Nghiên cứu đặc điểm sinh học và phân loại NS

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM SỢI TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ CÓ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITINASE CAO (Trang 36)

Nguyên tắc: Các chủng cần định danh phải được nuôi cấy trên các MT, nhiệt độ, thời gian nuôi cấy theo đúng qui định của các khóa phân loại với từng chi NS. Quan sát các đặc điểm hình thái đại thể và vi thể của chủng nấm. Dựa vào đặc điểm quan sát được, phân loại theo khóa phân loại. Dùng chuyên luận các nhóm phân loại (taxon) bậc cao (ngành, ngành phụ, lớp, bộ, họ, chi) để định loại đến chi. Nếu các đặc điểm so sánh phù hợp với đặc điểm của chi mô tả trong khóa, ta xác định được tên chi của chủng NS cần định danh.

Tiến hành:

Quan sát đại thể: Cấy NS vào ống thạch nghiêng, sau 3 ngày cho 5ml nước cất vô trùng vào ống giống, lăn nhẹ ống giống trong lòng bàn tay để các BT thấm nước tạo thành dịch huyền phù. Sau đó dùng que cấy vô trùng nhúng nhẹ vào dịch huyền phù rồi cấy 1 điểm vào đĩa petri có đổ một lớp mỏng MT MEA. Ủ ở nhiệt độ 25P

o

P

C, quan sát từng ngày KL về các đặc điểm sau: - Tốc độ phát triển của KL.

- Màu sắc và sự biến đổi màu sắc của KL. - Hình dáng KL, mép KL và sợi nấm. - Giọt tiết.

- Sắc tố tiết vào MT.

Quan sát vi thể: Đặt một miếng thạch mỏng (MT5) có kích thước 0,5x 0,5cm lên một miếng lam vô trùng đặt ở giữa đĩa petri có một miếng giấy lọc được làm ẩm bằng nước cất vô trùng. Sau đó cấy NS vào 2 góc đối của miếng thạch, đậy lamen lên, đậy nắp đĩa petri lại và ủ ở nhiệt độ phòng trong 2 ngày. Lấy lam ra, quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính x40 và x100 về các đặc điểm sau:

- Hình dạng sợi nấm: màu sắc, có hay không có vách ngăn, có phân nhánh hay không. - Đặc điểm cơ quan sinh BT.

- Hình dáng BT.

Kiểm tra các đặc điểm KL bằng mắt thường và quan sát cơ quan sinh BT dưới kính hiển vi quang học để xác định các chủng NS theo khóa phân loại của Bùi Xuân Đồng và A. Samson (2004). [1], [3], [14], [62]

Một phần của tài liệu TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM SỢI TỪ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ CÓ KHẢ NĂNG SINH TỔNG HỢP ENZYME CHITINASE CAO (Trang 36)