Là một doanh nghiệp nhà nước thực hiện đổi mới thành công,

Một phần của tài liệu Hoạt động của công ty cổ phần supe phốtphát và hóa chất lâm thao trong những năm đổi mới (1986 2011) (Trang 79 - 86)

được năng lực hoạt động trong cơ chế thị trường

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, Đại thắng Mùa Xuân năm 1975 được xếp vào sự kiện nổi bật nhất của thế kỷ XX. Đây là thành quả của cách mạng Việt Nam, của toàn thể nhân dân Việt Nam, trong đó có phần đóng góp xứng đáng của nhân dân tỉnh Vĩnh Phú nói chung và của cán bộ công nhân Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao nói riêng. Suốt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cán bộ và công nhân Nhà máy đã ngày đêm không quản khó khăn, gian khổ, hy sinh, vừa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, vừa dũng cảm đánh trả máy bay địch bảo vệ nhà máy, bảo vệ thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa ra sức chi viện đắc lực sức người sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam.

Nhờ thực hiện đúng phương châm của những năm vượt khó trong cơ chế bao cấp “Cán bộ phải gương mẫu, đảng ủy phải tiên phong. Trong suy nghĩ của người cán bộ, đảng viên nhà máy luôn xác định: khi cống hiến phải nhìn lên người làm nhiều hơn mình, lúc hưởng thụ phải nhìn xuống người hưởng thụ ít hơn mình”, các cán bộ, đảng viên đã thực sự trở thành tấm gương sáng thúc đẩy nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ công nhân lao động, xây dựng Nhà máy phát triển. Liên tiếp trong 3 năm 1976-1977-1978, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ hàng năm đều hoàn thành, phát huy tốt hiệu quả đầu tư mở rộng đợt I.

Tiếp đó, nhiệm vụ mở rộng Nhà máy đợt II được đề ra nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân về các sản phẩm hóa chất, Nhà máy đã đầu tư xây dựng thêm 3 xưởng sản xuất sản phẩm mới, đó là: Xưởng Ô xy, Xưởng Vật liệu xây dựng, Xưởng Trypoly-bột giặt. Cùng với việc xây dựng 3 xưởng mới, công tác chuẩn bị mở rộng nhà máy đợt II được khẩn trương xúc tiến. Ngày 13 tháng 11 năm 1976, đề án thiết kế mở rộng Nhà máy đợt II đã được phê duyệt, bao gồm cả hạng mục xây dựng khu nhà ở cho công nhân và đã đạt được những thành tựu to lớn:

Sản xuất thành công hỗn hợp NPK

Bước đầu chuyển sản xuất kinh doanh theo hướng đa dạng hóa sản phẩm.

Tiến quân mạnh mẽ vào mặt trận khoa học kỹ thuật và đã trở thành đơn vị có phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật đứng đầu cả nước.

Với những thành tựu trong 2 giai đoạn trước, chuyển sang thời kỳ đổi mới, Nhà máy Supe phốt phát Lâm Thao vẫn được Đảng và Nhà nước quan tâm tiếp tục đầu tư phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI. Nhà máy lại được tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô và năng lực sản xuất đợt III (từ 1988-1994) để đưa công suất lên 500.000 tấn Supe lân/năm. Với tổng vốn đầu tư là 38 tỷ đồng (tính theo thời giá 1992) thì đây là đợt mở rộng mang tính đột phá về đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ trên cơ sở hiện có của các dây chuyền sản xuất trước đây, góp phần khẳng định vị thế của sản phẩm Supe lân đối với chương trình sản xuất lương thực của nước ta. Nhờ vậy:

Năm 1993, sản xuất 420.922 tấn, tiêu thụ 377.003 tấn Năm 1994, sản xuất 530.159 tấn, tiêu thụ 574.244 tấn Năm 1995, sản xuất 570.491 tấn, tiêu thụ 554.662 tấn Bình quân mỗi năm tăng gần 100.000 tấn Supe lân.

