Ô tô cơ điện tử là ô tô thông minh, chạy tự động hoàn toàn hay tự động từng phần. Hình 4.24 là cấu trúc một ô tô thông minh. Hệ Động lực là hệ lai IC+E, cấp điện
cho hệ thống gầm, truyền động độc lập đến từng bánh xe. Do tính chất động lực học ô tô, ta cần có hệ thống phanh thông minh, truyền lực thông minh cũng như lái và hệ thống treo thông minh, độc lập cho từng bánh xe. Trong ô tô thông minh ta hoàn toàn có hệ gầm sạch; chỉ còn động cơ đốt trong là chưa có khả năng thay thế.
KẾT LUẬN
Ngày nay khi mà ô tô đã trở thành phương tiện đi lại ngày càng phổ biến, tốc độ ô tô ngày càng tăng cao thì yêu cầu về an toàn chuyển động ngày càng cao. Hệ thống phanh là hệ thống an toàn quyết định đến việc hạn chế tai nạn giao thông.
Khi ô tô chuyển động nó sẽ chịu rất nhiều tác động từ phía người lái như phanh, quay vô lăng, hay ga. Ngoài những tác động của người lái thì các yếu khách quan từ ngoại cảnh như chất lượng mặt đường khác nhau, gió và các yếu tố bất ngờ tất cả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an toàn khi xe lưu thông.
Về bản chất quá trình phanh là một quá trình phức tạp. Sự truyền lực giữa lốp và đường có bản chất “truyền khớp-đàn hồi-ma sát”. Hiệu quả phanh theo nghĩa rộng là quãng đường phanh ngắn nhất (gia tốc lớn nhất) và đồng thời là ổn định khi phanh. Hiệu quả phanh do vậy phụ thuộc kích động mặt đường, mô men phanh của cơ cấu và vấn đề điều khiển ABS. Ta thấy rằng mặt đường ảnh hưởng không nhiều lắm. Ảnh hưởng nhiều nhất là ABS và phân bố mô men phanh. Vì vậy trong thực thế người ta đã giải quyết các vấn đề cơ bản về điều khiển phanh là ABS, TCS, Điều hòa và vi sai đó chính là các giải pháp để nâng cao hiệu quả phanh. Kết quả cũng chỉ ra rằng với mô hình động lực học chúng ta chưa có đủ căn cứ chính xác để khẳng định về vấn đề ổn định phanh nhưng từ lý luận về bánh xe đàn hồi chúng ta biết rằng khi bánh xe bó cứng lực bám ngang triệt tiêu. Khi đó xe mất ổn định. Do vậy với mô hình động lực học cũng có thể gián tiếp đánh giá hiệu quả phanh tuy là không đầy đủ.
Một nghiên cứu tổng quan về một vấn đề khá rộng và phức tạp, có thể cho người đọc nắm các vấn đề một cách hệ thống và có thể từ đó xác định chính xác các vấn đề cần nghiên cưu trong tương lai. Các vấn đề về phanh ô tô được trình bày một cách hệ thống và khoa học, có thể làm tài liệu tham khảo cho các học viên cao học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Võ Văn Hường, Dương Ngọc Khanh, Đàm Hoàng Phúc, Nguyễn Tiến Dũng (2014), Động lực học ô tô, nxb Giáo dục, Hà Nội
[2] Reza N. Jazar (2005) Vehicle Dynamics. Springer Newyork
[3] Manfred Mitschke/Henning Wallentowitz (2003) Dynamik der
Kraftfahrzeuge. Springer Berlin, Newyork, Paris, Mailand, Tokio, London, Hongkong.
[4] Bernd H./Metin E.(2008): Fahrwerkhandbuch, nxh Vieweg–Teubner, http://www.viewegteubner.de
[5] Wallentowitz/Reif (2006) Handbuch Kraftfahrzeugelektronik, nxb Vieweg, ATZ/MTZ– Fachbuch, http://www.vieweg.de
[6] Dieter Ammon (1997): Modellbildung und Systementwicklung, in der Fahrzeugdynamik, B.G. Teubner Stuttgart 1997