bông xoài
Loài côn trùng khảo sát: Dudua aprobola, Eublemma abrupta,
Chlumetia transversa, Penicillaria jocosatrix, Adoxophyes privatana và
Euproctis subnotata.
- Phương pháp thực hiện: Các giai đoạn phát triển của các loài gây hại như trứng, ấu trùng, nhộng, thành trùng được thu ngoài tự nhiên đem về phòng thí nghiệm khảo sát và nuôi sinh học để khảo sát các đặc điểm hình thái và gây hại.
- Phương pháp nhân nuôi và tạo nguồn: Mẫu côn trùng thu được để riêng trong hộp nhựa tròn nhỏ (25×45×55 mm), nuôi sâu bằng bông xoài tươi, thay bông tươi 1 lần/ngày cho đến khi sâu hóa nhộng. Thu nhộng hình thành cùng ngày đặt vào hộp nhựa và theo dõi đến khi vũ hoá. Sau khi vũ hoá thành trùng được đưa sang hộp mới nuôi bằng mật ong 10%.
- Chỉ tiêu nghi nhận: Đặc điểm hình thái của các giai đoạn phát triển và cách gây hại.
21
2.2.3.2 Khảo sát đặc điểm sinh học của sâu ăn bông Dudua aprobola trong điều kiện phòng thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học và Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Sâu và nhộng Dudua aprobola được thu thập trên các bông xoài tại Hậu Giang và được nuôi trong điều kiện phòng thí nghiệm để theo dõi về các đặc điểm sinh học.
Trong quá trình nuôi sinh học, sử dụng thức ăn cho sâu là bông xoài tươi (đã được rửa sạch) thu ngoài đồng, hằng ngày thay bông 1 lần/ngày. Sâu được nuôi riêng từng cá thể, sau khi thu được thành trùng đực và cái tiến hành cho thành trùng bắt cặp và đẻ trứng.
Trứng được tách nuôi riêng trên từng hộp nhựa nhỏ có kích thước (25×45×55 mm). Hộp nhựa được lót lớp giấy thấm mỏng để tạo ẩm độ cho trứng nở.
Hằng ngày tiến hành quan sát, ghi nhận sự thay đổi về hình dạng, kích thước, màu sắc và thời gian trứng nở. Sau khi trứng nở, hằng ngày quan sát sự phát triển của sâu ghi nhận thời gian lột xác, kích thước của từng pha phát triển, hành vi, sự sống sót và gây hại.
22
Sau khi sâu chuyển sang giai đoạn nhộng, quan sát ghi nhận các đặc điểm về màu sắc, hình dạng, phân biệt nhộng đực và cái, kích thước và thời gian phát triển của nhộng trong điều kiện phòng thí nghiệm.
Sau khi thành trùng vũ hoá, cho bắt cặp trong hộp nhựa (165×110×100 mm). Cung cấp thức ăn là nước đường (10%) cho thành trùng, thức ăn được tẩm vào miếng bông gòn, sau đó được treo vào trong hộp nhựa. Hằng ngày, quan sát và ghi nhận thời gian thành trùng bắt cặp và đẻ trứng. Ghi nhận các đặc điểm thành trùng.
- Chỉ tiêu ghi nhận: Thời gian từ lúc bắt đầu đẻ trứng đến ngừng đẻ. +Số trứng trên 1 cặp thành trùng
+ Chu kỳ sinh trưởng + Tỷ lệ đực cái
+Tuổi thọ thành trùng đực và cái.