Để thích nghi với từng giai đoạn phát triển, Nhà máy đã mang tên Xí nghiệp liên hợp Supe phốt phát Lâm Thao trong thời gian 5 năm (1988-1993), sau đó được đổi tên thành Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao theo Quyết định số 54/CNNg ngày 14/02/1993 do Bộ trưởng Trần Lum ký (với tên giao dịch là LAFCHEM-CO). Sự đổi tên một lần nữa tạo điều kiện mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho công ty trong cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Bước vào những năm cuối thập kỷ 90, nhu cầu phân bón cung cấp cho nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ngày một lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, Công ty đã huy động nguồn lực sẵn có để tiếp tục đầu tư mở rộng đợt IV (từ năm 1999-2004).Với đợt mở rộng mới này, tổng sản lượng Supe lân đã đạt được 750.000 tấn/năm; Axít Sunfuric lên 250.000 tấn/năm.

Cho đến nay, năng lực sản xuất của Nhà máy đã đạt được những thành tựu đáng kể:

NPK các loại: 700.000 tấn/năm Supe lân đơn: 850.000 tấn/năm Axit sunfuric H2SO4: 280.000 tấn/năm Lân nung chảy: 300.000 tấn/năm

Trải qua 50 năm xây dựng và phát triển, với năng lực sản xuất tăng 18 lần so với công suất ban đầu, đã phần nào thể hiện những cố gắng liên tục trong học tập và lao động sáng tạo của các thế hệ cán bộ, công nhân lao động, đồng thời cũng khẳng định quyết tâm phấn đấu và nỗ lực không ngừng để tiếp tục đưa công ty vững bước đi lên trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bước vào những năm cuối thập niên 90(thế kỷ XX) và đầu thập niên thứ nhất (thế kỷ XXI), nhu cầu phân bón ngày một lớn để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá. Để đáp ứng yêu cầu đó, Công ty đã chuẩn bị nguồn lực sẵn có để tiếp tục mở rộng lần thứ IV. Sau một

thời gian lập dự án để trình các cấp xem xét phê duyệt, được Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam quyết định cho Công ty Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao làm chủ đầu tư mở rộng đợt IV. Thời gian bắt đầu thực hiện năm 1999 và kết thúc cuối năm 2004.

Đầu tư mở rộng đợt IV:

Xây dựng thêm dây chuyền sản xuất Axít Sunfuric số 3 công suất 40.000 tấn/năm.

Mục tiêu đầu tư là để tăng sản lượng Axít Sufuaric nhằm phục vụ cho sản xuất phân Supe đơn lên khoảng 750.000 tấn/năm và một phần phục vụ nhu cầu thị trường tiêu thụ Axít Sufuaric trong nước.

Đặc điểm của công nghệ với thiết bị ở phân xưởng Axít 3 là áp dụng công nghệ hiện đại tiếp xúc kép hấp thụ 2 lần với 4 lớp xúc tác có hiệu suất chuyển hoá S02 cao, đưa chương trình tự động hoá vào áp dụng điều khiển dây chuyền với bộ điều khiển tự động DCS lần đầu tiên áp dụng ở Việt Nam trên lĩnh vực sản xuất Axít Sunfuric. Thiết bị gồm: Lò đốt lưu huỳnh, Tháp chuyển hoá, Tháp hấp thụ, Thiết bị làm lạnh Axít.

Về môi trường, sử dụng công nghệ tiếp xúc kép hấp thụ 2 lần sẽ giảm thiểu tối đa các yếu tố gây ô nhiễm môi trường [4].

Chuyển đổi sang công nghệ đốt lưu huỳnh lỏng tại xí nghiệp Axít số 1 công suất 80.000 tấn/ năm (6/1998).

Công ty đã chủ động hợp tác với Ba Lan để chuyển đổi sang công nghệ đốt lưu huỳnh lỏng thay cho công nghệ đốt quặng Pyrít.

Công ty đã cải tạo đổi mới công nghệ và thiết bị để sử dụng hoàn toàn lưu huỳnh thay cho quặng Pyrít trong dây chuyền sản xuất Axít Sunfuríc nhằm tăng hiệu quả sản xuất và đảm bảo vệ sinh môi trường. Công nghệ sản xuất Axít Sunfuríc của xí nghiệp Axít số 1 là dùng nguyên liệu lưu huỳnh hoá lỏng theo dây chuyền ngắn.

