Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệ p

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn kim hoa tại huyện phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 26)

1.2.2.1. Khái niệm

Thuật ngữ năng lực cạnh tranh (NLCT) đã được sử dụng rộng rãi, nhưng cho đến nay vẫn chưa cĩ sự nhất trí về khái niệm năng lực cạnh tranh giữa các học giả, các nhà chuyên mơn cũng như các doanh nghiệp.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đĩ tiêu thụ được nhanh trong khi cĩ nhiều người cùng bán loại sản phẩm đĩ trên thị trường. Hay nĩi một cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đĩ [6].

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, cĩ khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững .

ðểđánh giá NLCT của doanh nghiệp người ta dựa vào nhiều tiêu chí: thị phần, doanh thu, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, thu nhập bình quân, phương pháp quản lý, bảo vệ mơi trường, uy tín của doanh nghiệp đối với xã hội, tài sản của doanh nghiệp nhất là tài sản vơ hình, tỉ lệ cơng nhân lành nghề, tỉ lệđội ngũ quản lý giỏi, nghiên cứu và sáng tạo... Những yếu tố đĩ tạo cho doanh nghiệp cĩ lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho doanh nghiệp khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra giá trị cho khách hàng dựa trên sự khác biệt hĩa trong các yếu tố của chất lượng hoặc chi phí thấp, hoặc cả hai.

1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là điều kiện tiên quyết quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường. Muốn cĩ được năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp phải trải qua một quá trình xây dựng bộ máy tổ chức, xây dựng các chiến lược sản xuất kinh doanh (chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường, chiến lược nhân lực, chiến lược cơng nghệ và chiến lược cạnh tranh), tạo dựng mơi trường bên trong và mơi trường bên ngồi tốt làm cơ sở vững chắc cho hoạt động của mình.

Các yếu tốảnh hưởng tới NLCT doanh nghiệp chia thành hai nhĩm:

a)Mơi trường vĩ

Mơi trường vĩ mơ của doanh nghiệp là nơi doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ hội và sự đe dọa cĩ thể xuất hiện. Nĩ bao gồm tất cả các yếu tố, lực lượng cĩ ảnh hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của doanh nghiệp [7].

Việc phân tích mơi trường vĩ mơ giúp doanh nghiệp biết được mình đang trực diện với những gì. Mơi trường vĩ mơ ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh doanh nhưng khơng theo một cách nhất định, thường bao gồm yếu tố: (1) các yếu tố kinh tế; (2) yếu tố chính phủ và chính trị; (3) yếu tố nhân khẩu; (4) yếu tố văn hĩa – xã hội; (5) yếu tố tự nhiên; và (6) yếu tố cơng nghệ [7].

(1) Các yếu tố kinh tế

Các yếu tố kinh tế của mơi trường vĩ mơ luơn luơn ảnh hưởng vơ cùng lớn đến các doanh nghiệp, như lãi suất ngân hàng, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, tài trợ, những xu hướng thu nhập quốc dân, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, những sự kiểm sốt lương bổng/giá cả, cán cân thanh tốn, chính sách tài chính và tiền tệ, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đối, những chính sách thuế…mỗi yếu tố này cĩ thể là một cơ hội hoặc là rủi ro đối với doanh nghiệp [9]

Vì thế, doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, phân tích mơi trường kinh tế để nhận ra những tác động của nĩ đối với chính doanh nghiệp mình. Trong đĩ, phải chú trọng đến năm yếu tố: tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất, tỷ giá hối đối và tỷ lệ lạm phát, thuế quan.

(2) Yếu tố chính trị và chính phủ

Ngày này, yếu tố chính trị và pháp luật đĩng vai trị ngày càng lớn đối với kế hoạch và hoạt động của các doanh nghiệp như luật, các văn bản dưới luật, văn bản pháp quy, các cơng cụ chính sách của chính phủ, nhà nước .... Trên tinh thần, mọi người được phép làm những gì pháp luật khơng cấm nên doanh nghiệp cần chú ý xu hướng tác động của chính sách và pháp luật đối với kế hoạch cũng như chiến lược kinh doanh của mình.

