Câu đố góp phần phát triển tư duy của trẻ thông qua cơ

Một phần của tài liệu Câu đố và vai trò của câu đố trong việc góp phần phát triển tư duy của học sinh tiểu học (Trang 33 - 70)

8. Cấu trúc khóa luận

2.2.2.1.Câu đố góp phần phát triển tư duy của trẻ thông qua cơ

liên tưởng, tưởng tượng.

Giải đố là hình thức “kích hoạt” các cơ chế hoạt động của não bộ, hình thành các thao tác suy đoán, liên tưởng, tưởng tượng. Chính điều đó đã góp phần vào quá trình phát triển tư duy của con người từ thuở ấu thơ. Có thể nói ở lứa tuổi học sinh Tiểu học trí tưởng tượng của các em khá phong phú, chính vì vậy khi được giải đố, các em được thỏa sức tưởng tương, phát huy khả năng suy đoán liên tưởng của mình. Câu đố được tạo ra bởi cơ chế đó là dữ kiện trong câu đố mang ý nghĩa hai mặt. Một mặt, những đặc điểm của vật đố được nêu đúng, mặt khác sự mô tả này lại làm cho người nghe bị chệch

hướng tư duy trong khi giải đố. Chính điều đó đã kích thích các cơ chế hoạt động của não bộ, để hình thành các liên tưởng, tưởng tượng ở trẻ. Từ đó góp phần quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực tư duy của trẻ.

Ở đầu Tiểu học câu đố đơn thuần là các những bài tập đọc, tập chép, không yêu cầu giải đố. Nhưng việc đưa câu đố vào chương trình đã được các em vô cùng thích thú và tò mò, các em có nhu cầu muốn được giải đố, từ đó kích thích trí tưởng tượng, óc phán đoán của trẻ ở mức độ đơn giản. Các câu đố biên soạn trong SGK gắn liền với hình ảnh cụ thể, các hình ảnh đó chính là minh họa cho là lời giải của câu đố. Điều đó phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ ở lứa tuổi đầu Tiểu học là tư duy chủ yếu bằng hình ảnh cụ thể. Câu đố đã nêu ra các đặc điểm bên ngoài của sự vật, hiện tượng, con vật được đem ra đố mà trẻ có thể dễ dàng quan sát và nhận biết trên hình ảnh hay các dấu hiệu quen thuộc của vật đố mà trẻ đã biết qua thực tế cuộc sống. Từ đó hình thành ở trẻ biểu tượng đơn giản về sự vật, hiện tượng làm tiền đề cho trí tưởng tượng, liên tưởng ở trẻ.

Ở câu đố:

Con gì mào đỏ Lông mượt như tơ Sáng sớm tinh mơ Gọi người thức dậy?

(Trang 159, SGK TV lớp 1, tập 1) Đã nêu ra các đặc điểm của vật đố: mào đỏ, lông mượt, sáng sớm gọi người thức dậy, đó là những đặc điểm quen thuộc mà trẻ đã biết và dựa vào hình ảnh trực quan là chú gà trống để khẳng định hơn những dấu hiệu đó. Từ đó phát triển phát triển ở trẻ khả năng quan sát hình ảnh, giúp trẻ khắc sâu hơn biểu tượng về vật đố (con vật, đồ vật, cây cối,…).

Có thể dẫn ra một số câu đố tương tự như:

Con gì bé tí

Chăm chỉ suốt ngày Bay khắp vườn cây Tìm hoa gây mật. (Con ong)

(Trang 69, SGK TV lớp 1, tập 2)

Nhỏ như cái kẹo Dẻo như bánh giầy Ở đâu mực dây Có em là sạch. (Cục tẩy)

(Trang 155, SGK TV lớp 1, tập 2)

Đó là những câu đố khá tường minh giúp trẻ có thể suy đoán, liên tưởng ngay đến đối tượng, đến vật được đưa ra để đố.

Các câu đố đưa ra trong sách giáo khoa Tiếng Việt ở Tiểu học phần lớn có nội dung phù hợp với kinh nghiệm sống của trẻ, vật đố là những sự vật quen thuộc, gần gũi trong học tập, sinh hoạt của trẻ. Điều đó làm cho trẻ lại càng hứng thú hơn, vì khi đó trẻ sẽ được vận dụng kinh nghiệm của mình, những gì mình đã biết để có thể liên tưởng, so sánh, phân tích, suy luận và tìm ra lời giải cho câu đố. Để tìm ra những đối tượng, vật đố đã được dấu tên, trẻ căn cứ vào một vài đặc trưng, tập tính hay công dụng nào đó của hiện tượng hoặc sự vật đã được miêu tả trong câu đố làm tiền đề suy đoán. Tư duy của các em được phát triển nhờ sự liên tưởng giữa những đặc điểm khác nhau của vật đố ẩn dấu đằng sau các hình thức ngôn từ và vốn hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.

