Có nhiều hoạt động kích cầu thu hút thị trường

Một phần của tài liệu Hoạt động của công ty cổ phần supe phốtphát và hóa chất lâm thao trong những năm đổi mới (1986 2011) (Trang 90)

Công ty đã thành lập một phòng mẫu kĩ thuật, đảm nhiệm thiết kế sản xuất thử các sản phẩm mới và cải tiến các sản phẩm truyền thống, ngày càng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người nông dân cho đồng ruộng.

Chú trọng tổ chức sản xuất kinh doanh trong các khâu nhằm giảm giá thành sản phẩm, giảm thiểu mọi chi phí trong sản xuất lưu thông phân bón.

Đa dạng hoá sản phẩm để cung cấp phân bón cho đồng ruộng.

Công ty đã có những biện pháp ngày càng giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, đây là mục tiêu cơ bản trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.

Giá cả và chính sách giá cả là một trong những yếu tố quan trọng đặc biệt trong tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Sức tiêu thụ và số lượng khách hàng lớn hay nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào mức giá cao hay thấp, hợp lý, phù hợp với giá trị sản phẩm. Trong cơ chế thị trường, giá cả là yếu tố quyết

định khả năng cạnh tranh của sản phẩm.Bởi vậy, Công ty đã xây dựng chính sách giá cả.áp dụng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của mình là một chiến lược quan trọng. Đối với việc thực hiện chính sách giá cả của mình, Công ty đã có những biện pháp cụ thể như:

Giảm giá bán sản phẩm với những khách hàng mua với khối lượng lớn. Thực hiện trích thưởng, khuyến khích % trong hoạt động tiêu thụ nhằm kích thích tiêu thụ.

Khảo sát thị trường, xác định cung cầu, đưa ra giá bán hợp lý, có khả năng cạnh tranh.

Khuyến khích giá cho khách hàng thường xuyên, truyền thống của Công ty.

Thực hiện chính sách khuyến mại giá. 3.2. Vai trò

3.2.1. Cung cấp các sản phẩm có giá trị, phù hợp, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp xuất nông nghiệp

Vai trò của phân bón chứa lân rất quan trọng trong đời sống của cây trồng.Lân có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận mới của cây.Lân tham gia vào thành phần của các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình tổng hợp các axit amin. Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho dễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn ít đổ ngã. Lân kích thích quá trình đẻ nhánh , nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại … Thiếu lân không nhưng làm cho năng suất cây trồng giảm mà còn hạn chế hạn chế hiệu quả của phân đạm [4].

Trên vùng đất Tây Nguyên, việc áp dụng kỹ thuật bón phân Supe lân Lâm Thao đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho bà con nông dân đối với các loại cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su, điều, tiêu … Ở các vùng đất phèn mới khai hoang, hiệu suất của phân lân lại càng cao hơn đối với cây lúa.

Trong điều kiện sản xuất lúa và lạc của các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đồng bằng Bắc Bộ được đúc rút ra: Phân bón NPK – S Lâm Thao có tác dụng rất tốt cho quá trình sinh trưởng và đem lại năng suất cao trên lúa và lạc. Lấy mô hình thực nghiệm ở huyện Khoái Châu – Hưng Yên, qua nghiên cứu của các nhà Khoa học trương Đại học Nông nghiệp I Hà Nội thì, việc xác định ba loại phân NPK – S Lâm Thao: 8.8.4 -7; 12.5.10 -14; 5.10.10 – 7 với quy trình bón tương ứng là phù hợp. Lúa và lạc được bón phân NPK – S Lâm Thao theo quy trình sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh hại, cho năng suất lúa và lạc cao nhất, đạt tương ứng 7,34 tấn thóc/ha và 3,38 tấn lạc nhân/ha. Do tạo được yếu tố cấu thành năng suất tốt hơn so với các công thức bón phân khác của người nông dân [4].

