục cho cán bộ, công chức có tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân, coi quan hệ với công dân, tổ chức là quan hệ giữa người phục vụ và người được phục vụ. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân đối với hoạt động công vụ. Bên cạnh nêu gương tốt việc tốt, cần phải thể chế hóa các quy phạm đạo đức công vụ.

4.2. Xây dựng văn hóa công sở

Yếu tố văn hóa công sở có những tác động tích cực đối với việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi văn hóa công sở là những hành vi, chuẩn mực được hình thành trong tổ chức và được truyền từ người này sang người khác, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Giáo dục cho cán bộ, công chức tôn trọng yếu tố giá trị của tổ chức. Mọi người có trách nhiệm thực hiện các quy định về chế độ và hiệu suất làm việc, tôn trọng mọi quy chế của cơ quan, pháp luật của nhà nước.

Phân công rành mạch quyền hạn và trách nhiệm của cán bộ, công chức nhằm tạo ra sự công bằng, tích cực hoạt động của cá nhân trong tổ chức. Đảm bảo quyền lợi không bị xâm phạm, trách nhiệm không bị đùn đẩy, né tránh. Xóa bỏ sự bất mãn hay chống đồi ngầm đem lại hiệu quả cao không cao trong công việc.

Một phần của tài liệu Thực trạng chất lượng đội ngũ cánbộ, công chức Vụ Kế hoạch- Bộ Công thương (Trang 39 - 41)