Hòn gì bằng đất nặn ra Xếp vào lò lửa nung ba bốn ngày

Khi ra, da đỏ hây hây

Thân hình vuông vắn đem xây cửa nhà? (Viên gạch)

(Trang 31, SGK TV lớp 3 tập 1) Học sinh nhận thức được nguồn gốc, đặc điểm, công dụng và cả quá trình tạo ra sự vật được đưa ra đố, cụ thể ở đây là “viên gạch”. Từ đó giúp trẻ sẽ liên tưởng đến các sự vật để so sánh, đối chiếu các dấu hiệu đó đồng thời trẻ vận dụng kiến thức thực tế của mình và tìm ra lời giải cho câu đố. Đó là những đặc điểm quen thuộc đối với trẻ, được miêu tả trực tiếp tạo điều kiện cho trẻ tư duy một cách nhanh chóng và không khó khăn trong việc tìm ra lời giải.

Nhưng có những câu đố đưa ra các đặc điểm để đoán ra vật đố khá là trừu tượng, khiến HS không phải lúc nào cũng có thể giải ngay câu đố một cách dễ dàng mà đòi hỏi các em phải tư duy ở mức độ cao hơn, phải tiến hành các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh,… Và có quá trình suy nghĩ, liên hệ thực tế cuộc sống. Điều đó tạo điều kiện cho tư duy của trẻ được phát triển một cách toàn diện hơn. Ta có thể thấy được qua câu đố:

Cánh gì mà chẳng biết bay Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi

Đôi ngàn vạn giọt mồ hôi Bát cơm trắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi?

(Cánh đồng)

(Trang 33, SGK TV lớp 3, tập 2) Đọc câu đố trên không phải em nào cũng có thể giải ngay được câu đố mà phải qua quá trình phân tích, so sánh. Với đặc điểm “chẳng biết bay” HS

có thể liên tưởng đến cánh buồm, cánh đồng,… Nhưng dựa vào những dữ kiện ở phía sau, các em có thể đặt ra các câu hỏi: Cánh gì chim hay sà xuống kiếm mồi? Cánh gì gắn với giọt mồ hôi, với bát cơm, đĩa xôi? Từ đó trẻ tư duy để liên kết các dữ kiện đó và liên tưởng để tìm ra được vật đố là “cánh đồng”. Như vậy với câu đố trên nhận thức của trẻ không chỉ dừng lại ở các đặc điểm thông thường của sự vật mà còn đi tới phát hiện những điều bất ngờ và có ý nghĩa về bản thân sự vật đó, giúp trẻ khắc sâu hơn biểu tượng về sự vật và phát triển năng lực tư duy ở trình độ cao hơn.

Sự suy đoán, tưởng tượng của trẻ sẽ ngày càng phong phú hơn khi các em được tiếp xúc, được giải nhiều câu đố khó hơn, trừu tượng hơn. Dữ kiện đưa ra ở câu đố có thể gợi ra nhiều liên tưởng khác nhau, nhiều sự vật khác nhau.

Khi giải câu đố:

Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra? (Cái thang)

(Trang 85, SGK TV lớp 2, tập 2)

Học sinh có thể chưa tìm ra ngay lời giải của câu đố là “cái thang” mà (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các em sẽ liên tưởng đến nhiều sự vật có một số đặc điểm tương tự với các

đặc điểm được nêu ra trong câu đố như cà kheo, cái sào tre, cây nêu,… Trẻ

tưởng tượng, suy đoán dựa vào những biểu tượng mà trẻ đã có trong trí nhớ, trong kinh nghiệm sống của trẻ. Như vậy thông qua các thao tác suy đoán, liên tưởng, tưởng tượng, và tìm ra mối liên hệ giữa những dấu hiệu trong câu đố và đặc điểm của biểu tượng có trong trí óc của trẻ đã góp phần phát triển năng lực tư duy cho trẻ.

Ở câu đố:

Anh thì loé sáng, anh thời gầm vang Anh làm rung động không gian Anh xẹt một cái rạch ngang bầu trời.

(Sấm, chớp)

(Trang 26, SGK TV lớp 3, tập 1) Vật đố có số lượng nhiều hơn một, các dữ kiện đưa ra cũng nhiều và

khá trừu tượng “thời gầm vang”, “rung động không gian”, “rạch ngang bầu

trời” điều đó càng tạo nên sự hứng thú, tò mò cho trẻ, kích thích trẻ liên tưởng

đến các sự vật, hiện tượng khác nhau. Mỗi một lần liên tưởng, đưa ra một phán đoán là trẻ phải huy động các thao tác tư duy, trí tưởng tượng. Mỗi lần như vậy năng lực tư duy của trẻ được rèn luyện, phát triển ở mức độ cao hơn.