Các Nhà khoa học tính toán kết quả như sau: Trung bình bón 1 kg NPK-S Lâm Thao(8.8.4-7 và 12.5.10-14) cho lúa đạt 2,58 kg thóc, tỷ lệ lãi trên một đồng tiền bỏ ra mua phân bón là 2,75 lần. Bón 1kg NPK-S Lâm Thao (5.10.10-7) cho lạc đạt 2,1kg lạc nhân với tỷ lệ lãi trên đồng tiền bỏ ra mua phân bón là 9,4 lần. Trong điều kiện sản xuất lúa và ngô của các tỉnh miền núi phía Bắc thì việc xác định hai loại phân NPK-S Lâm Thao 8.8.4-7 và 12.5.10-14 với quy trình bón phân tương ứng cho lúa và ngô là phù hợp. Lúa và ngô được bón phân NPK-S Lâm Thao theo quy trình sinh trưởng và phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, năng suất lúa và ngô cao nhất đạt tương ứng 5,7tấn/ha và 4.84 tấn hạt/ha. Do tạo được các yếu tố cấu thành năng suất tốt hơn so với các công thức bón phân riêng rẽ khác của người nông dân. Trung bình bón 1kg NPK-S Lâm Thao (8.8.4-7 và 12.5.10-14) cho 2,6 kg thóc, tỷ lệ

lãi trên một đồng tiền bỏ ra mua phân bón là: 2,3 lần. Trung bình bón 1kg NPK Lâm Thao (5.10.3-8 và 12.2.12-6) cho ngô đạt 1,4 kg ngô hạt, tỷ lệ lãi trên một đồng tiền bỏ ra mua phân bón là: 2,11 lần [4].

Từ kết quả nghiên cứu này của các nhà Khoa học, thuộc trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, đã rút ra được kết quả làm lãi do bón phân NPK-S Lâm Thao mỗi năm đem lại cho nông dân hàng triệu tấn thóc; hàng triệu tấn ngô, lạc; hàng chục ngàn tấn hồ tiêu, điều, cà phê. Lấy con số năm 2006 làm ví dụ, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã cung cấp cho sản xuất nông nghiệp 600.000 tấn phân bón NPK-S, mỗi kg phân bón NPK-S cho lãi 2,58 kg thóc, 2,1 kg lạc, 1,4 kg ngô. Từ đây suy ra giá trị kinh tế làm lãi cho nông dân năm 2006 là khoảng 780 ngàn tấn thóc, 210 ngàn tấn ngô, 315 ngàn tấn lạc. Từ cách tính của các nhà khoa học, có thể suy ra con số làm lãi cho nông dân trong 50 năm của phân bón Supe Phốt phát Lâm Thao sấp xỉ gần 100 triệu tấn thóc, ngô, lạc, cùng nhiều nông sản khác, đây là con số vô cùng to lớn và ý nghĩa [4].

Phân bón Lâm Thao đã và đang cùng với các sản phẩm phân bón khác của các công ty sản xuất phân bón khác như: Văn Điển, Ninh Bình, Long Thành, Bình Điền, Hà Bắc, DAP Hải Phòng, Đạm Phú Mỹ, Đạm Cà Mau … góp phần tăng năng suất cây trồng, đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng vào hàng thứ 2 trên thế giới. Năm 2011 chúng ta đã xuất khẩu được 4,3 triệu tấn gạo, chỉ sau Thái Lan. Đây là một thành tựu mà bao đời nay ông cha chúng ta mơ ước nay mới thực hiện được. Nếu như trước đây, trong Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) chúng ta đưa ra mục tiêu 21 triệu tấn lương thực, thì năm 2011 đã đạt trên 45 triệu tấn. Chunga ta đã đảm bảo an ninh lương thực cho trên 86 triệu dân trong mọi tình huống và lại còn xuất khẩu trên 4 triệu tấn gạo góp phần vào CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là một thành tựu mà Tổ chức nông lương thế giới (FAO) đánh giá rất cao, cũng là một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đem lại.

3.2.2. Góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước

Supe Lâm Thao giống như một xã hội thu nhỏ. Nơi đây các yếu tố tự nhiên và xã hội đều bao hàm tính cộng đồng chặt chẽ và liên hoàn: Cơ sở sản xuất- nơi ăn ở- trường học- bệnh viện- nhà văn hoá- chợ mua bán… đã được xây dựng từ những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX. Sau 50 năm, nơi đây đã phát triển thành thị trấn Hùng Sơn mà vốn dĩ lúc đầu là “làng Supe”. Như vậy, đã có 3 đời công nhân Supetheo truyền thống cha truyền con nối đang sinh sống ở mảnh đất này.

