ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỔI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi đạm niệu vi lượng và độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị bằng thuốc Perindopril tại bệnh viện đa khoa Cà Mau năm 2013 (Trang 57 - 61)

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 294 bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn chọn bệnh được đưa vào khảo sát, trong đó có 111 bệnh nhân đạm niệu vi

lượng dương tính được đưa vào can thiệp điều trị bằng thuốc Perindopril và 183 bệnh nhân đạm niệu vi lượng âm tính được can thiệp điều trị bằng Amlodipin. Tuổi trung bình là 61,9 tuổi, nhỏ nhất là 24 tuổi, lớn nhất 88 tuổi. Chênh lệch giới tính không cao (nam 46,6%, nữ 53,4%) so với các nghiên cứu khác như Đặng Vạn Phước, Nguyễn Mạnh Phan, Phạm Nguyễn Vinh và cộng sự trong nghiên cứu quốc tế i-SEARCH trên dân số bệnh nhân Việt Nam năm 2007 gồm 487 bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát tuổi trung bình là 59,62±11,21 tuổi, với 38,88% là nam [26]; Trịnh Xuân Tráng năm 2008 nghiên cứu 120 bệnh nhân tuổi trung bình 62,33 ±12,4, chiếm 60,80% là nam giới [30]. Như vậy nghiên cửu của chúng tôi không có sự khác biệt về giới tính, tuổi trung bình so với các nghiên cứu trên, số lượng bệnh nhân đến khám tại bệnh viện thỏa mãn các tiêu chuẩn loại trừ đều được lựa chọn. Trong nhóm đạm niệu vi lượng dương tính đủ tiêu chuẩn can thiệp là 125 bệnh nhân, nhưng do không dung nạp được với thuốc Perindopril, tác dụng phụ gây ho nhiều không chấp nhận điều trị tiếp phải chuyển sang loại thuốc khác nên chúng tôi loại ra khỏi nhóm nghiên cứu 14 bệnh nhân.

Bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát xảy ra ở tất cả các ngành nghề trong xã hội. Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi nhiều nhất là người mất sức lao động (người già) có tỷ lệ cao nhất (45,9%), nội trợ 23,1%, hoạt động thể lực càng ít thì mức độ tăng huyết áp càng cao [25]. Về tiền căn và những yếu tố gia đình, trong nhóm chúng tôi nghiên cứu có 36,7% gia đình bệnh nhân có tiền căn tăng huyết áp, đái tháo đường 63,3% và rối loạn lipid máu 50,7%. Di truyền liên quan đến tăng huyết áp được đề cập nhiều trong y văn và nghiên

cứu khoa học xem như là yếu tố nguy cơ quan trọng. Chẳng hạn nghiên cứu xác định nhóm gen biến thể dự đoán bệnh tim và kết quả điều trị liên quan đến động mạch vành ở bệnh nhân tăng huyết áp nhằm xác định phân nhóm các cá nhân trên cơ sở di truyền để điều trị có hiệu quả của Lynch, Eckfeldt, Davis và cộng sự năm 2012 [36]. Nghiên cứu bộ gen rộng sẽ mở khóa các cơ sở di truyền tăng huyết áp của Kurtz năm 2010, đây là những công trình rất có ý nghĩa mặc dù cũng còn khá nhiều điều đang tranh cãi [83].

Thuốc lá là yếu tố nguy cơ trong bệnh lý mạch vành và tăng huyết áp. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi có 21,4% bệnh nhân hút thuốc lá, da số là nam giới. Một cuộc khảo sát dành cho người lớn hút thuốc lá toàn cầu có 48,6% nam giới và 11,3% phụ nữ đã từng sử dụng thuốc lá; 40,7% nam giới (từ 21,6% ở Brazil 60,2% ở Nga) và 5% phụ nữ (24,4% trong Ba Lan) hút thuốc lá. Cai thuốc lá là hết sức quan trọng như một phòng ngừa thứ phát nhồi máu cơ tim. Nghiên cứu cũng chứng minh ràng việc chấm dứt hút thuốc làm giảm tỷ lệ mắc tái phát bệnh mạch vành và tử vong. Người ta ước tính có hơn 4300 hợp chất hóa học có thể được xác định trong khói thuốc lá nhiều nhất là khí carbon monoxide; các chất chuyển hóa của nicotine, là một dấu ấn sinh học cụ thể của việc hút thuốc và cho phép phân biệt người hút thuốc chủ động và người hút thuốc lá thụ động [67]. Các nghiên cứu khác cũng thừa nhận hút thuốc lá gây tăng đạm niệu và đạm niệu vi lượng [75]. Ngoài ra, người ta còn ghi nhận có mối liên quan giữa thuốc lá và yếu tố gia đình [79].