Khi giải các câu đố sau:

Ai từng đóng cọc trên sông

Đánh tan thuyền giặc, nhuộm hồng sóng xanh? Vua nào thần tốc quân hành

Mùa xuân đại phá quân Thanh tơi bời? Vua nào tập trận đùa chơi

Cờ lau phất trận một thời ấu thơ? Vua nào thảo chiếu dời đô? Vua nào chủ xướng hội thơ Tao Đàn?

(Ngô Quyền, Quang Trung, Đinh Bộ Lĩnh, Lý Công Uẩn, Lê Thánh Tông)

(Trang 58, SGK TV lớp 5, tập 2) Học sinh phải vận dụng kiến thức lịch sử đã được học và vốn hiểu biết của mình, đồng thời phải khơi dậy trí nhớ, chính là học sinh phải hoạt động tư duy, liên kết các yếu tố, dữ kiện cho trong câu đố để tìm ra lời giải. Học sinh phải dựa vào kiến thức đã được học và được biết để liên tưởng đến các vị vua trong lịch sử đúng với những chiến công, công lao của các vị vua được nêu ở trong câu đố. Từ đó đưa ra được lời giải đúng cho câu đố.

Một số câu đố được biên soạn trong chương trình Tiếng Việt ở Tiểu học được viết theo lối ẩn dụ, nhân hóa,… tạo nên những câu đố khá lắt léo, những thiên biến vạn hóa, nhưng đem lại hiệu quả bất ngờ, giúp trẻ huy động năng lực tư duy ở mức độ cao, từ đó tư duy của trẻ được rèn luyện, phát triển.

Trong nhà có bà hay quét

(là cái gì?)

(Trang 105, SGK TV lớp 3 tập 1)

Ở ví dụ trên vật được đố là “cái chổi”, đã được dấu tên và được so

sánh, biểu thị với con người kì lạ là “hay quét”. Ẩn dụ đó là sự đánh đố nên đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ và tiến hành tư duy để có thể tìm ra đáp án. Từ đó kích thích trí tò mò, tưởng tượng, ham muốn khám phá của trẻ.

Hay có ẩn dụ đầy thú vị:

Nhà xanh lại đóng đồ xanh Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong

(Bánh chưng)

(Trang 129, SGK TV lớp 3, tập 2)

Còn có những câu đố đã lợi dụng hiện tượng đồng âm khác nghĩa của các từ tiếng Việt một cách tài tình, khiến trẻ vô cùng thích thú và đưa ra nhiều phán đoán thú vị. Người đố đã đưa ra các hiện tượng đồng âm có sẵn trong tiếng Việt vào câu đố với dụng ý giấu kín vật đố và yêu cầu người đố phải huy động óc liên tưởng, suy luận kết hợp với ngôn ngữ của mình để tìm lời giải.

Chẳng hạn câu đố:

Trùng trục như con chó thui Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Con chó thui)

Mới đọc lên sẽ gây cho trẻ tưởng tượng đây là câu đố đố về một con quái vật có chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu. Nhưng câu đố lại thuộc loại “vừa đố, vừa giải” và “chín” ở đây không phải là chỉ số 9 nữa mà chín là động từ chỉ động tác làm cho mọi vật tươi sống thành chín. Nó chính là “con chó thui” với các bộ phận của nó đều được lửa làm chín. Đáp án được nêu ra ngay trong câu đố, đó là một cách đánh lừa đầy thú vị, giúp trẻ có thêm những cách phát hiện mới, cách hiểu và giải đáp câu đố dựa vào các chữ đồng âm khác nghĩa. Điều đó tạo nên tư duy mới mẻ và sáng tạo cho trẻ để có thể giải những câu đố khác.

Câu đố còn là những nghịch lí, mâu thuẫn để tạo ra sự hóc búa, kì thú và cũng khó hiểu. Nghịch lí trong câu đố là do sự gán ghép một cách trừu tượng các đặc điểm, tính chất của cái này cái khác gán cho con vật, đồ vật cái mà nó không có hoặc xóa cái nó có. Mâu thuẫn đó gây tò mò, tính hiếu kì cho trẻ khi giải đố. Đặc biệt kích thích trẻ liên tưởng, đến những sự vật khác nhau, tìm ra sự nghịch lí đưa ra trong câu đố chính là những đặc điểm gắn với vật đố, khiến nghích lí đó trở thành điều hợp lí.

Qua câu đố sau ta thấy được điều đó:

Lưng đằng trước, bụng đằng sau Con mắt ở dưới, cái đầu ở trên.

