Các hình thức chuyển giá của các MNC 1Nâng tài sản góp vốn

Một phần của tài liệu Đánh giá chung về thực trạng tình hình thu hút đầu tư trưc tiếp của các công ty đqg vào lãnh thổ việt nam giai đoạn 2008 62013 và thực trạng hoạt động chuyển giá của các công ty đqg trên lãnh thổ việt nam 2008 62013 (Trang 30 - 31)

Các công ty liên doanh thường cố tình khai báo tăng giá trị máy móc thiết bị dùng là vốn góp đầu tư ban đầu. Đối với các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài thì việc nâng tài sản góp vốn sẽ giúp họ tăng mức khấu hao trích hằng năm (nghĩa là lợi nhuận giảm), tác động làm tăng chi phí đầu vào. Vừa mới đây, được sự ủy nhiệm của Chính phủ, công ty kiểm định quốc tế SGS đã tiến hành giám định thí điểm ở 12 đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài thì có tới sáu đơn vị có chênh lệch giá mua vật tư thiết bị nhập khẩu với con số chênh lệch là 14 triệu USD.

Những giao dịch có dấu hiệu chuyển giá thường được biểu hiện ở những công ty liên doanh giữa Việt Nam và nước ngoài.Điều đó cũng chứng tỏ rằng Việt Nam đã thua ngay trên sân nhà trong các ngành liên doanh. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự bất lợi của các doanh nghiệp Việt Nam trong hoàn cảnh này:

Trong giai đoạn đầu mở cửa kêu gọi đầu tư nước ngoài, các công ty đa quốc gia mới gia nhập vào thị trường Việt Nam, họ ưa chuộng hình thức liên doanh để tận dụng thị phần có sẵn, kinh nghiệm của đối tác nội địa. Mặt khác, Chính phủ nước ta cũng khuyến khích thực hiện theo hình thức này bởi lúc này, các nhà lãnh đạo còn e dè trước sức mạnh của tư bản, cho nên liên doanh là hình thức được lựa chọn để Việt Nam có thể kiểm soát tốt hơn. Hơn nữa, đây cũng được cho là cơ hội cho Việt Nam học hỏi cách quản lý của nước ngoài và được chia một phần lợi nhuận.Trong các quan hệ liên doanh, phía đối tác góp vốn bằng tài sản còn các doanh nghiệp trong nước thường góp vốn bằng quyền sở hữu đất. Điều này có lợi hơn cho các doanh nghiệp FDI do không tốn chi phí giải tỏa mặt bằng, san lấp, thuê đất… Mặt khác, giá trị máy móc, thiết bị, công nghệ… được các doanh nghiệp này nâng lên đáng kể để làm tăng phần vốn góp. Do các cơ quan hữu quan nước ta chưa đủ năng lực kiểm soát cũng như

chưa có các chế tài xử phạt tương thích nên trong hoàn cảnh các doanh nghiệp liên doanh liên tiếp thua lỗ nặng nề, các công ty Việt Nam đã bán phần vốn góp cho các công ty nước ngoài. Từ đó, một loạt các công ty liên doanh đã trở thành công ty 100% vốn nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đánh giá chung về thực trạng tình hình thu hút đầu tư trưc tiếp của các công ty đqg vào lãnh thổ việt nam giai đoạn 2008 62013 và thực trạng hoạt động chuyển giá của các công ty đqg trên lãnh thổ việt nam 2008 62013 (Trang 30 - 31)