Mở rộng xí nghiệp Supe số 2, công suất 450.000tấn/năm

Mục tiêu đầu tư là để mở rộng sản xuất, nâng sản lượng phân Supe lân lên 750.000tấn/năm, đáp ứng cho nhu cầu thị trường, phù hợp với quy hoạch phát triển sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp của Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. Về công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất trong phòng hoá thành, dùng nguyên liệu hỗn hợp giữa quặng Apatít tuyển và quặng Apatít loại I đã qua sấy nghiền với độ ẩm vào trộn trên 4% và Axít Sunfuaric 69% đến 70% như công nghệ sản xuất đã áp dụng [4].

Đầu tư sản xuất Axít tinh khiết H2S04 công suất 100 tấn/năm

Mục tiêu đầu tư sản xuất Axít tinh khiết H2S04 là nhằm kinh doanh, đáp ứng kịp thời nhu cầu của thi trường phía Bắc nước ta, của các ngành sản xuất công nghiệp có công nghệ cao và các phòng thí nghiệm [4].

Đầu tư dây chuyền phân NPK số 2 công suất 150.000 tấn/ năm

Tiếp tục đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất phân hỗn hợp NPK – S số 2 là nhờ kinh nghiệm từ xây dựng dây chuyền NPK số 1 ra đời vào năm 1985 với công suất khiêm tốn 254 tấn/ năm. Đến năm 1988, dây chuyền NPK số 1 đã nâng cấp mở rộng đạt sản lượng 100.000tấn/ năm.

Mục tiêu đầu tư xây dựng thêm dây chuyền sản xuất phân hỗn hợp NPK – S số 2 là nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu sử dụng phân bón của các tỉnh khu vực Bắc bộ và Bắc Trung Bộ, góp phần vào chiến lược phát triển ngành Hoá chất Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2010 [4].

Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất Phân NPK số 3 công suất 150.000 tấn/ năm

Từ thành công đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất NPK số 2, giữa năm 2003, Công ty lại tiếp tục đầu tư xây dựng tiếp dây chuyền sản xuất phân hỗn hợp NPK số 3.Về công nghệ và thiết bị cũng như một công nghệ và thiết bị dây chuyền NPK số 2.Năng suất dây chuyền là 150.000 tấn/ năm.

Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất Phân NPK tại Hải Dương công suất 150.000 tấn/ năm.

Nhờ có đầu tư xây dựng thêm dây chuyền NPK này sau 2 năm xí nghiệp phân bón và Hoá chất Hải Dương đã xoá hết số lỗ cũ 190 triệu đồng và đã có lãi, đảm bảo việc làm cho người lao động và tăng thu nhập gấp đôi so với trước ngày nhập vào công ty, tạo lòng tin phấn khỏi cho cán bộ công nhân viên chức [4].

Như vậy, qua đợt cải tạo này, Công ty đã đầu tư theo chiều sâu, vừa cải tạo, vừa đổi mới thiết bị và công nghệ, nâng cao công suất đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành để phục vụ cho bà con nông dân.

Từ lâu sản phẩm Đạm Hà Bắc đã quen thuộc với bà con nông dân trên cả nước, nhất là các nhà nông ở vùng Đồng bằng sông Hồng bởi chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng. Nhìn lại chặng đường đã qua, từ vị thế là cơ sở sản xuất Urê đầu tiên của cả nước (năm 1975), khi đó nhà máy được thiết kế với công suất 100.000 tấn Urê/ năm theo dây chuyền khép kín, ở điều kiện nhiệt độ áp suất cao, sử dụng nguồn nguyên liệu than cục và than cám vùng Hòn Gai - Cẩm Phả; qua gần 40 năm phát triển, với tiêu chí luôn luôn tích cực đổi mới công nghệ, cập nhật theo thế giới, Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc đã vượt qua những khó khăn để khẳng định thương hiệu trong giai đoạn mới. Những năm gần đây, sản lượng của Công ty liên tục tăng, đời sống của người lao động không ngừng được nâng cao. Năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của công nhân Công ty đạt trên 10 triệu/người/tháng, nộp ngân sách nhà nước gần 200 tỷ đồng [20].

Hiện nay, khi nền nông nghiệp đang dần chuyển sang sản xuất tập trung theo hướng hàng hóa thì nhu cầu về phân bón, nhất là Urê ngày càng cao, đây chính là cơ hội cho những doanh nghiệp như Công ty phát triển. Tuy nhiên, theo một thống kê thì khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu về Urê của thị trường nội địa.

