Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuốc Perindopril theo phác đồ Bộ Y tế hướng dẫn sử dụng điều trị tăng huyết áp nguyên phát có đạm niệu vi lượng dương tính, chúng tôi chọn liều trung bình 5mg/24giờ [4], chỉ sử dụng thuốc Perindopril không có trường hợp nào phối hợp với các thuốc khác. Sau điều trị có 84,7% bệnh nhân có đạm niệu vi lượng từ dương tính trước can thiệp điều trị chuyển sang âm tính, sự thay đổi này có ý nghĩa rất quan trọng đánh giá cải thiện đạm niệu đối với thuốc Perindopril. Kết quả trên sự thay đổi tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính sau điều trị
Perindopril, nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc ức chế men chuyển hay ức chế thụ thể có tác dụng tốt trên bệnh nhân tăng huyết áp có đạm niệu vi lượng dương tính, đẩy lùi hoặc chậm tiến triển tổn thương cơ quan đích, tuy nhiên phải điều trị dài ngày [42]. Liên quan đến thay đổi đạm niệu vi lượng theo giới tính chênh lệch không cao. Trong nghiên cứu chúng tôi nghi nhận sau can thiệp tỷ lệ nam giới có đạm niệu vi lượng từ dương tính về âm tính chiếm tỷ lệ 90,9%, cao hơn nữ giới có đạm niệu vi lượng từ dương tính về âm tính chiếm 82,1% . Cao hơn nghiên cứu của Bùi Văn Bảy, nam giới chiếm 74,4%, nữ giới chiếm 78,0%. [7]. Việc sử dụng thuốc ức chế men chuyển Perindopril trên bệnh nhân tăng huyết áp làm giảm đạm niệu và cải thiện tổn thương cơ quan đích rất hiệu quả [49].
Kết quả khảo sát tỷ lệ thay đổi đạm niệu vi lượng theo độ tuổi sau can thiệp, nhóm chúng tôi ghi nhận sau điều trị, nhóm bệnh nhân có độ tuổi <60 tỷ lệ đạm niệu vi lượng từ dương tính chiếm tỷ lệ là 88,4%, cao hơn nhóm bệnh nhân có độ tuổi ≥ 60 tỷ lệ đạm niệu vi lượng từ dương tính chiếm tỷ lệ là 83,8%. Các nghiên cứu khác như của Bùi Văn Bảy, tỷ lệ đạm niệu vi lượng từ dương tính về âm tính sau can thiệp độ tuổi <60 chiếm 88,1%, độ tuổi ≥ 60 chiếm 70,8%. Có rất nhiều nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế nhận xét, người có tuổi cao thường kèm theo tăng huyết áp nhiều năm. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tân và Lê Đức Thắng tuổi trung bình là 74,36±7,65[29], nghiên cứu của Đặng Vạn Phước và cộng sự tuổi trungbình 59,62±11,21 và so với nghiên cứu kết quả toàn cầu 62,4±11,7 [26]. Trong nghiên cứu của chúng tôi người bệnh tăng huyết áp có đạm niệu vi lượng dương tính độ tuổi trung bình 61,9.
Như vậy, đạm niệu vi lượng dương tính có mối liên quan đến tuổi. Nghiêm cứu của Hitha [45] cũng không thấy ghi nhận có sự giảm đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp khác nhau. Một nghiên cứu khác của Trịnh Xuân Tráng kết luận thời gian mắc bệnh tăng huyết áp
càng kéo dài thì tần suất và nồng độ đạm niệu vi lượng dương tính càng lớn, từ 1-5 năm microalbumin niệu dương tính là 3,3%; 6-10 năm là 37%;
11-15 năm là 70%; >15 năm là 100% [30]. Liên quan đạm niệu vi lượng và thời gian tăng huyết áp sau điều trị. Nghiên cứu của chúng tôi nghi
nhận tăng huyết áp < 5 năm tỷ lệ đạm niệu vi lượng từ dương tính về âm tính chiếm 86,4%, từ 5-10 năm chiếm 89,7% và trên 10 năm chiếm
50,0%. Nghiên cứu của Bùi Văn Bảy, tỷ lệ đạm niệu vi lượng từ dương tính về âm tính sau can thiệp thời gian tăng huyết áp < 5 năm chiếm 80,0%, tăng huyết áp ≥ 5 năm chiếm 78,1%. Nghiên cứu của Omer Kozan về tỷ lệ đạm niệu vi lượng và các yếu tố nguy cơ tim mạch có liên quan ở bệnh nhân tăng huyết áp Thổ Nhĩ Kỳ kết quả tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính 64,7% không có sự khác biệt giữa giới tính, tuổi trung bình là 56,9 ± 11,4 năm,
và 41,1% đối tượng ở độ tuổi 60 năm hoặc hơn, nữ chiếm 56,9%. Phần lớn các bệnh nhân (82,5%) mắc bệnh tăng huyết áp không kiểm soát
được. Thời gian trung bình của tăng huyết áp là 7 ± 6,3 năm và gần một phần ba dân số là tăng huyết áp >10 năm [65]. Liên quan đạm niệu vi
lượng theo giai đoạn tăng huyết áp. Qua khảo sát chúng tôi nghi nhận bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 1 tỷ lệ đạm niệu vi lượng từ dương tính
về âm tính sau điều tri chiếm tỷ lệ 85,3%, tỷ lệ dương tính 14,7%. Như vậy, việc đánh giá đạm niệu vi lượng sau điều trị ở bệnh nhân THA là rất cần thiết để phát hiện sớm các tổn thương thận và các bệnh tim mạch đi kèm. tuy nhiên, Việc điều trị phải hoàn toàn tuân thủ theo phác đồ hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế, các y văn và tham khảo nhiều nghiên cứu khác.