Toàn bộ cơ sở hạ tầng như đường giao thông, trường học, bệnh xá, chợ mua bán, khu văn hoá, sân thi đấu thể thao… được khang trang là nhờ sự đóng góp của Công ty và nhân dân các xã lân cận như Thạch Sơn, Cao Mại, Tiên Kiên, Chu Hoá, Hy Cương đều được hưởng lợi. Công ty đã tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động là con em các địa phương vào làm việc lâu dài hoặc làm việc theo hợp đồng ngắn hạn, mùa vụ.

Đóng góp hàng năm của công ty vào ngân sách địa phương là con số đáng kể, với mức đóng góp hàng trăm tỷ đồng vào ngân sách địa phương mỗi năm. Sự hỗ trợ lẫn nhau giưã công ty và địa phương Phú Thọ luôn kịp thời, đúng lúc, từ xoá đói giảm nghèo, phòng chống lũ lụt, xây dựng điện, đường, trường, trạm cho các xã khó khăn vùng xâu vùng xa. Vì vậy, tinh thần đoàn kết đã được xây dựng từ ngày đầu với phương châm “tất cả cùng nhau, tất cả lo cho nhau”. Từ căn nhà ở, đến phúc lợi chung làm ra cùng nhau chia đều. Truyền thống đoàn kết nhất trí cao đã tạo nên sức mạnh cộng đồng. Trải qua những năm tháng khó khăn ác liệt của chiến tranh hay thiếu thốn thời bao cấp, toàn Công ty vẫn kiên cường vượt qua, phát triển được như ngày nay [4].

Đứng chân trên đất Tổ Vua Hùng, cán bộ và công nhân Supe Lâm Thao ý thức sâu sắc về trách nhiệm của mình với chính quyền và nhân dân địa phương theo triết lý “đất lành chim đậu”. Hàng ngàn con người từ nhiều miền

quê khác nhau đã về đây làm việc và coi đây là quê hương của mình. Từ kết quả sản xuất kinh doanh đem lại, Công ty đã biết đầu tư lại cho địa phương xây dựng các công trình phúc lợi tập thể tạo điều kiện cho thanh niên địa phương được vào làm việc tại Công ty lên tới hàng ngàn người. Gắn kết nội bộ, gắn kết trong và ngoài đã làm nên sức mạnh của Công ty, đúng như lời Bác Hồ đã dạy “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.Thành công, thành công, đaị thành công” [4].

3.2.3. Tạo cơ sở gắn kết hoạt động công nghiệp phục vụ nông nghiệp, thiết thực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã cung cấp cho ngành nông nghiệp gần 20 triệu tấn phân bón Supe lân và NPK – S các loại. Ngoài ra Công ty còn sản xuất hàng chục vạn tấn các sản phẩm hoá chất cần thiết để phục vụ cho các ngành kinh tế như: Axít Sunfuric, Sunfít Natri, thuốc trừ sâu công nghiệp, phèn đơn, phèn kép, vôi, gạch xỉ… sự phát triển của Công ty đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn, gian khổ, thăng trầm của đất nước. Trên chặng đường xây dựng và phát triển suốt 50 năm của Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã góp một phần quan trọng vào sự phát triển ngành Công nghiệp Việt Nam [4].

Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao là chiếc nôi đầu tiên, là tiền đề cho các Nhà máy sản xuất phân bón sau này ra đời như Văn Điển, Ninh Bình, Long Thành, Bình Điền… tạo nên thương hiệu uy tín, khẳng định vị thế và năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân nước ta theo tinh thần phát huy nội lực để đưa ngành Công nghiệp Phân bón Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước.

Với tính chất lao động trong môi trường nặng nhọc, độc hại cao, đòi hỏi khắc khe về kỹ thuật, lại ở trong điều kiện xuất phát điểm trình độ văn hoá

còn thấp (đại đa số có trình độ cấp 1). Ngay trong đội ngũ cán bộ quản lý cũng phần đông chưa hết phổ thông trung học. Muốn điều hành tốt, quản lí tốt, sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ tốt, thì phải có đội ngũ cán bộ và công nhân có chuyên môn kĩ thuật. Nghĩa là lao động ở một Công ty sản xuất hoá chất quy mô đại công nghiệp phải có con người có đủ kiến thức chuyên môn và trình độ văn hoá. Ngay những ngày đầu nhà máy đang bề bộn xây dựng, hàng loạt lớp học bổ túc đã ra đời tại công trường. Phương châm người lớp cao dạy cho người lớp thấp, người biết ít dạy cho người chưa biết, vừa làm vừa học, người người đi học, nhà nhà đi học… trang bị cho mình có được kiến thức cơ bản về văn hoá để sang học tập về chuyên môn kỹ thuật. Nhưng lớp đại học tại chức, trung cấp kỹ thuật tại chức, chính trị, nghiệp vụ, tại chức hay học theo hệ tập trung, ở giai đoạn nào cũng được lãnh đạo công ty coi trọng và nhiều người hưởng ứng. Sự học đã thành quyền lợi và nghĩa vụ ở đây, đã trở thành phong trào suốt chặng đường phát triển 50 năm qua [4].

