5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
1.7.5. Cấu trúc chương trình CNC
- Cấu trúc một trình NC đã được tiêu chuẩn hoá, nó được tạo nên bởi chuỗi các câu lệnh (Block), với đường dịch chuyển của dao là nội dung cơ bản của chương trình. Một câu lệnh có thể có từ một lệnh đến nhiều lệnh (Word), một lệnh gồm một địa chỉ (Address) và những con số.
- Một chương trình lập ra để gia công trên máy NC bao giờ cũng phải có 3 phần: Ký hiệu khởi đầu, phần câu lệnh thân chương trình và kết thúc chương trình. Trong tiêu chuẩn ISO, kí hiệu khởi đầu là % và kết thúc chương trình là M30.
- Ví dụ: Một đoạn chương trình sau: Số
thứ tự câu
Thông tin hình học Thông tin về công nghệ Mã dịch chuyển Các trục toạ độ Lượng chạy dao Số vòng quay Dụng cụ cắt Chức năng phụ N G X Y Z F S T M %1000 *Gia công CNC* N1 G90 F100 S3000 T0102 M03; N2 G00 Z-20.; N3 G00 X50. Y35.5; ...; N10 M30;
34 Trong đó:
+ Phần đầu của chương trình là :
% 1000 - Ký hiệu của chương trình để phân biệt với các chương trình khác, dùng để lưu trữ chương trình trong bộ nhớ.
*...* - Ghi chú chương trình (tên quản lý và lưu giữ chương trình) dùng để giúp người sử dụng nhận biết được dễ dàng.
+ Phần thân của chương trình: Bao gồm một dãy các khối lệnh về gia công và các chế độ gia công chứa các thông tin về hình học (mã hoá Gcode) và các thông tin về công nghệ (F, S, M chọn dao chọn chế độ cắt Va, Vc điều khiển máy và các chức năng phụ).
+ Lệnh M30 là kết thúc chương trình.
- Chương trình có hai loại: chương trình chính (main program) và chương trình con (subprogram) (hình 1.7). Tiến trình điều khiển được thực hiện theo chương trình chính. Khi xuất hiện lệnh gọi chương trình con trong chương trình chính, tiến trình điều khiển được chuyển tới chương trình con. Đến khi lệnh kết thúc chương trình con được khai báo, tiến trình điều khiển được trả về chương trình chính. Cấu trúc của hai loại chương trình này giống nhau, có nghĩa là phải nhận biết được sự bắt đầu và kết thúc của chương trình.
Hình 1.7. Chương trình chính và chương trình con
- Cấu trúc một câu lệnh (Block): Mỗi một dòng lệnh là một câu lệnh nó bao gồm các thông tin về: vị trí dòng lệnh, đường đi, chế độ cắt, dụng cụ, dung dịch trơn nguội... Cuối câu lệnh bao giờ cũng có dấu chấm phảy ( ; )
35
- Cấu trúc một từ lệnh (Word): Mỗi một thông tin tương ứng với một từ lệnh. Một từ lệnh hàm chứa một thông tin về kỹ thuật lập trình, về hình học hoặc về công nghệ nó bao gồm một chữ cái địa chỉ (Address) kèm theo là những con số mang giá trị của địa chỉ. Tập hợp các từ lệnh được ngăn cách bằng dấu cách sẽ hình thành một dòng lệnh, các từ lệnh được xếp vào câu lệnh với một trình tự chặt chẽ, theo tiêu chuẩn (DIN 66025):
+ Từ cho số thứ tự câu lệnh N, số thứ tự câu lệnh giúp ta dễ dàng tìm chúng trongbộ nhớ của hệ thống điều khiển hay trong trường hợp sử dụng lệnh lặp, chu trình.
+ Từ cho điều kiện đường dịch chuyển hoặc điều kiện chuẩn bị Code mã hoá G + Các từ cho những trục toạ độ điểm đích X, Y, Z, U, V, W, P, Q, R, A, B, C, D, E + Các từ cho những thông số nội suy I, J, K
+ Từ lệnh cho lượng chạy dao cắt gọt F (mm/phút hoặc mm/vòng). Lượng chạy dao F: trên máy tiện đơn vị có thể tính theo mm/vòng khi đi với G99 hoặc mm/phút khi đi với G98.
Ví dụ: N60 G99 F240; (mm/phút), N30 G99 F0.25; (mm/vòng).
+ Từ lệnh cho số vòng quay trục chính hoặc cho tốc độ cắt S (vòng/phút) Tốc độ trục chính: từ lệnh gồm chữ cái địa chỉ và một số nguyên đứng sau biểu thị giá trị tốc độ trục chính. Trên máy tiện giá tốc độ quay trục chính có thể theo đơn vị: vg/ph hoặc m/ph phân biệt thông qua việc tổ hợp với các câu lệnh G96 và G97: Ví dụ: G96 S120; (m/ph), G97 S1000’ (v/ph).
+ Từ lệnh cho chọn dao và giá trị hiệu chỉnh dao T theo sau có thể là 2 hoặc 4 số: T0201. Dãy số biểu thị tên dụng cụ cắt và địa chỉ số liệu hiệu chỉnh.
+ Từ lệnh về chức năng máy và các chức năng phụ kèm theo là 2 con số Địa chỉ (Address): Là tất cả 26 chữ cái English từ A đến Z.
A- Định vị chuyển động quay quanh trục X B- Định vị chuyển động quay quanh trục Y C- Định vị chuyển động quay quanh trục Z
36
D- Định vị chuyển động quay quanh một trục đặc biệt khác và gọi chức năng hiệu chỉnh kích thước dao hay chạy dao thứ 3.
E- Định vị chuyển động quay quanh một trục đặc biệt khác hoặc gọi chức năng hiệu chỉnh kích thước dao, hay chạy dao thứ 2.
F- Tốc độ, lượng chạy dao (Feed).
G- Điều kiện chức năng đường dịch chuyển.
H- Địa chỉ chưa dùng, dự trữ, có thể sử dụng tự do.
I- Tham số nội suy theo trục X (toạ độ của tâm đường tròn hoặc bước ren // với trục X).
J- Tham số nội suy theo trục Y (toạ độ của tâm đường tròn hoặc bước ren // với trục Y).
K- Tham số nội suy theo trục Z (toạ độ của tâm đường tròn hoặc bước ren // với trục Z).
L- Địa chỉ dự trữ chưa dùng. M- Thực hiện các chức năng phụ. N- Số thứ tự câu lệnh.
O- Không sử dụng (tránh nhầm lẫn với 0).
P- Chuyển động thứ 3 bổ sung thêm // X hoặc thông số hiệu chỉnh dao. Q- Chuyển động thứ 3 bổ sung thêm // Y hoặc thông số hiệu chỉnh dao. R- Chuyển động thứ 3 bổ sung thêm // Z hoặc thông số hiệu chỉnh dao. S- Số vòng quay trục chính hoặc tốc độ cắt (Speed).
T- Gọi dao (Tool)
U- Chuyển động thứ 2 bổ sung thêm // X hoặc thông số hiệu chỉnh dao. V- Chuyển động thứ 2 bổ sung thêm // Y hoặc thông số hiệu chỉnh dao. W- Chuyển động thứ 2 bổ sung thêm // Z hoặc thông số hiệu chỉnh dao. X- Toạ độ chuyển động theo hướng của trục X
Y- Toạ độ chuyển động theo hướng của trục Y Z- Toạ độ chuyển động theo hướng của trục Z
37