2.3 Xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý bằng chương trình Excel 2007
23
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả điều tra nông dân
3.1.1 Một số ghi nhận chung về diện tích canh tác cây xoài của nông dân tại các địa bàn điều tra tại các địa bàn điều tra
Nhằm tìm hiểu về kỹ thuật canh tác và sự hiểu biết của nông dân có liên quan đến sự gây hại của côn trùng trên bông xoài, chúng tôi đã tiến hành điều tra 80 hộ nông dân với tổng diện tích điều tra là 402.900 m2
ở 4 tỉnh và thành phố như Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang và Tp. Cần Thơ. Kết quả điều tra ghi nhận: Diện tích trồng xoài trung bình của mỗi hộ trên tổng diện tích điều tra là 5.040 m2. Cây xoài được trồng tại nhiều tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng diện tích lớn nhất tập trung tại tỉnh Đồng Tháp. Tại huyện Cao Lãnh - Đồng Tháp diện tích vườn trung bình của mỗi hộ là 6.570 m2 với tổng diện tích điều tra là 131.400 m2
. Tỉnh Hậu Giang là địa bàn có diện tích trung bình mỗi vườn lớn thứ 2 với 5.740 m2
. Cần Thơ đứng thứ 3 với diện tích trung bình là 4.270 m2. Tiền Giang là địa bàn có diện tích vườn trung bình nhỏ nhất với 3.570 m2 (Bảng 3.1)
Bảng 3.1 Diện tích vườn xoài tại các địa bàn điều tra.
Địa điểm Số hộ điều tra Tổng diện tích (1000m2) Diện tích trung bình (1000m2) Tỉnh Huyện Cần Thơ Cờ Đỏ, Ô Môn 20 85,4 4,27
Hậu Giang Châu Thành A 20 114,8 5,74
Tiền Giang Cái Bè 20 71,3 3,57
Đồng Tháp Cao Lãnh 20 131,4 6,57
Tổng - 80 402,9 5,04
Hình 3.1 Diện tích trung bình (m2) của các vườn điều tra
24
3.1.2 Đặc điểm chung của các vườn điều tra
Diện tích vườn
Diện tích canh tác xoài ở các vườn điều tra có sự biến động từ trung bình đến lớn, diện tích vườn dao động từ 2.000 đến 5.000 m2
chiếm tỷ lệ cao nhất 51,25% tổng số vườn điều tra, đặc biệt tập trung tại huyện Cái bè - Tiền Giang, các vườn có diện diện tích vườn nhỏ hơn 2000 m2 chiếm tỷ lệ 15%, tập chung chủ yếu tại tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp. Các vườn có diện tích vườn lớn hơn 5.000 m2
chiếm 33,75%, tập trung chủ yếu tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp (Bảng 3.2).
Độ tuổi nông dân
Phần lớn, nông dân trồng xoài có độ tuổi từ 25 tuổi trở lên. Nông dân có độ tuổi trên 55 chiếm tỷ lệ cao nhất (35%), kế đến là độ tuổi từ 46 đến 55 tuổi (27,5%) và thấp nhất là độ tuổi từ 25 đến 45 tuổi (18,75%).
Kinh nghiệm trồng xoài
Nhìn chung, hầu hết nông dân điều tra có thời gian trồng xoài rất lâu đời. Kết quả điều tra cho thấy Bảng 3.2, nông dân có thời gian trồng xoài từ 11 đến 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (45%). Thời gian trồng xoài lâu năm chủ yếu tập chung tại 2 tỉnh Đồng Tháp (65%) và Tp. Cần Thơ (65%). Nông dân có thời gian trồng từ 6 đến 10 năm chiếm tỷ lệ thấp (37,5%), tập trung tại tỉnh Đồng Tháp khá cao (55%) và nhóm nông dân có thời gian trồng xoài trên 20 năm (17,7%), tập chung chủ yếu tại tỉnh Hậu Giang (30%) và thấp nhất tại Tp. Cần Thơ (5%). Hầu hết nông dân điều tra có thời gian trồng xoài khá kinh nghiệm, trồng lâu năm nhưng kỹ thuật canh tác và phòng trừ các dịch hại trên cây xoài còn nhiều hạn chế.
Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và hội nông dân
Hầu hết nông dân có tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng xoài do các địa phương tổ chức (chương trình hội thảo của công ty thuốc bảo vệ thực vật, khuyến nông, lớp IPM….), cũng như tìm hiểu từ các phương tiện truyền thông và sách báo. Nông dân tham gia lớp tập huấn khá cao (67,5%), cao nhất tại tỉnh Đồng Tháp (85%) và thấp nhất tỉnh Hậu Giang (55%). Nông dân tham gia hội nông dân của xã tại địa phương chiếm 60%, tập chung cao nhất tại tỉnh Đồng Tháp (65%) là hội viên của nông dân (Bảng 3.2).
25
Bảng 3.2 Đặc điểm vườn xoài trên các địa bàn điều tra
Đặc điểm vườn Tỷ lệ (%) Đồng Tháp Hậu Giang Tiền Giang Cần Thơ TB 1. Diện tích vườn (m2 ) < 2.000 m2 5 15 5 35 15 2.000 - 5.000 m2 40 55 60 50 51,25 > 5.000 m2 55 30 35 15 33,75 2. Độ tuổi nông dân
25 - 35 20 10 20 25 18,75 36 - 45 20 40 5 10 18,75 46 - 55 45 15 25 25 27,5 > 55 15 35 50 40 35 3. Thời gian trồng 6 - 10 năm 20 55 45 30 37,5 11 - 20 năm 65 15 35 65 45 > 20 năm 15 30 20 5 17,5 4. Tham gia lớp tập huấn
Có 85 55 65 65 67,5 Không 15 45 35 35 32,5 5. Tham gia hội nông dân
Có 65 50 65 60 60 Không 35 50 35 40 40 6. Tuổi cây 3 - 10 15 45 25 35 30 11 - 20 75 15 25 65 45 > 20 10 40 50 0 25
26
Tuổi cây
Kết quả điều tra cho thấy, cây xoài đã được trồng khá lâu năm trên các địa bàn điều tra. Vườn có cây đã trồng từ 11 - 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (45%), tập trung nhiều tại tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang là cái nôi của giống xoài cát Hoà Lộc nổi tiếng nhưng chỉ chiếm 25%. Vườn có cây đã trồng từ 3 đến 10 năm chiếm 30%, tập trung cao nhất tại địa bàn tỉnh Hậu Giang (45%), thấp nhất tỉnh Đồng Tháp. Nhóm vườn có cây trên 20 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất (20%), Tiền Giang chiếm tỷ lệ cao nhất tại các địa bàn điều tra chiếm 50% (Bảng 3.2).
3.1.3 Kỹ thuật canh tác
Giống xoài
Nông dân ở các địa bàn điều tra chỉ trồng 4 giống xoài phổ biến, bao gồm xoài cát Hoà Lộc, cát Chu, xoài Ghép và xoài Đài Loan, trong đó xoài cát Hoà Lộc là giống được trồng phổ biến tại các địa bàn điều tra. Về nguồn giống, nông dân tự để giống, một số ít nông dân mua tại các cơ sở sản xuất giống có uy tín. Xoài cát Hoà Lộc được trồng nhiều nhất tại tỉnh Hậu Giang chiếm 100%, thấp nhất là tỉnh Đồng Tháp chiếm 50%. Xoài cát Chu được người dân ở Đồng Tháp ưa chuộng và trồng nhiều với tỷ lệ trồng 60%, tỉnh Hậu Giang không có hộ nông dân nào trồng giống này. Xoài Ghép được trồng chủ yếu tại 2 tỉnh Đồng Tháp (25%) và Hậu Giang (5%). Xoài Đài Loan là loại cây dễ trồng, nhẹ công chăm sóc, khi ra hoa tỷ lệ đậu khá cao nên được người dân tại tỉnh Cần Thơ trồng nhiều với tỷ lệ trồng là 35%, kế đến là tỉnh Tiền Giang (20%), trong khi đó 2 tỉnh Đồng Tháp và Hậu Giang không có hộ nông dân nào trồng giống này.