Vì vậy, nguồn cán bộ của Công ty trưởng thành từ cơ sở đi lên là chính từ vị trí quản đốc các phân xưởng, trưởng phó các phòng ban, giám đốc, phó giám đốc, đều từ cơ sở đi lên qua những lá phiếu tín nhiệm của quần chúng và tập thể đảng viên trong Đảng bộ Công ty.

Cũng tự đào tạo ( cả chuyên môn lẫn thực tế) nên Công ty đã trở thành trường học lớn, đã sinh ra nhiều cán bộ có năng lực và đảm đương trọng trách lớn như: Đồng chí Lê Tự ( Tổng cục trưởng – Tổng cục hoá chất); Đồng chí Lê Quốc Khánh (Thứ trưởng Bộ Công nghiệp) Đồng chí Nguyễn Xuân Thuý (Thứ trưởng Bộ Công nghiệp); Đồng chí Nguyễn Bá (Tổng Cục Phó – Tổng Cục Hoá chất); Đồng chí Nguyễn Quốc Tuấn ( Chủ tịch Hội đồng thành viên – Tập đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam) …

Cũng từ “Chiếc nôi” Supe Phốt phát Lâm Thao đã cung cấp cho ngành Công nghiệp nhiều cán bộ năng lực và bản lĩnh được cấp trên bổ sung, tăng

cường cho các nhà máy hoá chất, các sở công nghiệp của các tỉnh miền Nam sau ngày thông nhất đất nước. Cũng không ít cán bộ từ Supe được cất nhắc, đề bạt vào hàm Cục, Vụ, Viện thuộc cơ quan Trung ương. Và không ít cán bộ Super được cấp trên cử vào vị trí Bí thư, phó Bí thư Tỉnh uỷ. Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề thì trường học thực tế của Supe đã sản sinh nhiều kĩ sư giỏi, công nhân tay nghề cao. Họ đã trưởng thành từ thực tế và cũng là những tác giả đi đầu trong nghiên cứu các đề tài khoa học về sản xuất phân bón và hoá chất, được áp dụng vào thực tế, đem lại hiệu quả kinh tế cao, Về mặt khoa học, họ đã có công đống góp, bổ sung , nâng cao và hướng tới công nghệ hoàn chỉnh sản xuất phân bón chứa lân thân thiện với môi trường, theo tinh thần “Nghiên cứu khoa học phải thực tế sản xuất và được trở lại áp dụng vào thực tế sản xuất” ( Hồ Chí Minh). Nguồn nhân lực này đã đóng góp một phần quan trọng cho sự phát triển của ngành Công nghiệp phân bón nước ta [4].

Tiểu kết chương 3

Ra đời trong những năm 60 của thế kỷ XX, với tên gọi đầu tiên là Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao, nay là Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao. Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển (1962-2012), Công ty đã và đang là doanh nghiệp sản xuất phân bón chứa Lân lớn nhất Việt Nam hiện nay, góp phần đảm bảo “An ninh lương thực quốc gia” trong hội nhập và phát triển. Sau 50 năm Công ty đã cung cấp cho đất nước trên 20 triệu tấn phân bón các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp và hàng triệu tấn hoá chất phục vụ cho sản xuất công nghiệp.Sự phát triển của công ty đã trải qua nhiều khó khăn, gian khổ, thăng trầm của đất nước.Trên chặng đường xây dựng và phát triển suốt 50 năm của Công ty đã để lại nhiều dấu son lịch sử, nhiều sự kiện đáng ghi nhớ và suy ngẫm.

Nhà máy Supe Phốt phát Lâm Thao được tiến hành xây dựng trong

Một phần của tài liệu Hoạt động của công ty cổ phần supe phốtphát và hóa chất lâm thao trong những năm đổi mới (1986 2011) (Trang 90)