Đạm niệu vi lượng dương tính và các yếu tố liên quan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi đạm niệu vi lượng và độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị bằng thuốc Perindopril tại bệnh viện đa khoa Cà Mau năm 2013 (Trang 64 - 70)

Hầu hết các nghiên cứu của nhiều tác giả đều cho rằng thừa cân, béo phì ngoài việc là yếu tố nguy cơ còn có mối liên quan giữa đạm niệu vi lượng và tăng huyết áp. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngọ và Nguyễn Thi Điệu Hồng nhận thấy tăng huyết áp có tỉ lệ đạm niệu vi lượng dương tính cao hơn rõ rệt so với nhóm không béo phì và không tăng huyết áp [17]; các nghiên cứu ở nước ngoài cũng nhận xét tương tự [56], [68].

Trong nghiên cứu 294 bệnh nhân của chúng tôi về chỉ số khối cơ thể (BMI) béo phì 22 bệnh nhân, chiếm tỷ lệ 37,3%. Những bệnh nhân này có đạm niệu vi lượng dương tính không cao hơn nhóm bệnh nhân có BMI bình thường, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê do không tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng BMI với tình trạng đạm niệu vi lượng dương tính (p> 0,05). Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi cũng chưa giải thích được sự khác biệt giá trị đạm niệu vi lượng dương tính giữa các nhóm thừa cân và thiếu cân. Liên quan đến tình trạng béo phì vòng bụng và đạm niệu vi lượng dương tính. Chúng tôi nghiên cứu 111 bệnh nhân đạm niệu vi lượng dương tính có 23 bệnh nhân béo phì vòng bụng, chiếm 46,9%, cao hơn nhóm bệnh

nhân không béo phì, tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Liên quan đến đạm niệu vi lượng dương tính và tình trạng hút thuốc lá. Thuốc lá là yếu tố nguy cơ trong bệnh lý mạch vành và tăng huyết áp. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 33,3% bệnh nhân hút thuốc lá đạm niệu vi lượng dương tính và 39,0% đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân không hút thuốc lá, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Liên quan đến lipid máu và đạm niệu vi lượng nghiên cứu của Nguyễn Đức Ngọ thấy ràng quan hệ giữa đạm niệu vi lương dương tính với các thành phần của lipid máu như ở nhóm có tăng triglycerit và ApoB có ý nghĩa thống kê, các yếu tố còn lại không có sự khác biệt ý nghĩa. Trong khi đó, nghiên cứu về đạm niệu vi lượng ở Thái Lan, Pongsathorn et al và cộng sự không tìm thấy mối liên quan giữa đạm niệu vi lượng dương tính với tần suất bất thường cholesterol, triglycerid, HDL-C, LDL-C [76]. Hitha và cộng sự nghiên cứu ở Ấn Độ thu được kết quả 38,5% bệnh nhân có đạm niệu vi lượng dương tính trong nhóm rối loạn lipid máu [45]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính không có sự khác biệt trong nhóm có và không có rối loạn chỉ số HDL-cholesterol, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Ngoài ra, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa có rối loạn và không rối loạn ở các thành phần cholesterol, triglycerid và LDL-cholesterol (p> 0,05). Nhiều công trình nghiên cứu đều thừa nhận sự xuất hiện đạm niệu vi lượng dương tính thường song hành với tình trạng rối loạn chuyển hóa, tổn thương nội mạc. Tuy nhiên qua các nghiên cứu nêu trên , kể cả nghiên cứu của chúng tôi chưa giải thích một cách rõ nét mối tương quan hoặc liên quan giữa đạm niệu vi lượng dương và rối loạn lipid máu có thật sự song hành hay không; cần thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này.

Liên quan giữa đạm niệu vi lượng và giai đoạn tăng huyết áp, nhóm chúng tôi đã nghiên cứu 111 bệnh nhân có đạm niệu dương tính. bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 1 có tỷ lệ đạm niệu dương tính 44,9% trong khi đó tăng huyết áp giai đoạn 2 có tỷ lệ đạm niệu dương tính 34,2%. Tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05). Mỗi nghiên cứu có tỷ lệ khác biệt không lớn chứng tỏ đạm niệu vi lượng dương tính là hậu quả của tăng huyết áp đi kèm rối loạn chức năng nội mô mạch máu cầu thận diễn ra kéo dài [51]. Liên quan đến đạm niệu vi lượng dương tính và tiền sử bệnh thận. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 53,8% bệnh nhân có tiền sử bệnh thận có đạm niệu vi lượng dương tính và 37,0% đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân không tiền sử bệnh thận và sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).

