Kỹ thuật canh tác

Một phần của tài liệu bộ cánh vẩy (lepidoptera) gây hại bông xoài, thành phần loài, đặc điểm hình thái của các loài gây hại chính và đặc điểm sinh học loài dudua aprobola meyrick (Trang 42 - 45)

 Giống xoài

Nông dân ở các địa bàn điều tra chỉ trồng 4 giống xoài phổ biến, bao gồm xoài cát Hoà Lộc, cát Chu, xoài Ghép và xoài Đài Loan, trong đó xoài cát Hoà Lộc là giống được trồng phổ biến tại các địa bàn điều tra. Về nguồn giống, nông dân tự để giống, một số ít nông dân mua tại các cơ sở sản xuất giống có uy tín. Xoài cát Hoà Lộc được trồng nhiều nhất tại tỉnh Hậu Giang chiếm 100%, thấp nhất là tỉnh Đồng Tháp chiếm 50%. Xoài cát Chu được người dân ở Đồng Tháp ưa chuộng và trồng nhiều với tỷ lệ trồng 60%, tỉnh Hậu Giang không có hộ nông dân nào trồng giống này. Xoài Ghép được trồng chủ yếu tại 2 tỉnh Đồng Tháp (25%) và Hậu Giang (5%). Xoài Đài Loan là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, khi ra hoa tỷ lệ đậu khá cao nên được người dân tại tỉnh Cần Thơ trồng nhiều với tỷ lệ trồng là 35%, kế đến là tỉnh Tiền Giang (20%), trong khi đó 2 tỉnh Đồng Tháp và Hậu Giang không có hộ nông dân nào trồng giống này.

0 20 40 60 80 100

Đồng Tháp Hậu Giang Tiền Giang Cần Thơ

Cát Hoà Lộc Cát Chu Xoài ghép Đài Loan

(%)

27

 Hình thức canh tác

Tỷ lệ trung bình của các vườn trồng chuyên canh xoài trong tổng số vườn điều tra chiếm 60%, tỉnh Hậu Giang là địa bàn có tỷ lệ chuyên canh canh cao nhất (70%), thấp nhất là tỉnh Cần Thơ (50%). Hầu hết các hộ điều tra đều trồng xoài xen canh, với tỷ lệ chuyên canh là 40%, tập trung cao nhất tại tỉnh Tiền Giang (45%) và thấp nhất tại địa bàn tỉnh Hậu Giang (30%). Theo nông dân, mô hình trồng xen canh cho hiệu quả kinh tế cao và mang tính bền vững nên nhiều hộ nông dân trồng xen xoài với các loài cây ăn trái khác như ổi, măng cụt, sầu riêng, đu đủ, bưởi,… Ngoài việc đem lại lợi ích cao (chanh, ổi...), một số nông dân cho biết, khi trồng xen canh có thể làm giảm một phần các loại dịch hại trong vườn cho cả cây trồng chính và cây trồng xen canh (Bảng 3.3).

 Xử lý ra hoa

Do được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật ra hoa và biết được hiệu quả của việc xử lý ra hoa nên hầu như 100% nông dân điều tra có thực hiện kỹ thuật xử lý ra hoa. Để xử lý ra hoa nông dân thường kết hợp sử dụng các loài thuốc xử lý ra hoa được bán trên thị trường, kết hợp với việc điều tiết nước trong vườn xoài. Một số loại thuốc xử lý ra hoa xoài mà các hộ nông dân thường dùng là Paclo, Dolar, Botrat, Thioure, phân bón lá 10-60-10.

 Bao trái

Tỷ lệ vườn có áp dụng kỹ thuật bao trái chiếm 48,75%, tập trung chủ yếu tại 2 tỉnh Đồng Tháp (65%) và Tp. Cần Thơ (70%), thấp nhất tại địa bàn tỉnh Hậu Giang (25%). Theo nông dân bao trái sẽ hạn chế bị côn trùng cắn phá, nấm bệnh tấn công, giảm quả rụng do sâu cắn phá và giảm số lần phun thuốc, bảo vệ năng suất trái xoài.

Phân bón

Kết quả điều tra (Bảng 3.3), cho thấy ở các địa bàn điều tra nông dân chỉ bón phân theo sự hiểu biết, bón rất nhiều lần trong năm nếu mùa vụ trúng, còn lúc thất vụ thì chỉ bón phân cho cây khi thấy cây kém phát triển. Đa số nông dân dùng phân hoá học làm phân bón chính trong canh tác, nông dân cũng rất chú trọng đến việc bón phân theo các giai đoạn sinh trưởng của cây và tập trung chủ yếu vào giại đoạn cây ra chuẩn bị ra hoa và mang trái.

28

Phần lớn người nông dân bón phân 2 - 3 lần/năm cho cây, kết hợp với bón nhiều lần và bón bổ sung. Tỉnh Cần Thơ và Đồng Tháp có số hộ nông dân bón phân hóa học cao nhất (50%), thấp nhất tại địa bàn tỉnh Tiền Giang chiếm 25% (chỉ bón 2/năm). Trong khi đó, Tiền Giang là địa bàn có số hộ nông dân bón phân trên 4 lần/năm chiếm khá cao (40%) và thấp nhất tịa 2 tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang (5%). Các loại phân bón hóa học thường được sử dụng là NPK 20-20-15, 16-16-8, Ure, DAP, Kali.

Phần lớn nông dân sử dụng phân bón lá, phun dưỡng lá kèm với một số loại thuốc trừ sâu bệnh và sử dụng vào giai đoạn mang trái, chiếm tỷ lệ là 68% và số hộ nông dân không sử dụng phân bón lá cho cây (32%). Một số hộ cho biết phun phân bón lá gây khó khăn, mất nhiều thời gian, cây hấp thu thấp và một số hộ lại cho rằng, khi bón phân hoá học đã cung cấp dinh dưỡng đủ cho cây.

Nhìn chung, có 72% nông dân điều tra không sử dụng phân hữu cơ và số hộ nông dân sử dụng phân hữu cơ chiếm 28%. Trong đó, Cần Thơ là địa bàn có số hộ sử dụng phân hữu cơ cao nhất (55%) do nguồn phân có sẵn tại địa phương, họ lại có thể mua thêm phân tại các địa phương khác với giá rẻ. Đồng Tháp và Tiền Giang là 2 tỉnh có tỷ lệ nông dân sử dụng phân hữu cơ thấp nhất chỉ chiếm 10%. Nông dân ở một số địa bàn cho biết, việc sử dụng phân hữu cơ rất tốn công, cần một lượng phân lớn mới đủ bón cho vườn và hơn nữa không có nguồn cung cấp.

29

Bảng 3.3 Kỹ thuật canh tác xoài ở các địa bàn điều tra

Một phần của tài liệu bộ cánh vẩy (lepidoptera) gây hại bông xoài, thành phần loài, đặc điểm hình thái của các loài gây hại chính và đặc điểm sinh học loài dudua aprobola meyrick (Trang 42 - 45)