ABS loại cơ-thuỷ lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả phanh (Trang 57 - 60)

Sơ đồ bố trí hệ phanh ABS cơ-thuỷ lực như hình (3.8),(3.9) gồm van tỷ lệ (1), tổng van (2), đai truyền lực (3) và cụm ABS cơ. Bộ ABS gồm cảm biến gia tốc góc bánh đà, bơm dầu kiểu piston truyền động bằng cam và các van áp suất.Cảm biến gia tốc bánh đà xác định giá tốc định mức cho trước. Khi đạtgia tốc ngưỡng các van được giảm áp suất. Nếu tốc độ lại tăng, bơm dầu sẽ tăng áp suất để lực phanh đạt giá trị cực đại trở lại. Hệ thống này có thể tăng giảm áp suất 5 lần/giây để hạn chế bánh xe hãm cứng, nâng cao hiệu quả phanh.

Khi phanh bình thường (hình 3.9 a): Ở điều kiện phanh thường, van cắt (7) mở, dầu từ tổng van đi qua van cắt vào các xy lanh phanh bánh sau. Van điều khiển (5) đóng, piston bơm (12) không tiếp xúc với cam lệch tâm (13) do lò xo hồi vị.

Khi giảm lực phanh (hình 3.9 b): Khi gia tốc bánh trước giảm, tức trục chủ động (14), các bánh xe bắt đầu hãm cứng, tạo quán tính cho quả văng (1) quay tương đối với ly hợp (2), bi ly hợp trườn khỏi rãnh, đẩy quả văng dịch sang trái, làm cho cần mở (4) mở van điều khiển (5). Áp suất trong hệ thống phanh sau khá cao mà van (5) lại mở nên piston (6) bị đẩy lên trên, van cắt (7) đóng lại, do đó áp từ xy lanh chính đẩy piston (12) lên trên tiếp xúc vơi cam (13), dầu được bơm trở lại qua van điều khiển (5). Do van cắt đóng nên dòng dầu từ xy lanh chính và dòng dầu phía hệ thống phanh sau bị ngăn cách, áp suấtdầu trong xy lanh bánh xe giảm nhanh.

Khi tăng lực phanh (hình 3.9c):Do việc giảm lực phanh ở trường hợp vừa nêu, má phanh được nhả ra, cho phép bánh xe tăng tốc đến tốc độ của quả văng giảm tốc. Khi trục chủ động và quả văng có cùng tốc độ, bi (3) lăn về đúng rãnh của nó, quả văng quán tính dịch chuyển sang phải, cho phép lò xo hồi vị của đòn (4) mở van điều khiển (5). Cùng thời gian, piston bơm (12) tạo áp suất trên piston (6) bởi van một chiều (10,11). Áp suất vào xy lanh bánh xe được khôi phục khi van cắt (7) mở, piston bơm bị ngắt khỏi cam (13), áp suất trong xy lanh bánh xe tăng dần theo áp suất tổng phanh.

Hình 3.9 Cơ cấu chống hãm cứng cho cầu trước chủ động

1. quả văng quán tính; 2. ly hợp; 3. bi mở ly hợp; 4. cần mở van điều khiển; 5. van điều khiển; 7. van cắt; 8. ra bánh sau; 9. từ xi lanh chính; 10,11. van 1 chiều; 12.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả phanh (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)