Phân bố đạm niệu vi lượng và tình trạng Creatinin máu. Liên quan đến Creatinin máu Rakesh Amin, Charles Turner và cộng sự nhận xét mức độ lọc cầu thận giảm theo sự gia tăng của đạm niệu, đặc biệt dễ nhận thấy nhất là mối liên quan giữa đạm niệu vi lượng và mức lọc cầu thận ở những người trẻ có đái tháo đường type 1 [78]. Nghiên cứu của Hồ Hữu Hóa năm 2009 cho rằng đạm niệu vi lượng dương tính chỉ gặp nhiều nhất ở nhóm tuổi 50-59 chiếm 59%, tỉ lệ đạm niệu vi lượng tính tăng dần theo thời gian phát hiện đái tháo đường [15], Nghiên cứu của chúng tôi đạm niệu vi lượng dương tính giữa 2 nhóm có creatinin máu bình thường 36,4% và creatinin máu tăng 45,5%. Như vậy tỷ lệ đạm niệu dương tính ở những bệnh nhân có Creatinin máu tăng cao hơn những bệnh nhân có Creatinin máu bình thường. Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ bằng chứng thuyết phục về mối liên quan hoặc tương quan giữa đạm niệu vi lượng dương tính và creatinin máu. Do đó cần có

nhiều nghiên cứu sâu hơn, với cỡ mẫu lớn hơn để có cơ sở nhận định và kết luận chính xác. Liên quan đến bệnh nhân có đạm niệu vi lượng dương tính và tình trạng bệnh đái tháo đường trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân đái tháo đường có đạm niệu dương tính 40,8% cao hơn nhóm bệnh nhân không mắc bệnh đái tháo đường 22,4%, như vậy bệnh nhân có bệnh đái tháo đường có tỷ lệ đạm niệu dương tính cao hơn không bệnh và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Nghiên cứu của Busari ở Nigeria tìm thấy tổn thương mạch máu trong nhóm đạm niệu vi lượng dương tính cao hơn nhóm không có đạm niệu vi lượng là 32% [46]. Điều này càng khẳng định đạm niệu vi lượng là dấu chứng báo hiệu tổn thương nội mô và mạch máu hoàn toàn phù hợp với hầu hết các công trình nghiên cứu từ trước tới nay.

Điện tim đồ là một đường cong ghi lại các biến thiên của các điện lực do tim phát ra trong hoạt động co bóp [33]. Nghiên cứu mối liên quan điện tim đồ và đạm niệu vi lượng dương tính ở người lớn tăng huyết áp ở Nigeria năm 2010 Busari và cộng sự ghi nhận hình ảnh điện tim đồ biểu hiện phì đại thất trái ở những bệnh nhân có đạm niệu vi lượng dương tính tỷ lệ cao hơn đáng kể so với nhóm không có đạm niệu vi lượng (74,2% so với 40%, p = 0,002); phì đại thất trái và hình ảnh thiếu máu cục bộ chiếm ưu thế (32,3% so với 13,8%, p = 0,03) các nghiên cứu khác cũng nhận xét có sự biến đổi trên điện tim ở người có đạm niệu vi lượng dương tính [34], [71], [80], Nghiên cứu của Thomas J. Wang, MD cộng sự năm 2005 đánh giá tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính liên quan đến những bất thường điện tim trong một dân số 3143 người gốc Ấn Độ-châu Á, thay đổi từ 21-31% đặc biệt ở những người tăng huyết áp, đái tháo đường, người thừa cân, béo phì, người đang sử dụng thuốc lá [84]. Nghiên cứu khác ở Nam Phi bởi tác giả Rayner B, Becker P cũng thấy có sự tương quan giữa đạm niệu vi

lượng và phì đại thất trên điện tim đồ [44]. Liên quan đến đạm niệu vi lượng và dày thất trái trên ECG, nghiên cứu của chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bệnh nhân có dày thất trái theo tiêu chuẩn Sokolow- Lyon và đạm niệu vi lượng dương tính với (p>0,05). Kết quả này trái ngược so với nhiều ghi nhận của các tác giả khác có thể giải thích do cỡ mẫu nghiên cứu chúng tôi chưa đủ lớn hoặc bệnh nhân được điều trị trước đó.

Trong khi đó, xét về mối liên quan giữa dày thất trái được chẩn đoán bằng điện tim đồ và siêu âm tim, tổn thương cấu trúc kiểu tái định dạng, sự kết hợp giữa dày thất trái, rối loạn chức năng thất trái và các tổn thương cơ quan đích sớm như mạch máu ngoại biên, động mạch cảnh, động mạch chủ, mạch não, mạch vành, động mạch cảnh [74], trong đó có biến chứng trên thận

