Cải tiến công tác quản lí, cơ cấu sản xuất, nâng cao chất lượng

Một phần của tài liệu Hoạt động của công ty cổ phần supe phốtphát và hóa chất lâm thao trong những năm đổi mới (1986 2011) (Trang 51)

Sản xuất kinh doanh đa ngành gồm phân bón, hoá chất, vật liệu xây dựng, cơ khí xây lắp, trong đó lấy phân bón làm trọng tâm. Trong cơ cấu sản phẩm, nhanh chóng nâng cao tỷ trọng các sản phẩm hoá chất có quy trình công nghệ độc đáo hoặc khả năng cạnh tranh khác biệt, nghiên cứu các sản phẩm hoá chất có nguồn gốc Suphát, Sunfit, phốt phát, Plo… để tận dụng lợi thế của Công ty trong cồng nghệ sản xuất chính có gốc hoá chất này.

Tiếp tục nghiên cứu đa dạng hoá sản phẩm phân bón như Đạm SA, Supe lân vê viên, đặc biệt phát triển nhiều chủng loại NPK-S với hàm lượng dinh dưỡng cao, đa dạng, sử dụng cho từng vùng đất, từng loại cây trồng và giai đoạn sinh trưởng.

Cải tiến tổ chức quản lý, đa dạng hoá nguồn sở hữu để huy động tối đa các nguồn vốn. Hình thành ba cụm công nghiệp chuyên sản xuất phân bón: Lâm Thao – Hải Dương- Hải Phòng với hạ tầng kỹ thuật hiện đại, sản xuất đi đôi với xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.

2.1.4. Cải tiến mẫu mã hàng hóa, cơ chế tiêu thụ, mở rộng thị trường

Trong tiêu thụ sản phẩm, luôn chủ động trong công tác đầu tư quảng bá sản phẩm, phát triển thị trường, Công ty đã tổ chức hàng ngàn hội nghị đầu bờ và mở lớp tập huấn kỹ thuật sử dụng phân bón Lâm Thao, củng cố mạng lưới phân phối, chất lượng dịch vụ… Kết quả là, lượng phân bón tiêu thụ tăng 6,78% so với năm 2009.

Thành công mở rộng đợt III cũng là nhờ vận dụng đường lối đổi mới của Đảng, lại gặp vận hội Khoán 10 trong nông nghiệp ra đời, tạo nên nhu cầu và thị trường tiêu thụ phân bón rộng lớn, làm động lực thúc đẩy sự phát triển của Supe Phốt phát Lâm Thao. Từ các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, các tỉnh miền núi phía Bắc, cho tới các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… sản phẩm phân bón Supe Lâm Thao có biểu tượng “cành cọ xanh” đã được bà con nông dân tin dùng. Kết quả các năm liên tiếp 1993,

1994, 1995, Supe Lâm Thao đã phát huy công suất mở rộng đợt III.Sản phẩm phân bón của Supe lân Lâm Thao sản xuất tới đâu tiêu thụ hết tới đó, không còn hàng tồn kho [4].

2.2. Hoạt động sản xuất của Công ty cổ phần Super Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

2.2.1. Sản xuất Supe lân 2.2.1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm phân bón supe lân Lâm Thao sản xuất theo phương pháp phân huỷ quặng apatit bằng axít sunphuric.

2.2.1.2. Yêu cầu kĩ thuật

Bảng 1: Các chỉ tiêu hoá, lý của phân bón supe lân Lâm Thao phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và mức chất lượng như sau.

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chất lượng

1 Hàm lượng P2O5 tự do % ≤4

2 Hàm lượng P2O5 hữu hiệu % 16-16,5

3 Hàm lượng lưu huỳnh (S) % 11

4 Hàm ẩm % ≤13

5 Hình dạng bên ngoài Bột màu xám sáng

Nguồn [19] 2.2.1.3. Phương pháp thử

Theo TN 02 Hướng dẫn phân tích mẫu Supe cho Phòng Kiểm tra chất lượng sản phẩm, Phòng Thí nghiệm hợp chuẩn, phòng thí nghiệm xí nghiệp Supe của Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao.

