Đặc điểm chung của các vườn điều tra

Một phần của tài liệu bộ cánh vẩy (lepidoptera) gây hại bông xoài, thành phần loài, đặc điểm hình thái của các loài gây hại chính và đặc điểm sinh học loài dudua aprobola meyrick (Trang 40 - 42)

 Diện tích vườn

Diện tích canh tác xoài ở các vườn điều tra có sự biến động từ trung bình đến lớn, diện tích vườn dao động từ 2.000 đến 5.000 m2

chiếm tỷ lệ cao nhất 51,25% tổng số vườn điều tra, đặc biệt tập trung tại huyện Cái bè - Tiền Giang, các vườn có diện diện tích vườn nhỏ hơn 2000 m2 chiếm tỷ lệ 15%, tập chung chủ yếu tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Các vườn có diện tích vườn lớn hơn 5.000 m2

chiếm 33,75%, tập trung chủ yếu tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Bảng 3.2).

 Độ tuổi nông dân

Phần lớn, nông dân trồng xoài có độ tuổi từ 25 tuổi trở lên. Nông dân có độ tuổi trên 55 chiếm tỷ lệ cao nhất (35%), kế đến là độ tuổi từ 46 đến 55 tuổi (27,5%) và thấp nhất là độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi (18,75%).

 Kinh nghiệm trồng xoài

Nhìn chung, hầu hết nông dân điều tra có thời gian trồng xoài rất lâu đời. Kết quả điều tra cho thấy Bảng 3.2, nông dân có thời gian trồng xoài từ 11 đến 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (45%). Thời gian trồng xoài lâu năm chủ yếu tập chung tại 2 tỉnh Đồng Tháp (65%) và Tp. Cần Thơ (65%). Nông dân có thời gian trồng từ 6 đến 10 năm chiếm tỷ lệ thấp (37,5%), tập trung tại tỉnh Đồng Tháp khá cao (55%) và nhóm nông dân có thời gian trồng xoài trên 20 năm (17,7%), tập chung chủ yếu tại tỉnh Hậu Giang (30%) và thấp nhất tại Tp. Cần Thơ (5%). Hầu hết nông dân điều tra có thời gian trồng xoài khá kinh nghiệm, trồng lâu năm nhưng kỹ thuật canh tác và phòng trừ các dịch hại trên cây xoài còn nhiều hạn chế.

 Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và hội nông dân

Hầu hết nông dân có tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng xoài do các địa phương tổ chức (chương trình hội thảo của công ty thuốc bảo vệ thực vật, khuyến nông, lớp IPM….), cũng như tìm hiểu từ các phương tiện truyền thông và sách báo. Nông dân tham gia lớp tập huấn khá cao (67,5%), cao nhất tại tỉnh Đồng Tháp (85%) và thấp nhất tỉnh Hậu Giang (55%). Nông dân tham gia hội nông dân của xã tại địa phương chiếm 60%, tập chung cao nhất tại tỉnh Đồng Tháp (65%) là hội viên của nông dân (Bảng 3.2).

25

Bảng 3.2 Đặc điểm vườn xoài trên các địa bàn điều tra

Đặc điểm vườn Tỷ lệ (%) Đồng Tháp Hậu Giang Tiền Giang Cần Thơ TB 1. Diện tích vườn (m2 ) < 2.000 m2 5 15 5 35 15 2.000 - 5.000 m2 40 55 60 50 51,25 > 5.000 m2 55 30 35 15 33,75 2. Độ tuổi nông dân

25 - 35 20 10 20 25 18,75 36 - 45 20 40 5 10 18,75 46 - 55 45 15 25 25 27,5 > 55 15 35 50 40 35 3. Thời gian trồng 6 - 10 năm 20 55 45 30 37,5 11 - 20 năm 65 15 35 65 45 > 20 năm 15 30 20 5 17,5 4. Tham gia lớp tập huấn

Có 85 55 65 65 67,5 Không 15 45 35 35 32,5 5. Tham gia hội nông dân

Có 65 50 65 60 60 Không 35 50 35 40 40 6. Tuổi cây 3 - 10 15 45 25 35 30 11 - 20 75 15 25 65 45 > 20 10 40 50 0 25

26

 Tuổi cây

Kết quả điều tra cho thấy, cây xoài đã được trồng khá lâu năm trên các địa bàn điều tra. Vườn có cây đã trồng từ 11 - 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), tập trung nhiều tại tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang là cái nôi của giống xoài cát Hoà Lộc nổi tiếng nhưng chỉ chiếm 25%. Vườn có cây đã trồng từ 3 đến 10 năm chiếm 30%, tập trung cao nhất tại địa bàn tỉnh Hậu Giang (45%), thấp nhất tỉnh Đồng Tháp. Nhóm vườn có cây trên 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (20%), Tiền Giang chiếm tỷ lệ cao nhất tại các địa bàn điều tra chiếm 50% (Bảng 3.2).

Một phần của tài liệu bộ cánh vẩy (lepidoptera) gây hại bông xoài, thành phần loài, đặc điểm hình thái của các loài gây hại chính và đặc điểm sinh học loài dudua aprobola meyrick (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)