là mục tiêu của nhiều đề tài nghiên cứu trong và ngoài nước [59]. Trong nghiên cứu của chúng tôi kết quả dày thất trái theo tiêu chuẩn Sokolow-lyon trên Điện tim đồ ở bệnh nhân có đạm niệu vi lượng dương tính khác biệt không có ý nghĩa so với nhóm không có rối loạn (p>0,05). Dày thất trái và đạm niệu vi lượng dương tính có mối liên quan chặt chẽ được ghi nhận ở nghiên cứu của nước ngoài. Hitha và cộng sự nghiên cứu 150 bệnh nhân tăng huyết áp ghi nhận có 29,33% bệnh nhân dày thất trái và tỷ lệ phì đại thất trái ở nhóm đạm niệu vi lượng dương tính cao hơn 9,42 lần so với nhóm đạm niệu vi lương âm tính (p<0,001). Ngoài ra, trên Điện tim đồ nhóm đạm niệu vi lượng dương tính của nghiên cứu chúng tôi có dày thất trái 36,1% thấp hơn số bệnh nhân không dày thất trái 38,1%, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Nghiên cứu của nước ngoài đưa ra bàng chứng mối liên quan giữa đạm niệu vi

lượng dương tính và các yếu tố nguy cơ tim mạch, tổn thương cơ quan như tim, mạch máu, thận, đột quỵ dường như có mối quan hệ tuyến tính [37], [86].

Trong tăng huyết áp nguyên phát kèm đạm niệu vi lượng dương tính, rối loạn chức năng thất trái là bước đầu tiên hướng tới sự phát triển bệnh trên lâm sàng của tổn thương mạch máu, tim, não, thận võng mạc mạch máu não thông qua các bệnh cảnh bệnh mạch vành, suy tim, nhồi máu não, đột quỵ. Đạm niệu vi lượng dương tính là dấu hiệu chỉ điểm sớm nhất để đánh giá tổn thương cơ quan đích.

Các nghiên cứu của nước ngoài [64] nhận thấy kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp bằng các thuốc đầu tay là thuốc ức chế men chuyển. Thuốc ức men chuyển cho tới thời điểm này vẫn được chứng minh là có tác dụng bảo vệ thận, khả năng kiểm soát huyết áp và duy trì huyết áp mục tiêu ≤ 130/80 mmHg theo khuyến cáo của hội tim mạch Việt Nam năm 2008 [23]. Trong nghiên cứu của chúng tôi có tổng số 294 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, qua khảo sát chúng tôi nghi nhận kết quả kiểm soát huyết áp chung sau can thiệp thì tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát được kiểm soát về mức huyết áp mục tiêu với tỷ lệ 88,1% và không kiểm soát được huyết áp mục tiêu 11,9%. 111 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có đạm niệu vi lượng dương tính thì tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có đạm niệu vi lượng dương tính được kiểm soát về mức huyết áp mục tiêu (≤ 130/80 mmHg) sau can thiệp điều trị bằng thuốc Perindopril có 72 bệnh nhân đạt huyết áp mục tiêu, chiếm tỷ lệ 75,0% và tỷ lệ bệnh nhân không đạt mức huyết huyết mục tiêu sau điều trị băng thuốc Perindopril là 15,0%.. Chúng tôi chưa tìm thấy mối liên quan giữa hai nhóm đạm niệu vi lượng dương tính và âm tính. Như vậy, trong mẫu nghiên

cứu của chúng tôi nhóm bệnh nhân tăng huyết áp có đạm niệu dương tính được kiểm soát huyết áp mục tiêu chiếm tỉ lệ 75,0% cao hơn tác giả Hồ Hữu Hóa 53,4%, tác giả Spijkerman là 58,3%. Trong nghiên cứu các thuốc ức chế men chuyến angiotensin, Perindopril làm giảm huyết áp và giảm nguy cơ tiến triển của bệnh võng mạc khoảng 50%, và cũng giảm đáng kể nguy cơ tiến triển bệnh võng mạc tăng sinh do hiệu quả kiểm soát huyết áp của chúng[84]. Một nghiên cứu khác việc dùng thuốc ức chế men chuyến có hiệu quả đáng kể trên tim và mạch máu não ở người lớn tuổi có thời gian tăng huyết áp kéo dài [59]. Thuốc ức chế men chuyển còn tác dụng tốt làm cải thiện tình trạng tổn thương nội mô [88]. Đánh giá việc sử dụng các thuốc chẹn thụ thể angiotensin trong các bệnh đái tháo đường type 1 và 2 có tổn thương đáy mắt, một- thử nghiệm báo cáo giảm tiến triển bệnh lý võng mạc trong bệnh đái tháo đường typ 1 với cả losartan và ức chế men chuyển Perindopril. Tác động lâm sàng của những dữ liệu mới đang được thảo luận [57].

3.3. THAY ĐỔI ĐẠM NIỆU VI LƯỢNG VÀ ĐỘ LỌC CẦU THẬN Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT SAU ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT SAU ĐIỀU TRỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi đạm niệu vi lượng và độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị bằng thuốc Perindopril tại bệnh viện đa khoa Cà Mau năm 2013 (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w