Kiểm tra mức sai số định lượng cho phép và định lượng bắt buộc theo Quyết định 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [19].

2.2.1.4. Quy trình sản xuất phân lân chung:

Sơ đồ 1: Quy trình sản xuất phân lân chung.

Nguồn [19] Sản phẩm Nguyên liệu Bãi rửa Rửa bụi Lọc bụi Lò cao 1400oc-1500oc Rửa Sang khô Kẹp hàm đập Sàng Sấy Nghiền Lọc bụi Xử lý 3-5 atm Thải Ca(OH)2 Khí thải

Thuyết minh sơ đồ:

Quặng apatit và đá secpentin được đưa về bãi chứa và nhờ ô tô, máy xúc chuyển vào phễu của máy đập nhằm gia công nguyên liệu về kích thước cần thiết, rồi được qua sàng khô, sàng ướt để loại bỏ các hạt dưới cỡ. Lượng mịn được tập trung vào bãi chứa.Than được chọn lọc kích cỡ, chất lượng, chuyển về sàn lò cao.

- Quặng đá, than được cân theo phối liệu , chuyển vào thùng tời đưa lên lò cao. Ở trong lò cao diễn ra các quá trình sấy, hóa mềm chất lỏng và quá nhiệt chuyển hóa quặng chứa lân thành dạng vô định hình bằng cách bằng cách làm lành đột ngột bằng nước, rồi được cần trục múc lên từ bể tôi bán thành phẩm đưa vào phễu chứa, nhờ hệ thống băng tải, đưa về bãi ráo.

- Bán thành phẩm ở bãi ráo tự nhiên (độ ẩm<7%) được cần trục múc, đưa vào phễu rồi theo hệ thống băng tải chuyển vào máy sấy thung quay, ở đây, bán thành phẩm được sấy với nhiệt độ 600oc-700oc, sau khi bán thành phẩm có độ ẩm dưới 1% được đi gia công, chế biến theo yêu cầu:

+ Để sản xuất lân nghiền: bán thành phẩm được chuyển vào máy nghiền đến độ mịn 50%-70% tùy theo yêu cầu của sản phẩm.

+ Để sản xuất lân hạt: bán thành phẩm được chuyển sang sàng thu được sản xuất hạt

- Sản phẩm được đóng bao nhãn, xếp kho, xuất cho khách hoặc chuyển sang tổ sản xuất khác [19].

2.2.1.5. Đóng gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản

Bao gói:

Phân bón supe lân Lâm Thao được đóng gói trong bao bì bằng PP. Khối lượng mỗi bao: 50kg hoặc có thể theo yêu cầu của khách hàng. Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ Ban hành Quy định về việc kiểm tra đo lường đối với hàng đóng gói sẵn.

Ghi nhãn:

Ghi theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hiệu hàng hoá.

Nhãn hàng hoá trên mỗi bao bì bao gồm những nội dung như sau: Nhãn hiệu hàng hoá của công ty.

Tên, địa chỉ công ty. Tên sản phẩm.

Chỉ tiêu chất lượng chính. Khối lượng tịnh.

Hướng dẫn sử dụng.

Thông tin cảnh báo an toàn. Ngày sản xuất.

Hạn sử dụng.

Bảo quản và vận chuyển:

Sản phẩm phải được bảo quản ở nơi khô ráo, có mái che. Sản phẩm phải được chuyên chở trên các phương tiện có che mưa, che nắng.

Khi bốc dỡ, vận chuyển phải có biện pháp tránh ẩm, không được làm rách bao bì.

Nếu khách hàng yêu cầu, mỗi lô hàng xuất xưởng sẽ được kèm theo một giấy xác nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm.

Trên giấy xác nhận có các nội dung: Tên công ty.

Tên sản phẩm. Ngày lấy mẫu. Địa điểm lấy mẫu. Lô hàng.

Các chỉ tiêu chất lượng.