Thời gian mắc bệnh tăng huyết áp thường đi kèm với tuổi. Hoàng Văn Ngoạn nhận xét trong nghiên cứu của mình tuổi càng cao thì tỷ lệ tăng huyết

áp càng tăng [25]. Nghiên cứu của Hitha [45] ghỉ nhận nhóm tuổi càng cao cũng có tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Trong nghiên cứu của chúng tôi độ tuổi trung bình 61,9 và thời gian mắc bệnh tăng huyết áp dưới 5 năm chiếm 69,3%. Nghiên cứu của chúng tôi không có sự khác biệt so các nghiên cứu khác, chứng tỏ tuổi tác và thời gian tăng huyết áp có mối liên quan. Khảo sát về tình trạng điều trị tăng huyết áp của đối tượng, chúng tôi ghi nhận trước can thiệp có 80,3% bệnh nhân có điều trị tăng huyết áp và 19,7 % không điều trị, đây là vấn đề nhận thức về bệnh và khả năng hợp tác trong điều trị rất hạn chế. Tuy nhiên, sau khi đưa vào nhóm can thiệp điều trị những bệnh nhân tăng huyết áp không điều trị được tư vấn cặn kẽ và tuân thủ điều trị tốt, cho thấy có sự nhận thức về việc sử dụng thuốc và tuân thủ điều trị ở bệnh nhân tăng huyết áp [13]. Kết quả khảo sát giai đoạn tăng huyết áp của đối tượng, nhóm chúng tôi ghi nhận có 66, 7% bệnh nhân tăng huyết áp giai đoạn 2, còn lại 33,3% bệnh nhân tăng huyết áp ở giai đoạn 1.

Nghiên cứu của Hasan Shemirani ở Iran có 43,7% béo phì [56]. Trong nghiên cứu của chúng tôi thừa cân chỉ chiếm 44,6%, béo phì cũng chỉ chiếm 20,1% và béo phì vòng bụng 16,7%. Điều này có thể giải thích đặc điểm thừa cân, béo phì ở người Việt Nam thấp hơn so với các dân tộc ở Châu Ầu, Châu Mỹ hay vùng Trung Đông.

Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, các triệu chứng cơ năng thường gặp ở các bệnh nhân chủ yếu là đau đầu 50%, mất ngủ 17%, đau ngực 3,4%. Một nghiên cứu của Guido Grassi và cộng sự được đăng trên tập chí tim mạch Châu Âu năm 2011 cũng khẳng định tính phổ biến và nghiêm trọng của các

yếu tố nguy cơ, tổn thương cơ quan đích trong tăng huyết áp, một khi nó được chỉ điểm thông qua các kết quả cận lâm sàng đặc biệt như đạm niệu vi lượng [54]. Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ rối loạn creatinin máu ở đối tượng nghiên cứu chiếm 15.0% và hầu hết bệnh nhân có rối loạn LDL-C 6.5% và HDL-C 8.2%. trong khi đó tỷ lệ rối loạn Triglycerid và Cholesterol chiếm tỷ lệ lần lược là 37,8% và 45,9%. Tỷ lệ bệnh nhân có bệnh đái tháo đường qua xét nghiệm đường huyết chiếm tỷ lệ 83,3%.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi đạm niệu vi lượng và độ lọc cầu thận ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát điều trị bằng thuốc Perindopril tại bệnh viện đa khoa Cà Mau năm 2013 (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w