Nhận thức rõ cơ hội và cũng là thách thức đó, Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc đã tích cực triển khai thực hiện thi công dự án cải tạo mở rộng xây dựng dây chuyền mới với công suất 320.000 tấn Urê/năm, nâng tổng sản lượng Urê của Hà Bắc lên 500.000 tấn Urê/năm [20].

Ngoài sản phẩm Urê, Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc còn sản xuất một số sản phẩm như Amoniac (NH3) lỏng, dung dịch Amoniac nồng độ các loại, CO2 lỏng, rắn… Các sản phẩm của Công ty đều được khách hàng tin dùng và đánh giá cao.Mới đây, Công ty đã hoàn thành thi công dây chuyền sản xuất H2O2 với công suất 10.000 tấn/năm. Đặc biệt, công nghệ Đạm Hà Bắc lựa chọn đều là những công nghệ tiên tiến, hiện đại, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng như: Công nghệ tổng hợp Urê, khí hóa than cám, tinh chế khí, tổng hợp amoniac của các nước Italia, Hà Lan, Đức, Đan Mạch [20].

Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình là doanh nghiệp thành viên Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam. Năng lực sản xuất và sản phẩm chủ yếu của Công ty:

- Phân lân nung chảy (FMP) 300.000 tấn/năm

- Phân đa dinh dưỡng NPK các loại 100.000 tấn/năm - Ximăng PCB.30: 10.000 tấn/năm [21].

Các sản phẩm được sản xuất theo tiêu chuẩn Quốc gia, phù hợp tiêu chuẩn và quy định Quốc tế.

Công ty nằm cách Thị xã Ninh Bình 6km về phía Nam, trên trục đường quốc lộ 1A, rất thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển.

Thực hiện nghị quyết số 66/2004QĐ-BCN, ngày 29/7/2004 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, từ ngày 1/1/2005 Công ty Phân lân Ninh Bình chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình với số vốn điều lệ gần 25 tỷ đồng.Trong đó Nhà nước nắm cổ phần chi phối là 51%.Ngay sau

khi cổ phần hoá, tốc độ tăng trưởng sản xuất 6 tháng đầu năm của Công ty đã được tăng lên đáng kể.

Theo báo cáo sơ kết của Công ty: giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2005 đạt 67,546 tỷ đồng tăng 29% so với cùng kỳ năm 2004 và bằng 53% so với kế hoạch; tổng doanh thu đạt 99,210 tỷ đồng tăng 24% so với cùng kỳ năm 2004 và bằng 60% so với kế hoạch năm; sản phẩm chủ yếu của Công ty cũng được tăng lên: phân lân nung chảy sản xuất đạt 82.500 tấn tăng 27% so với cùng kỳ năm 2004, bằng 55% so với kế hoạch năm; phân NPK đạt 30.500 tấn tăng 43% so với cùng kỳ năm 2004 và bằng 55% so với kế hoạch năm. Do vậy thu nhập bình quân của CBCN trong 6 tháng đầu năm đã được nâng lên đáng kể.

Để đạt được những thành quả như vậy, theo đánh giá của Công ty, là nhờ có nền tảng vững chắc từ việc luôn quan tâm đến đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm của đội ngũ lãnh đạo Công ty. Ở tất cả các khâu, từ nhập nguyên, nhiên liệu cho sản xuất đến gia công chế biến nguyên liệu, cân đong phối liệu đưa vào lò cao, đóng gói, sản phẩm nhập kho... đều được kiểm tra chặt chẽ và đi vào nề nếp trong sản xuất [21].

Như vậy, so sánh với các Công ty hoá chất khác trong cả nước như Công ty Cổ phần Phân lân Ninh Bình, Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc… Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao trong giai đoạn đổi mới đất nước đã chuyển đổi thành công sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, phát triển toàn diện, liên tục, đóng góp đáng kể cho địa phương, ngành, trở thành đơn vị kinh tế tiêu biểu điển hình tiên tiến có tốc đọ tăng trương nhanh và bền vững, góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu Hoạt động của công ty cổ phần supe phốtphát và hóa chất lâm thao trong những năm đổi mới (1986 2011) (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)