2.2.2. Sản xuất lân nung chảy

Các chất dinh dưỡng chủ yếu (%) P2O5: 15 - 17 CaO: 28 - 34 MgO: 15 - 20 SiO2: 24 - 30 Các chất vi lượng (p.p.m): B, Zn. Mn. Cu, Co ... Công dụng:

- Dạng bột, có tính kiếm (pH>8,5), do vậy có tác dụng khử chua cho đất rất tốt

- Tan từ từ trong môi trường đất và dung dịch của rễ cây tiết ra cho nên hiệu lực của phân kéo dài, thất thoát ít

Cách dùng:

- Chủ yếu dùng bón lót cho các loại cây trồng, trung bình: 550 - 800kg (20 - 30kg/sào 360m2)

- Dùng cho các loại cây trồng trên mọi chất đất. Nguyên lý sản xuất phân lân nung chảy:

Dùng nhiệt nung nóng biến lân vô định hình thành lân định hình mà cây có thể hấp thụ được.

Căn cứ nguyên lý trên: Đem trộn quặng apatit với các chất phụ gia theo 1 tỷ lệ nhất định, sau đó nung trong lò cao ở nhiệt độ từ 1400oc -1500oc làm cho hỗn hợp đó hóa lỏng. Liệu lỏng được lấy ra và làm lạnh đột ngột bằng nước có áp suất cao nhằm phá vỡ tinh thể trong quặng P2O5 thành dạng dễ tan trong axit yếu thu được bán thành phẩm phân lân. Quá trình nay chủ yếu là kết quả hình thành trạng thái thủy tinh vô định hình.Ở nhiệt độ 1400oc-1500oc hỗn hợp quặng trong lò ở dạng kết tinh bị hóa mềm chảy lỏng linh động, mạng tinh thể bị phát vỡ, sau đó, liệu lỏng được làm lạnh đột ngột để chất

lỏng không trở về trạng thái ban đầu. Ta thu được sản phẩm dạng thủy tinh.Quá trình tạo phân lân nung chảy thực chất là quá trình chuyển hóa Ca3(PO4)2 từ dạng kết tinh thành dạng thủy tinh.

Sơ đồ quy trình sản xuất phân lân nung chảy cũng như sản xuất phân lân chung.

Quy trình hóa lý xảy ra các phản ứng trong lò nung chảy: - Khu vực sấy phối liệu-khu vực đỉnh lò

Khu vực này có nhiệt độ khống chế trong khoản từ 150oc-700oc. Nếu thấp hơn hoặc bằng nhiệt độ bay hơi nước sẽ ngưng tụ hơi nước, bụi than sẽ bị kết tinh. Nước kết tinh được thoát ra:

+ Ở nhiệt độ hơn 150oc nhiên liệu vào lò bắt đầu bốc hơi. + Ở nhiệt độ hơn 500oc nước kết tinh trong secpentin thoát ra.

+ Ở nhiệt độ hơn 650oc nước kết tinh trong secpentin bay hơi hết theo khí lò, secpentin bắt đầu bị phân hủy theo phản ứng:

3MgO.2SiO2 2MgO.SiO2+MgSiO2+2H2O. Ở nhiệt độ trên 650oc sẽ tạo thành 3Mg2SiO4 theo phản ứng:

2(3MgO.2SiO2) 3Mg2SiO4+2MgSiO3

Nhiệt độ từ 730oc-920oc xảy ra các phản ứng phân giải muối cacbonat và phản ứng hoàn nguyên kim với Fe, Ni [19].

MgCO3 MgO + CO2

CaCO3 CaO + CO2 Fe2O3 + C 2Fe + 3CO Fe2O3+ 3CO 2Fe + 3CO2 NiO+CO Ni + CO2

Vì tỷ trọng của Fe và Ni lớn hơn rất nhiều so với tỷ trọng của phối liệu nên Fe, Ni lắng xuống dưới thành xỉ feroniken.Hợp chất này được tháo qua của liệu hoặc đáy lò.

