Hệ thống phanh cơ điện tử

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả phanh (Trang 75 - 79)

4.2.1 Phân loại hệ thống phanh

Hệ thống phanh được phân loại theo (i) hệ thống phanh truyền thống và hệ thống phanh cơ điện tử. Thế giới dùng cụm từ tiếng Anh “Brake-by-Wire” để chỉ hệ thống phanh phi truyền thống; không dẫn động bằng Thủy lực hoặc Khí nén mà bằng

“dây”. Nếu gọi theo tiếng Anh “hệ thống phanh bằng dây” thì nghe không thuận và không diễn tả hết nội hàm nên chúng tôi gọi là hệ thống phạnh cơ điện tử.

(i) Hệ thống phanh truyền thống bao gồm: hệ thống phanh thủy lực; hệ thống phanh thủy lực là hệ dẫn động thủy lực, vì vậy có loại thủy lực trợ lực chân không hoặc trợ lực thủy lực; trợ lực chân không điện tử. hệ thống phanh khí nén là hệ thống phanh ngoại lực, lực bàn đạp chỉ là lực điều khiển. Do có độ nhạy kém nên hệ thống phanh khí nén kết hợp với thủy lực thành hệ thống phanh thủy khí. Các hệ thống phanh ngày này phần lớn đều cón trang bị ABS nên có kèm sau tên gọi cụm từ ABS. (ii) Hệ thống phanh không truyền thống gồm Hệ thống phanh “Thủy lực

điện” EHB (ElectroHydraulicBrake”; hệ thống phanh Cơ điện EMB” ElectroMechanicBrake”. Tiếng Việt gọi hai hệ thống này nghe không thuận, nên gọi tên viết tắt EHB và EMB. Hai lại này chưa hoàn toàn được gọi là “Brake-By-Wire” vì trong hệ thống vẫn còn chứa thủy lực và cơ.Hệ thống phanh “Brake-By-Wire” là hệ thống sạch hoàn toàn, có độ nhạy cao, dễ bố trí, gọn và có khả năng phân mô men phanh tùy ý.

Như vậy ta có:

(a)Hệ thống phanh truyền thống: Hệ thống phanh thủy lực; Hệ thống phanh thủy lực trợ lực chân không, trợ lực thủy lực; Hệ thống phanh thủy lực trợ lực chân không, trợ lực thủy lực ABS/ASR. Hệ thống phanh khí nén là loại ngoại lực.

(b)Hệ thống phanh phi truyền thống gồm: EHB, EMB, “Brke-by-Wire”

Sâu đây ta lược qua các hệ thống phanh để có một góc nhìn tổng quan về hệ thống phanh ô tô.

Hình 4.14 Sơ đồ cấu trúc Hệ thống phanh thủy lực

Hình 4.14 là sơ đồ cấu trúc hệ thống phanh thủy lực, là thiết kế tiêu chuẩn hệ thống phanh. “Chân phanh” tác dụng trực tiếp vào cụm van thủy lực điện từ “Dầu” đồng thời có cường hóa chân không “Khi nén”. “Dầu” đi vào bánh xe, tác động “cơ” làm phanh bánh xe. Số vòng quay bánh xe đước xác định gửi cho ECU để điều khiển cụm van thủy lực điện từ “

Hệ thống phanh ngoại lực như phanh khí, lái xe tác động điều khiển vào “khí nén” tới cụm van thủy lực điện từ, vào cơ cấu phanh “dầu”. Áp suất dầu là tín hiệu điều khiển. ECU điều khiển cấp khí nén, hình 4.15.

Hình 4.16 Hệ thống phanh EHB “ElectroHydraulicBrake”

Hình 4.6 là hệ thống phanh EHB. Đặc điểm của hệ thống là lực bàn đạp chỉ đưa ra tín hiện điều khiển ECU, tín hiệu điều khiển là số vòng quay bánh xe và áp suât. Năng lương phanh là điện, tác dụng vào van thủy lực điện từ, dầu tạo ra áp suất dầu tại bánh xe. Hệ thống này như vậy chưa sạch hoàn toàn

Hệ thống phanh EMB như trong hình 4.17 là sạch, năng lượng điện cấp dến tận bánh xe thông qua nguồn cấp của điện tử công suất, tạo ra áp suất dầu và số vòng quay là các tín hiệu điều khiển gửi cho ECU. Chân phanh chỉ còn là tín hiệu điều khiển, ECU điều khiển dòng năng lượng phanh thông qua các thiết bị điện tử công suất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả phanh (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)