(Lepidoptera: Noctuidae)
Đặc điểm hình thái Trứng
Trứng hình tròn, màu hồng mận nhạt, đường kính 0,5 - 0,6 mm. Bề mặt trứng trơn bóng và hơi mềm, đỉnh hơi nhô cao. Bề mặt vỏ trứng có các vân ngang hình chuỗi hạt nhỏ, hướng tập trung vào đỉnh của quả trứng.
Màu sắc của trứng thay đổi từ hồng mận tới nhạt và trắng hồng. Khi được 3 ngày tuổi xuất hiện 2 chấm đen trên đỉnh vỏ trứng (mắt sâu non tuổi 1), sang ngày thứ 4 có thể quan sát thấy vỏ đầu (màu nâu nhạt) của sâu tuổi 1 nằm trong trứng. Khi trứng sắp nở, trên trứng hình dạng ấu trùng sâu non tuổi 1 hiện diện rõ trong trứng, vào lúc này vỏ trứng hơi lõm xuống. Trứng được đẻ rải rác từng cái một trên bông và thành keo nuôi sâu, đôi khi có 2 - 3 trứng nằm cạnh nhau hoặc chồng lên nhau trong điều kiện phòng thí nghiệm. Thời gian ủ trứng khoảng 3 - 4 ngày.
39
Ấu trùng
Sâu mới nở có màu trắng hồng hoặc hồng mận nhạt, đầu màu nâu đen, cơ thể mang nhiều lông. Phần đầu có kích thước rộng hơn chiều rộng của thân.
Giai đoạn sâu tuổi cuối có màu sắc thay đổi từ trắng hồng đến xanh và hồng mận. Sâu tuổi cuối (tuổi 5) có thân dài 13 - 14 mm và chiều ngang cơ thể từ 0,3 - 0,4 mm. Sâu non cơ thể màu hồng mận, các đốm màu nâu tím, tạo thành các hoa vân trên mỗi đốt ấu trùng.
Ngày: 17/12/2013
Hình 3.9 Sâu Chlumetia transversa tuổi 1
Hình 3.8 Sự phát triển trứng của loài Chlumetia transversa
(A: Trứng ngày thứ 1; B: trứng ngày thứ 3; C, D, E: Trứng ngày thứ 4)
A B C
40
Đầu màu nâu tím, khi lột xác để lại vỏ đầu có màu vàng xanh nhạt hoặc hồng trong suốt và bụng có màu vàng chanh. Chân ngực và chân bụng là các mấu bám, sâu di chuyển chậm, cắn phá mạnh, đục ngọn, chồi non, ăn phá bên trong và thải phân trong đường đục, làm chồi héo khô và rụng vì vậy rất dễ nhận dạng sự gây hại của chúng ở điều kiện ngoài đồng. Khi sắp hoá nhộng, cơ thể sâu có màu hồng mận sậm, sâu di chuyển nhanh và ngừng ăn. Khi đục chồi non, sâu sẽ hoá nhộng bên trong đường đục. Khi ăn ăn bông sâu sẽ kết phân thải và các chất dư thừa thực vật để làm kén hóa nhộng. Trong điều kiện phòng thí nghiệm sâu kết giấy thắm để làm nhộng. Cơ thể ấu trùng trơn bóng, phân đốt rõ (tuổi 4,5).
Nhộng
Nhộng mới hình thành có màu xanh đọt chuối, vài phút sau phần đầu có màu xanh đậm hơn phần đuôi và thân có màu vàng chanh. Vài ngày sau đó, nhộng có màu nâu nhạt và chuyển sang màu nâu đỏ. Sắp vũ hoá, nhộng có màu nâu đen, các đốt cuối cử động được. Thân nhộng bóng láng, thon dài, đuôi thon hơi tù. Nhộng có chiều dài 8,6 ± 0,97 mm và chiều rộng 0,25 ± 0,05 mm.
Hình 3.11 Màu sắc nhộng của loài Chlumetia transversa thay đổi theo thời gian Hình 3.10 Sâu Chlumetia transversa tuổi cuối
41
Thành trùng
Ngoài kích thước thì thành trùng đực và cái không có sự khác biệt về hình thái một cách rõ rệt. Thành trùng cái có kích thước lớn hơn thành trùng đực. Thành trùng có thân và cánh màu nâu, cánh sau có màu nhạt hơn, râu đầu hình sợi chỉ. Cánh trước có 2 sọc nâu đen gãy khúc rất rõ, xếp song song với nhau. Mép cánh có sọc gãy khúc xếp đều nhau, chạy dọc theo mép cánh. Trên cánh, có các đốm trắng nhạt hoặc nâu nhạt và được phủ lớp vẩy mịn màu xám nhạt. Cánh sau có màu nâu nhạt, đậm dần về phía mép cánh. Mép cánh có viền vàng nhạt, chạy dọc theo mép cánh. Thành trùng có thân dài 15 - 19 mm và chiều dài sải cánh là 6 - 9 mm.
Thành trùng cái: Đốt cuối bụng thon, dài, chóp lông đuôi kéo dài thành ống và nhọn ở đầu chóp lông.
Thành trùng đực: Phần bụng hơi to, đốt cuối bụng có chóp lông đuôi. Phần đầu chóp lông bầu tròn, thon dài và hơi tù.
Cách gây hại
Đây là loài gây hại phổ biến trên xoài tại ĐBSCL, sâu gây hại bằng cách ăn bông, đục vào chồi non và cành non, làm trụi bông và làm đọt non héo khô. Sâu tuổi nhỏ thường đục vào chồi, gié bông rất non để ăn phá bên trong. Trong quá trình gây hại, thải phân ra bên ngoài đường đục, sự gây hại của sâu sẽ làm chồi héo khô. Trên phát hoa ngoài ăn bông, sâu còn đục vào các nhánh của phát hoa làm nhánh hóa nâu và hơi nhũn nước.
Hình 3.12 Thành trùng Chlumetia transversa đang vũ hoá (A); Chiều dài sãi cánh của thành trùng (B); Phần cuối bụng thành trùng đực và cái (C)
C
♀
♂
♀
42