Khi nhiệt độ bắt đầu đạt 800oc quặng bắt đầu mềm và tiếp tục mềm dần cho tới nhiệt độ 1200oc thì nó bắt đầu chảy.Nhưng ở nhiệt độ này, quặng vẫn chưa đủ linh động. Tại đây, O2 không khí và than cháy mạnh hơn:

2C+O2 2CO + Q Phản ứng phụ:

C+ H2O CO + H2 + Q 2CO+O22 CO2+Q Và phản ứng khử F:

Ca10F2(PO4)+3(3MgO.SiO2.2H2O)3(3MgO.3CaO.SiO2..P2O5.CaF)+ 6 H2O. Trong đó, một phần CaF2 phản ứng với SiO2 trong nước:

CaF2 + SiO2 + H2OCaSiO3 + 2HF -Khu vực quá nhiệt

Vùng Nồi lò, nguyên nhiên liệu sau khi được cháy lỏng, tiếp tục được nâng lên nhiệt độ 1300oc-1500oc. Ở nhiệt độ này, chất lân ở trạng thái lỏng và rất ling động, hiệu suất chuyển hóa cao. Chât lân này được thào ra ở 2 của liệu và được làm lạnh đột ngột rồi tôi nhanh bằng nước có áp suất cao (lưu lượng nước gấp 15-20 lầ lượng sản phẩm), ta thu được bán thành phẩm phân lân dạng vô định hình tan tốt trong axit xitric 2% có trong thành phần của nhựa các cây tiết ra.

Bán thành phẩm được nước áp suất cao đẩy về bể tôi [19].

2.2.3. Sản xuất NPK–S 2.2.3.1. Phạm vi áp dụng 2.2.3.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm phân bón NPK-S 12.5.10-14 Lâm Thao sản xuất theo phương pháp trộn, tạo hạt và sấy.

2.2.3.2. Yêu cầu kỹ thuật

Bảng 2: Các chỉ tiêu hoá, lý của phân bón NPK-S 12.5.10-14 Lâm

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chất lượng

1 Hàm lượng Ni tơ (N) % 12

2 Hàm lượng P2O5 hữu hiệu % 5

3 Hàm lượng Kali (K2O) % 10

4 Hàm lượng Lưu huỳnh (S) % ³14

5 Hàm ẩm % ≤5

6 Hình dạng bên ngoài Hạt 2 – 4 mm

Nguồn [19] 2.2.3.3. Phương pháp thử

Theo TN10 Hướng dẫn phân tích mẫu NPK-S cho Phòng thí nghiệm hợp chuẩn, Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, Phòng thí nghiệm xí nghiệp NPK của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao.

Kiểm tra mức sai số định lượng cho phép và định lượng bắt buộc theo Quyết định 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2.2.4. Sản xuất axit Sunfuric

Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình sản xuất axit Sunfuric.

Nguồn [19] Chuẩn bị nguyên liệu Sản xuất khí SO2 Hấp thụ SO3 Oxi hóa SO2SO3 Tinh chế khí SO2 Bụi quặng Bụi Khí thải SO2, SO3 Sản phẩm Nước, bụi thải

Axít sulfuric được sản xuất từ lưu huỳnh, ôxy và nước theo công nghệ tiếp xúc.

Trong giai đoạn đầu lưu huỳnh bị đốt để tạo ra điôxít lưu huỳnh. (1) S(r) + O2(k) → SO2(k)

Sau đó nó bị ôxi hóa thành triôxít lưu huỳnh bởi ôxy với sự có mặt của chất xúc tác ôxít vanadi (V).

(2) 2SO2 + O2(k) → 2SO3(k) (với sự có mặt của V2O5

Cuối cùng triôxít lưu huỳnh được xử lý bằng nước (trong dạng 97-98% H2SO4 chứa 2-3% nước) để sản xuất axít sulfuric 98-99%.

(3) SO3(k) + H2O(l) → H2SO4(l)

Bên cạnh đó, SO3 cũng bị hấp thụ bởi H2SO4 để tạo ra ôleum (H2S2O7), chất này sau đó bị làm loãng để tạo thành axít sulfuric.

(4) H2SO4(l) + SO3 → H2S2O7(l)

Ôleum sau đó phản ứng với nước để tạo H2SO4 đậm đặc. (5) H2S2O7(l) + H2O(l) → 2 H2SO4(l) [19].