(3) Yếu tố nhân khẩu

Yếu tố nhân khẩu trong mơi trường vĩ mơ liên quan đến dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, tốc độ tăng dân số nhĩm tuổi (25-40 hay 50), giới tính, cấu trúc gia đình, tỷ lệ phát triển dân số… Sự thay đổi một trong nhiều yếu tố cĩ thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Những yếu tố nhân khẩu này thường thay đổi hoặc tiến triển chậm chạp đơi khi khiến cho doanh nghiệp khĩ nhận biết như số lượng phụ nữ đi làm ngày càng nhiều đã tác động đến ngành sản xuất xe hơi, cơng nghiệp thực phẩm…

(4) Yếu tố văn hĩa –xã hội

Mơi trường văn hĩa xã hội bao gồm những yếu tố: Tơn giáo, chủng tộc, quan điểm sống, thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, các lễ hội, phong tục tập

quán… Các yếu tố về văn hĩa, xã hội này cĩ ảnh hưởng rất lớn đến hành vi đi du lịch của du khách. Khi một hay nhiều yếu tố thuộc quan điểm sống, mức sống thay đổi thì chúng tác động đến doanh nghiệp tạo ra cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp. Ngày nay, khi đời sống vật chất, tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, du khách cĩ nhu cầu tìm hiểu những nét văn hĩa đặc sắc và phong tục tập quán của từng địa phương, tạo điều kiện cho việc thu hút du khách của ngành du lịch. Các doanh nghiệp du lịch dựa vào lợi thế cạnh tranh về điều kiện tự nhiên khí hậu địa hình để kinh doanh các loại hình du lịch như: sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch biển đảo, núi...

(5) Những yếu tố tự nhiên

Như chúng ta đã biết rằng để phát triển du lịch thì điều kiện đầu tiên khơng thể thiếu là tài nguyên thiên nhiên. Trong đĩ thì mơi trường tự nhiên như mơi trường nước, khơng khí, đất đai đồi núi là yếu tố chính nhằm đem đến sự thoả mãn cho du khách du lịch. Mơi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, cĩ ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Khi du lịch ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với tác động khơng nhỏ đến mơi trường tự nhiên như suy thối đất đai, nguồn nước, cảnh quan tự nhiên sẽ bị phá vỡ, dần dần thì vẻ đẹp tự nhiên của nĩ sẽ khơng cịn nữa và thay vào đĩ là các hệ thống xử lý rác thải mà thơi. Du lịch và mơi trường là 2 bộ phận khơng thể tách rời nhau, mơi trường cĩ tốt thì du lịch mới phát triển bền vững. Khi phát triển du lịch thì bản thân của ngành du lịch cũng đã ý thức được vấn đề mơi trường. Phát triển một ngành du lịch thân thiện với mơi trường-du lịch bền vững là ưu tiên của tất cả các quốc gia.

(6) Yếu tố cơng nghệ và kỹ thuật

Hầu như các lĩnh vực và ngành nghề hiện đại đều chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi yếu tố mang tính cơng nghệ và kỹ thuật. Sự tác động này liên quan đến chi phí giá thành của sản phẩm, liên quan đến những sản phẩm thay thế (như than đá). Sự phát triển của cơng nghệ và kỹ thuật càng mạnh mẽ và nằm ngồi tầm kiểm sốt của doanh nghiệp. Do vậy, bản thân các doanh nghiệp phải luơn cảnh giác yếu tố này sẽ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản phẩm hiện cĩ và đến các cơng cụ phương tiện kỹ thuật trong khâu phân phối sản phẩm. Sự thay đổi cơng nghệ và kỹ thuật tạo ra cơ hội và cả sựđe dọa cho doanh nghiệp [9].