(Cẳng chân)

(Trang 133, SGK TV lớp 3, tập 2)

Câu đố trên xuất hiện nghịch lí đó là: “lưng” vốn ở đằng sau nhưng ở đây lại “đằng trước”, “bụng” vốn ở đằng trước nay lại “đằng sau”, hay con

mắt thì không thể ở dưới. Nghịch lí đó sẽ đánh lạc hướng suy đoán của người giải đố. Đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi Tiểu học, trẻ có thể sẽ liên tưởng đến nhiều sự vật khác nhau mà có thể chưa tưởng tượng ra ngay đó là một bộ

phán đoán của trẻ, kích thích não bộ trẻ hoạt động. Để có thể đưa ra những liên tưởng, tưởng tượng phong phú hơn, sinh động hơn.

Một nghịch lí nữa cũng rất thú vị trong câu đố về các hiện tượng tự nhiên:

Không sơn mà đỏ Không gõ mà kêu Không khều mà rụng.

(Mặt Trời, sấm, chớp)

Các câu đố trên giúp các em biết tư duy một cách logic, trước hết là xác định được các nghịch lí, mâu thuẫn. Sau đó trẻ sẽ huy động các tri thức và kinh nghiệm, làm xuất hiện trong đầu những liên tưởng nhất định có liên quan đến mâu thuẫn đã được xác định. Từ đây trẻ có thể đưa ra nhiều liên tưởng, phán đoán và sàng lọc chúng để có thể tìm ra lời giải đúng.

Như vậy càng với các câu đố từ dễ đến khó, từ mức độ đơn giản đến phức tạp sẽ kích thích trí tưởng tượng, khả năng liên tưởng, óc phán đoán của trẻ ngày càng phong phú hơn, hợp lí hơn. Từ đó nâng cao năng lực tư duy của trẻ.

2.2.2.2. Câu đố góp phần phát triển tư duy của trẻ thông qua cơ chế hình thành và phát triển ngôn ngữ. thành và phát triển ngôn ngữ.

Trong dân gian, đố vui có một vị trí quan trọng, đặc biệt bổ ích, hấp dẫn đối với trẻ thơ. Câu đố dành cho đa số xuất hiện với hình thức thơ cho thiếu nhi giản dị, có vần vè, nhịp nhàng, dễ nhớ, dễ thuộc nên lôi cuốn các em. Hơn thế nữa giải đố cũng là nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh, có thể nói câu đố là phương tiện để rèn luyện tư duy. Trẻ em thời trước phần lớn không được đến trường, vì thế đố vui cũng là một kiểu trường học tự phát, không tốn kém, rất dân gian và rất phổ quát. Ngày nay câu đố vẫn là niềm thích thú đối với trẻ, kích thích trí tò mò, ham hiểu biết ở các em, làm cho các

em có nhu cầu nhận thức, từ đó vận dụng trí thông minh, kinh nghiệm hiểu biết của bản thân để tự khám phá ra những điều mới lạ.

Khi giải đố các em cần tới một vốn từ ngữ, hình ảnh, sự phong phú của từ ngữ, hình ảnh liên quan tới liên tưởng, tưởng tượng. Bởi khi có được nhiều vốn từ thì trẻ mới có thể phát huy được trí tưởng tượng phong phú để từ đó đưa ra các suy đoán và đi đến lời giải đúng. Ngôn ngữ chính là phương tiện của tư duy, nếu không có ngôn ngữ thì bản thân quá trình tư duy không diễn ra được. Vì vậy câu đố góp phần phát triển tư duy của học sinh tiểu học thông qua cơ chế hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Khi tiếp xúc với câu đố là trẻ được tiếp cận với kho tàng vốn từ ngữ và tạo điều kiện cho các em phát triển ngôn ngữ cả về vốn từ và khả năng hiểu nghĩa của từ.

+ Câu đố đưa vào chương trình SGK Tiếng Việt tiểu học ở giai đoạn đầu (lớp 1 và đầu lớp 2) chủ yếu phục vụ cho phần dạy tiếng. Các câu đố đưa ra với các dạng bài tập khác nhau giúp các em củng cố các kiến thức và kĩ năng cơ bản về các đơn vị cấu tạo thành tiếng, từ,… HS sẽ hiểu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu, sử dụng dấu câu để nói, để viết đúng, viết hay, vận dụng các biện pháp tu từ. Từ đó các em có thể trau dồi kĩ năng vận dụng từ ngữ, đưa vào ngữ cảnh phù hợp, sinh động, các thói quen dùng từ đúng, nói viết thành câu, có ý thức sử dụng tiếng Việt văn hóa trong giao tiếp, làm tiền đề cho quá trình tư duy của trẻ được diễn ra nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Câu đố và vai trò của câu đố trong việc góp phần phát triển tư duy của học sinh tiểu học (Trang 33 - 70)