2.2.5. Các sản phẩm khác Phân bón NPK-S 8.8.4-7 Phân bón NPK-S 8.8.4-7 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho sản phẩm phân bón NPK-S 8.8.4-7 Lâm Thao sản xuất theo phương pháp trộn, tạo hạt và sấy.

Yêu cầu kỹ thuật

Bảng 3: Các chỉ tiêu hoá, lý của phân bón NPK-S 8.8.4-7 Lâm Thao phải phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và mức chất lượng như sau:

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Mức chất lượng

1 Hàm lượng Ni tơ (N) % 8

2 Hàm lượng P2O5 hữu hiệu % 8

4 Hàm lượng Lưu huỳnh (S) % ≥7

5 Hàm ẩm % ≤5

6 Hình dạng bên ngoài Hạt 2 – 4 mm

Nguồn [19] Phương pháp thử

Theo TN10 Hướng dẫn phân tích mẫu NPK-S cho Phòng thí nghiệm hợp chuẩn, Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, Phòng thí nghiệm xí nghiệp NPK của Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao.

Kiểm tra mức sai số định lượng cho phép và định lượng bắt buộc theo Quyết định 100/2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn [19].

Đóng gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản Bao gói:

Phân bón NPK-S 8.8.4-7 Lâm Thao được đóng gói trong bao bì bằng PP tráng PE.

Khối lượng mỗi bao: 25kg; 50kg hoặc có thể theo yêu cầu của khách hàng.

Kiểm tra khối lượng sản phẩm theo Quyết định 02/2008/QĐ-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ Ban hành Quy định về việc kiểm tra đo lường đối với hàng đóng gói sẵn.

Ghi nhãn:

Ghi theo nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hiệu hàng hoá.

Nhãn hàng hoá trên mỗi bao bì bao gồm những nội dung như sau: Nhãn hiệu hàng hoá của công ty.

Tên, địa chỉ công ty. Tên sản phẩm.

Chỉ tiêu chất lượng chính. Khối lượng tịnh.

Hướng dẫn sử dụng. Ngày sản xuất. Hạn sử dụng.

Bảo quản và vận chuyển:

Sản phẩm phải được bảo quản ở nơi khô ráo, có mái che.Sản phẩm phải được chuyên chở trên các phương tiện có che mưa, che nắng.

Khi bốc dỡ, vận chuyển phải có biện pháp tránh ẩm, không được làm rách bao bì.

Nếu khách hàng yêu cầu, mỗi lô hàng xuất xưởng sẽ được kèm theo một giấy xác nhận chất lượng phù hợp tiêu chuẩn của sản phẩm.

Trên giấy xác nhận có các nội dung: Tên công ty.

Tên sản phẩm. Ngày lấy mẫu. Địa điểm lấy mẫu. Lô hàng.

Các chỉ tiêu chất lượng. Ký hiệu và số hiệu tiêu chuẩn.

2.3. Xây dựng hệ thống tiêu thụ sản phẩm

2.3.1. Thiết lập mạng lưới đại lý

Công ty đã có nhiều đại lý ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam như: Công ty CP XNK vật tư Hà Nội: 114 Thạch Lỗ xã Thanh XuânSóc Sơn H.Nội

Công ty CP XNK Hà Anh Hà Nội: TT Đông Anh H. Đông Anh Hà Nội Công ty CP Phùng Hưng Hà Nội: Thủ Trung Thanh Mỹ Sơn Tây Hà Nội

Công ty CP thương mại Khánh Linh: Khu 9 xã Thạch Sơn \H. Lâm Thao P.Thọ

Công ty TNHH thương mại Hải Hiền: Khu 12 TT Lâm Thao Tỉnh Phú Thọ CN Đoan HùngC.ty CP LT & TM P.Thọ: TT Đoan Hùng H.Đoan

Một phần của tài liệu Hoạt động của công ty cổ phần supe phốtphát và hóa chất lâm thao trong những năm đổi mới (1986 2011) (Trang 51)