Tĩm lại, các yếu tố mơi trường vĩ mơ tương tác lẫn nhau, gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp như yếu tố nhân khẩu học, giá cả năng lượng tăng cao, bảo vệ mơi

trường, phụ nữđi làm tăng lên ...khiến cho nhu cầu xe hơi nhỏ tại Mỹ gia tăng mà các hãng xe Mỹ khơng kịp nhận ra. Mặc dù cách lý giải như trên chỉ đúng trong thời điểm nào đĩ nhưng doanh nghiệp cần phải nhận định và đánh giá đúng các yếu tố thuộc mội trường vĩ mơ để cĩ chiến lược thành cơng [9].

b)Mơi trường vi mơ

Các yếu tố thuộc mơi trường vi mơ tồn tại trong ngành và là các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp. Chúng quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành đĩ. Cĩ năm yếu tố cơ bản là đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm (hàng hĩa) thay thế. Mối quan hệ giữa năm yếu tố này là sự thật mà các doanh nghiệp phải chấp nhận. Phân tích đánh giá kỹ từng yếu tố này sẽ giúp doanh nghiệp nhận ra được những mặt mạnh và mặt yếu liên quan đến các cơ hội cũng như nguy cơ mà ngành kinh doanh đang đương đầu.

Sơ đồ 1.1: Những yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành

Nguồn: Michael E. Porter (2013) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ðây cịn gọi là Mơ hình Năm Tác Lực hay Năm Lực Lượng) của Nhà kinh tế học Mỹ Michael Porter (Michael Porter’s Five Forces), thường được dùng trong hoạch định chiến lược, là một cơng cụ chiến lược dùng để phân tích mức hấp dẫn của một cấu trúc ngành, giúp hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, giúp CEO hoặc giám đốc chiến lược kinh doanh lãnh đạo doanh nghiệp theo hướng phát triển lợi thế so với đối thủ. Nhà cung cấp Khách hàng Sản phẩm dịch vụ thay thế ðối thủ tiềm năng gia nhập thị trường

Các đối thủ trong ngành

ðối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

ðối thủ mới tham gia vào ngành hay thị trường hiện tại với mong muốn giành thị phần và các nguồn lực cần thiết bằng nhiều cách trong đĩ cĩ mua lại những cơ sở, hệ thống khác trong ngành. Mức độ cạnh tranh trong ngành từđĩ tăng lên nhưng nguy cơ lợi nhuận thì giảm xuống. Khơng phải lúc nào doanh nghiệp cũng đương đầu với đối thủ tiềm ẩn nhưng nguy cơ thâm nhập là rất cao. Vì vậy, doanh nghiệp phải cảnh giác và cĩ phương pháp phịng thủ quyết liệt để giữ vững vị trí bằng cách duy trì hàng rào hợp pháp để ngăn cản sự xâm nhập mới. Những rào cản xâm nhập chủ yếu đĩ là:

(1) Lợi thế kinh tế trên qui mơ lớn; (2) Sựđa dạng hĩa sản phẩm;

(3) Sựđịi hỏi cĩ nguồn tài chính lớn và chi phí chuyển đổi cao;

(4) Khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các kênh tiêu thụ vững vàng và ưu thế giá thành mà đối thủ khơng thể tạo ra được.

ðối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành

Doanh nghiệp luơn phải đối diện với các đối thủ hiện tại trong ngành. ðây là một áp lực cạnh tranh thường xuyên và đe dọa trực tiếp. Áp lực này càng lớn thì nguy cơ tụt hạng trên thị trường càng rõ. Doanh nghiệp phải phân tích mỗi đối thủ cạnh tranh trực tiếp để biết được càng nhiều càng tốt những hành động và đáp ứng khả dĩ của họ. Phải xác định cho được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ, mục đích tương lai và chiến lược hiện tại của họ là gì?

Cường độ cạnh tranh thường biến đổi theo thời gian và phụ thuộc một số nhân tố tương tác nhau. Các nhân tố sẽ được đánh giá một cách độc lập và được tích hợp vào một viễn cảnh tổng thể gồm [9]:

(1) Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp (2) Chi phí cốđịnh hay tồn kho cao

(3) Ngành tăng trưởng chậm

(4) Thiếu sự khác biệt hĩa hoặc chi phí chuyển đổi thấp (5) Cĩ khả năng tăng dần cơng suất

(6) Sựđa dạng của các doanh nghiệp cạnh tranh (7) Rào cản rút lui.

