Cung cấp các sản phẩm có giá trị, phù hợp, đáp ứng yêu cầu

Một phần của tài liệu Hoạt động của công ty cổ phần supe phốtphát và hóa chất lâm thao trong những năm đổi mới (1986 2011) (Trang 91 - 94)

xuất nông nghiệp

Vai trò của phân bón chứa lân rất quan trọng trong đời sống của cây trồng.Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây.Lân tham gia vào thành phần của các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho dễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh , nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại … Thiếu lân không nhưng làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hạn chế hiệu quả của phân đạm [4].

Trên vùng đất Tây Nguyên, việc áp dụng kỹ thuật bón phân Supe lân Lâm Thao đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho bà con nông dân đối với các loại cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, điều, tiêu … Ở các vùng đất phèn mới khai hoang, hiệu suất của phân lân lại càng cao hơn đối với cây lúa.

Trong điều kiện sản xuất lúa và lạc của các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ được đúc rút ra: Phân bón NPK – S Lâm Thao có tác dụng rất tốt cho quá trình sinh trưởng và đem lại năng suất cao trên lúa và lạc. Lấy mô hình thực nghiệm ở huyện Khoái Châu – Hưng Yên, qua nghiên cứu của các nhà Khoa học trương Đại học Nông nghiệp I Hà Nội thì, việc xác định ba loại phân NPK – S Lâm Thao: 8.8.4 -7; 12.5.10 -14; 5.10.10 – 7 với quy trình bón tương ứng là phù hợp. Lúa và lạc được bón phân NPK – S Lâm Thao theo quy trình sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại, cho năng suất lúa và lạc cao nhất, đạt tương ứng 7,34 tấn thóc/ha và 3,38 tấn lạc nhân/ha. Do tạo được yếu tố cấu thành năng suất tốt hơn so với các công thức bón phân khác của người nông dân [4].

Các Nhà khoa học tính toán kết quả như sau: Trung bình bón 1 kg NPK-S Lâm Thao(8.8.4-7 và 12.5.10-14) cho lúa đạt 2,58 kg thóc, tỷ lệ lãi trên một đồng tiền bỏ ra mua phân bón là 2,75 lần. Bón 1kg NPK-S Lâm Thao (5.10.10-7) cho lạc đạt 2,1kg lạc nhân với tỷ lệ lãi trên đồng tiền bỏ ra mua phân bón là 9,4 lần. Trong điều kiện sản xuất lúa và ngô của các tỉnh miền núi phía Bắc thì việc xác định hai loại phân NPK-S Lâm Thao 8.8.4-7 và 12.5.10-14 với quy trình bón phân tương ứng cho lúa và ngô là phù hợp. Lúa và ngô được bón phân NPK-S Lâm Thao theo quy trình sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, năng suất lúa và ngô cao nhất đạt tương ứng 5,7tấn/ha và 4.84 tấn hạt/ha. Do tạo được các yếu tố cấu thành năng suất tốt hơn so với các công thức bón phân riêng rẽ khác của người nông dân. Trung bình bón 1kg NPK-S Lâm Thao (8.8.4-7 và 12.5.10-14) cho 2,6 kg thóc, tỷ lệ

lãi trên một đồng tiền bỏ ra mua phân bón là: 2,3 lần. Trung bình bón 1kg NPK Lâm Thao (5.10.3-8 và 12.2.12-6) cho ngô đạt 1,4 kg ngô hạt, tỷ lệ lãi trên một đồng tiền bỏ ra mua phân bón là: 2,11 lần [4].

Từ kết quả nghiên cứu này của các nhà Khoa học, thuộc trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, đã rút ra được kết quả làm lãi do bón phân NPK-S Lâm Thao mỗi năm đem lại cho nông dân hàng triệu tấn thóc; hàng triệu tấn ngô, lạc; hàng chục ngàn tấn hồ tiêu, điều, cà phê. Lấy con số năm 2006 làm ví dụ, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã cung cấp cho sản xuất nông nghiệp 600.000 tấn phân bón NPK-S, mỗi kg phân bón NPK-S cho lãi 2,58 kg thóc, 2,1 kg lạc, 1,4 kg ngô. Từ đây suy ra giá trị kinh tế làm lãi cho nông dân năm 2006 là khoảng 780 ngàn tấn thóc, 210 ngàn tấn ngô, 315 ngàn tấn lạc. Từ cách tính của các nhà khoa học, có thể suy ra con số làm lãi cho nông dân trong 50 năm của phân bón Supe Phốt phát Lâm Thao sấp xỉ gần 100 triệu tấn thóc, ngô, lạc, cùng nhiều nông sản khác, đây là con số vô cùng to lớn và ý nghĩa [4].

Phân bón Lâm Thao đã và đang cùng với các sản phẩm phân bón khác của các công ty sản xuất phân bón khác như: Văn Điển, Ninh Bình, Long Thành, Bình Điền, Hà Bắc, DAP Hải Phòng, Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau … góp phần tăng năng suất cây trồng, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ 2 trên thế giới. Năm 2011 chúng ta đã xuất khẩu được 4,3 triệu tấn gạo, chỉ sau Thái Lan. Đây là một thành tựu mà bao đời nay ông cha chúng ta mơ ước nay mới thực hiện được. Nếu như trước đây, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) chúng ta đưa ra mục tiêu 21 triệu tấn lương thực, thì năm 2011 đã đạt trên 45 triệu tấn. Chunga ta đã đảm bảo an ninh lương thực cho trên 86 triệu dân trong mọi tình huống và lại còn xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo góp phần vào CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là một thành tựu mà Tổ chức nông lương thế giới (FAO) đánh giá rất cao, cũng là một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đem lại.

Một phần của tài liệu Hoạt động của công ty cổ phần supe phốtphát và hóa chất lâm thao trong những năm đổi mới (1986 2011) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)