5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
4.3.6. Gia công chi tiết nửa khuôn dưới vỏ máy sấy tóc (Chi tiết số 05)
123
3.2
3.2
Hình 4.55. Chi tiết vỏ máy sấy tóc.
1. Mục tiêu.
- Giúp cho người học biết cách gia công chi tiết 3D trên máy phay CNC DMU50.
- Gia công được các bề mặt phức tạp của chi tiết đạt yêu cầu chất lượng.
2. Trình tự thực hiện.
a. Bước 1: Lập trình mô phỏng gia công chi tiết.
- Ta sử dụng phần mềm Pro/Engineer, Topsolid…để thiết kế khuôn chi tiết nắp vỏ máy sấy tóc và cần gia công cho bề mặt khuôn dưới. Tác giả sử dụng phần mềm MasterCAM X5 để lập trình gia công nửa khuôn dưới vỏ máy sấy tóc.
124
- Ta xuất ra chương trình NC để gia công. Chương trình NC cần được đặt dưới dạng đuôi .SPF và được đặt trong cây thư mục của chương trình.
Hình 4.56. Foder chứa chương trình gia công
b. Bước 2: Chuyển chương trình NC vào máy để gia công.
Máy phay CNC DMU 50 có khả năng nhận chương trình gia công từ một số phần mềm như Pro/Engineer, Mastercam…. Tác giả đã chọn phần mềm Mastercam X5 để lập trình mô phỏng và đưa chương trình NC hoàn chỉnh sang máy phay DMU 50. Ta cần tạo một chương trình chính Part program trong ShopMill và khởi tạo chương trình NC là một chương trình con, khi gia công chương trình chính sẽ gọi chương trình con 3D ra để gia công trên các thiết lập về phôi, dao, chế độ cắt của chương trình chính. Chương trình NC như sau:
N130 G0G90G54X61.854Y-54.375A0.S1500M3 N140 G43 H1 Z27.017 N150 M8 N160 Z7.017 N170 G1Z0.F75. N180 X61.835Z-.183F120. ………. N810 X61.835Z-.183 N820 Y-37.193 N830 X61.651Z-1.927 N840 X61.605Z-2.224 ……….
125 N8801 X-80.117
N8802G80 N8803 M5 N8806 M30
- Phay thô lòng khuôn.
+ Dao phay ngón hợp kim Ø 10 + Mã dao 4VG10
Hình 4.57. Mô phỏng khi gia công thô
- Phay bán tinh lòng khuôn.
+ Dao phay chỏm cầu hợp kimØ6. + Mã dao 2VG6
Hình 4.58. Mô phỏng khi gia công bán tinh
126 + Dao phay chỏm cầu hợp kim Ø 6. + Mã dao 2VGR6
Hình 4.59. Mô phỏng khi gia công tinh
- Gia công 4 lỗ Ø8
+ Khoan định tâm 4 lỗ với mũi khoan định tâm Ø4. + Khoan 4 lỗ với mũi khoan Ø7
+ Khoét 4 lỗ với mũi khoét Ø 7.8 + Doa 4 lỗ với mũi khoan Ø8.
127
Hình 4.61. Hình ảnh sản phẩm sau khi gia công
4.4. Kết luận chương 4
Trong chương này tác giả đã xây dựng hệ thống một số bài thực hành và thí nghiệm gia công cắt gọt trên máy với các công nghệ phay cơ bản. Tính chất các bài thực hànhtừ đơn giản đến phức tạp, các sản phẩm thực tế. Người học được tiếp cận được với công việc gia công thực tế trên máy phay DMU 50 (thay lắp dao, gá phôi, xét gốc phôi và bù chiều dài dao, lập trình gia công trực tiếp, lập trình bằng tay, lập trình gia công tự động 2D và 3D và cách truyền dữ liệu từ máy tính sang máy phay CNC để gia công). Qua đó giúp cho người học tự tin, tự độc lập tìm hiểu và rèn luyện thêm cả về lý thuyết lẫn tay nghề khi tiếp xúc với máy phay CNC và công nghệ cao.
128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Tác giả đã đề xuất và thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật lập trình trên máy phay CNC DMU 50 và xây dựng các bài thực hành phục vụ giảng dạy tại trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định”. Nội dung của luận văn nêu ra những nghiên cứu về công nghệ CNC, nghiên cứu về kỹ thuật lập trình trên máy phay CNC, phần mềm hỗ trợ lập trình gia công 3D và xây dựng được một số bài thực hành và thí nghiệm gia công cắt gọt thực tế trên máy nhằm đưa ra sự minh bạch rõ ràng trong quá trình giảng giải. Kết quả của đề tài nhằm nâng cao chất lượng đào tạo về môn học gia công trên máy phay CNC cho trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định nói riêng và các trường Cao đẳng, Đại học nói chung, thúc đẩy quá trình dạy nghề có hiệu quả. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là cơ sở để cải tiến chương trình đào tạo theo hướng sát với thực tế sản xuất, đáp ứng nhu cầu xã hội. Đáp ứng đòi hỏi về nhu cầu nhân lực trình độ cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Dựa trên nghiên cứu và hiểu biết cơ bản về phần mềm SHOPMILL 07.02, tác giả đã trình bày những ứng dụng để lập trình gia công tự động và chạy chương trình gia công cho máy phay CNC, cụ thể ở đây là chi tiết phay (2D và 3D): chạy mô phỏng, xuất chương trình và chạy cắt gọt sản phẩm thực hiện trên máy phay CNC DMU50. Do điều kiện về thời gian và yêu cầu trong phạm vi luận văn của một thạc sỹ nên tác giả đã không thể giới thiệu sâu về các mô đun trong phần mềm, nhưng tác giả hy vọng rằng những kết quả trong luận văn tạo điều kiện cho người học làm quen và tiếp cận với phần mềm này làm tiền đề để nghiên cứu tiếp theo.
129
TÀI LIỆU THAM KHẢ0
1. TS.Vũ Hoài Ân (2003), Nền sản xuất CNC, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
2. GS.TS.Trần Văn Địch, PGS.TS.Trần Xuân Việt, Lê Văn Nhang, Nguyễn Trọng Doanh (2001), Tự động hóa quá trình sản xuất, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
3. GS.TS.Trần Văn Địch, Công nghệ CNC (2004), NXB Khoa học và Kỹ thuật.
3. PGS.TS.Tạ Duy Liêm (2001), Hệ thống điều khiển số cho máy công cụ, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
4. PGS.TS.Tạ Duy Liêm (2005), Kỹ thuật điều khiển điều chỉnh và lập trình khai thác máy công cụ CNC, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
5. PGS.TS.Tạ Duy Liêm (1999), Máy công cụ CNC, ĐH Bách khoa Hà Nội.
6. PGS.TS.Nguyễn Đắc Lộc, PGS.TS.Tăng Huy (2002), Điều khiển số và công nghệ trên máy điều khiển số CNC, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
7. PGS.TS.Trần Xuân Việt, Hướng dẫn thực hành CAD/CAM/CNC, Đại học Bách khoa Hà Nội.
8. PGS.TS.Trần Xuân Việt (1999), Giáo trình công nghệ CNC, Đại học Bách khoa HN. 9. TS. Bùi Ngọc Tuyên, Bài giảng “Kỹ thuật ngược và tạo mẫu nhanh” cho học viên cao học
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, (2010).
10. PGS.TS Trần Vĩnh Hưng - Th.s. Trần Ngọc Hiền, “ MASTERCAM - Phần mềm thiết kế công nghệ CAD/CAM điều khiển các máy CNC” Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, (2007).