Các sản phẩm thay thế

Sản phẩm thay thế là những sản phẩm sản xuất bởi các doanh nghiệp trong một ngành khác cũng thỏa mãn nhu cầu tương tự của khách hàng. Các doanh nghiệp trong

ngành này cĩ thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành khác trong việc sản xuất các sản phẩm thay thế, thỏa mãn nhu cầu tương tự của khách hàng nhưng khác nhau về đặc điểm. Các sản phẩm dịch vụ của các cơng ty trong cùng ngành khơng là sản phẩm thay thế [9].

Sức ép do cĩ sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành vì mức giá tối đa bị khống chế đồng thời nhu cầu đối với sản phẩm hàng hĩa hiện tại giảm sút. Nhu cầu sản phẩm thay thế tăng lên khi giá sản phẩm hiện tại quá cao và ngược lại. Các sản phẩm thay thế gia tăng áp lực lên doanh nghiệp khi diễn ra xu hướng đánh đổi giá quá rẻ của chúng để lấy sản phẩm chính của ngành. Khả năng khác là lợi nhuận đối với sản phẩm chính rất cao, rất hấp dẫn khiến sản phẩm thay thế xâm nhập mạnh mẽ và mức độ cạnh tranh ác liệt buộc doanh nghiệp trong ngành phải giảm giá sản phẩm của mình hoặc cải tiến chất lượng.

Áp lực từ khách hàng (người mua)

Khách hàng là một phần khơng thể thiếu của doanh nghiệp và nếu họ trung thành sẽ là một lợi thế rất lớn cho doanh nghiệp. Áp lực từ phía khách hàng là khả năng trả giá của họ: chủ yếu cĩ hai dạng: (i) địi hỏi người bán (nhà cung cấp) giảm giá hoặc (ii) địi hỏi để hàng hĩa cĩ chất lượng cao hơn và được nhiều dịch vụ chăm sĩc tốt hơn. Áp lực này khiến cho mức độ cạnh tranh gay gắt hơn và làm cho lợi nhuận của ngành/doanh nghiệp suy giảm. Khách hàng cĩ thế mạnh nhiều hơn khi:

(1) Khách hàng mua với khối lượng lớn trong tổng lượng bán ra của nhà cung cấp; (2) Chuyển sang mua của nhà cung cấp khác nhưng khơng mất nhiều tốn kém; (3) Sản phẩm của người bán ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của người mua; (4) Khách hàng đưa ra tín hiệu đe dọa đáng tin cậy là hội nhập về phía sau; Nếu như sự tương tác của các điều kiện nĩi trên làm cho doanh nghiệp khơng thể đạt được mục tiêu thì phải cố gắng thay đổi vị thế của mình trong việc thương lượng giá bằng cách thay đổi một hoặc nhiều điều kiện trên hoặc là tìm kiếm khách hàng khác cĩ ít ưu thế hơn.

Áp lực từ phía nhà cung ứng

Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải liên kết với nhà cung ứng để đảm bảo nguồn đầu vào như nguyên-nhiên vật liệu, nhân lực, vốn tài chính…Các nhà cung ứng cĩ thể gây áp lực rất mạnh đối với hoạt doanh nghiệp cho nên khơng thể bỏ qua việc nghiên cứu hiểu biết về họ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Các áp lực

thường thấy là đe dọa tăng giá hoặc giảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng, thay đổi thời hạn các khoản vay, lãi suất cho vay, định giá thấp giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp đi vay. Ngồi ra cịn cĩ áp lực trong cung ứng nhân lực do tính chất đặc thù của mối quan hệ giữa những nghiệp đồn (cung ứng lao động) và doanh nghiệp (sử dụng lao động).

1.2.2.3.Các nhân tố tác động đến lợi thế cạnh tranh theo lý thuyết của Micheal Porter

Theo Micheal Porter, cĩ 4 nhân tố tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn kim hoa tại huyện phú quốc tỉnh kiên giang (Trang 26)