0 20 40 60 80 100
Đồng Tháp Hậu Giang Tiền Giang Cần Thơ
Cát Hoà Lộc Cát Chu Xoài ghép Đài Loan
(%)
27
Hình thức canh tác
Tỷ lệ trung bình của các vườn trồng chuyên canh xoài trong tổng số vườn điều tra chiếm 60%, tỉnh Hậu Giang là địa bàn có tỷ lệ chuyên canh canh cao nhất (70%), thấp nhất là tỉnh Cần Thơ (50%). Hầu hết các hộ điều tra đều trồng xoài xen canh, với tỷ lệ chuyên canh là 40%, tập trung cao nhất tại tỉnh Tiền Giang (45%) và thấp nhất tại địa bàn tỉnh Hậu Giang (30%). Theo nông dân, mô hình trồng xen canh cho hiệu quả kinh tế cao và mang tính bền vững nên nhiều hộ nông dân trồng xen xoài với các loài cây ăn trái khác như ổi, măng cụt, sầu riêng, đu đủ, bưởi,… Ngoài việc đem lại lợi ích cao (chanh, ổi...), một số nông dân cho biết, khi trồng xen canh có thể làm giảm một phần các loại dịch hại trong vườn cho cả cây trồng chính và cây trồng xen canh (Bảng 3.3).
Xử lý ra hoa
Do được tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật ra hoa và biết được hiệu quả của việc xử lý ra hoa nên hầu như 100% nông dân điều tra có thực hiện kỹ thuật xử lý ra hoa. Để xử lý ra hoa nông dân thường kết hợp sử dụng các loài thuốc xử lý ra hoa được bán trên thị trường, kết hợp với việc điều tiết nước trong vườn xoài. Một số loại thuốc xử lý ra hoa xoài mà các hộ nông dân thường dùng là Paclo, Dolar, Botrat, Thioure, phân bón lá 10-60-10.
Bao trái
Tỷ lệ vườn có áp dụng kỹ thuật bao trái chiếm 48,75%, tập trung chủ yếu tại 2 tỉnh Đồng Tháp (65%) và Tp. Cần Thơ (70%), thấp nhất tại địa bàn tỉnh Hậu Giang (25%). Theo nông dân bao trái sẽ hạn chế bị côn trùng cắn phá, nấm bệnh tấn công, giảm quả rụng do sâu cắn phá và giảm số lần phun thuốc, bảo vệ năng suất trái xoài.
Phân bón
Kết quả điều tra (Bảng 3.3), cho thấy ở các địa bàn điều tra nông dân chỉ bón phân theo sự hiểu biết, bón rất nhiều lần trong năm nếu mùa vụ trúng, còn lúc thất vụ thì chỉ bón phân cho cây khi thấy cây kém phát triển. Đa số nông dân dùng phân hoá học làm phân bón chính trong canh tác, nông dân cũng rất chú trọng đến việc bón phân theo các giai đoạn sinh trưởng của cây và tập trung chủ yếu vào giại đoạn cây ra chuẩn bị ra hoa và mang trái.
28
Phần lớn người nông dân bón phân 2 - 3 lần/năm cho cây, kết hợp với bón nhiều lần và bón bổ sung. Tỉnh Cần Thơ và Đồng Tháp có số hộ nông dân bón phân hóa học cao nhất (50%), thấp nhất tại địa bàn tỉnh Tiền Giang chiếm 25% (chỉ bón 2/năm). Trong khi đó, Tiền Giang là địa bàn có số hộ nông dân bón phân trên 4 lần/năm chiếm khá cao (40%) và thấp nhất tịa 2 tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang (5%). Các loại phân bón hóa học thường được sử dụng là NPK 20-20-15, 16-16-8, Ure, DAP, Kali.
Phần lớn nông dân sử dụng phân bón lá, phun dưỡng lá kèm với một số loại thuốc trừ sâu bệnh và sử dụng vào giai đoạn mang trái, chiếm tỷ lệ là 68% và số hộ nông dân không sử dụng phân bón lá cho cây (32%). Một số hộ cho biết phun phân bón lá gây khó khăn, mất nhiều thời gian, cây hấp thu thấp và một số hộ lại cho rằng, khi bón phân hoá học đã cung cấp dinh dưỡng đủ cho cây.
Nhìn chung, có 72% nông dân điều tra không sử dụng phân hữu cơ và số hộ nông dân sử dụng phân hữu cơ chiếm 28%. Trong đó, Cần Thơ là địa bàn có số hộ sử dụng phân hữu cơ cao nhất (55%) do nguồn phân có sẵn tại địa phương, họ lại có thể mua thêm phân tại các địa phương khác với giá rẻ. Đồng Tháp và Tiền Giang là 2 tỉnh có tỷ lệ nông dân sử dụng phân hữu cơ thấp nhất chỉ chiếm 10%. Nông dân ở một số địa bàn cho biết, việc sử dụng phân hữu cơ rất tốn công, cần một lượng phân lớn mới đủ bón cho vườn và hơn nữa không có nguồn cung cấp.
29
Bảng 3.3 Kỹ thuật canh tác xoài ở các địa bàn điều tra
3.1.4 Sự hiểu biết của nông dân về sâu hại và biện pháp phòng trừ
Hầu hết các nông dân đều nhận dạng được triệu chứng gây hại và một số dịch hại phổ biến. Tuy nhiên công tác phòng trị còn gặp nhiều khó khăn do họ không biết tập quán sinh sống của các loài gây hại và chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả. Nông dân thường sử dụng thuốc hoá học để phòng trị các loài gây hại, thuốc hóa học cho hiệu quả nhanh. Đa số các hộ nông dân tại các địa bàn điều tra biết tên các loại thuốc hoá học đang sử dụng, tuy nhiên họ ít có hiểu biết về gốc thuốc. Kết quả điều tra củng cho thấy hầu hết nông dân tập chung phun thuốc vào lúc cây ra chồi non và khi cây chuẩn bị ra hoa và tượng trái.
Kỹ thuật canh tác
Tỷ lệ (%)
Đồng Tháp Hậu Giang Tiền Giang Cần Thơ TB
1. Hình thức canh tác Chuyên canh 65 70 55 50 60 Xen canh 35 30 45 50 40 2. Giống Cát Hoà Lộc 50 100 75 70 73,75 Cát Chu 60 0 5 10 18,75 Xoài ghép 25 5 0 0 7,5 Đài Loan 0 0 20 35 13,75 Giống khác 5 15 0 10 7.5 3. Có xử lý ra hoa 100 100 100 100 100 4. Có bao trái 65 25 35 70 48,75 5. Loại phân thường dùng: NPK 20-20-15, Ure, DAP, Kali
Số lần bón/1 năm 1 15 10 0 15 10 2 30 50 25 50 39 3 35 35 35 3 34 ≥ 4 20 5 40 5 18 6. Phân bón lá Có 55 65 80 70 68 Không 45 35 20 30 32 7. Phân hữu cơ
Có 10 35 10 55 28 Không 90 65 90 45 72
30
Trong các địa bàn điều tra thì địa bàn tỉnh Tiền Giang có nhiều nông dân biết kết hợp các loại thuốc để phòng trừ sâu bệnh. Các loại thuốc nông dân thường sử dụng như Bassa 50EC, Confidor 20SL, Lannate 40SP (Methomyl), Chess (Pymetrozine), Radiant 60SC (Spinetoram), Eagle 50WG.
3.1.5 Thành phần loài côn trùng gây hại theo ghi nhận của nông dân
Theo nông dân điều tra thì có ít nhất 9 loài côn trùng và nhện gây hại phổ