Trong những năm gần đây, có nhiều quan điểm về bảo vệ thực vật cho rằng nên giảm thiểu số lượng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học trong việc bảo vệ các loài cây trồng phòng trừ các loài dịch hại, nhằm bảo vệ nguồn thiên địch có ích. Từ đó có nhiều nghiên cứu về sự ảnh hưởng của thuốc trừ sâu đối với các loài thiên địch ngày càng được đẩy mạnh, đặc biệt là với nhện thiên địch.
15
Các nghiên cứu trên cây bông vải ở Nam Phi cho thấy, những nghiệm thức được xử lí với gốc thuốc alphamethrin làm giảm mật số của loài Pardosa
crassipalpis Purcell xuống mức 75,7% và 40,6% đối với nghiệm thức xử lí bằng
gốc thuốc endosulfan, so với 11,9% ở nghiệm thức đối chứng, trong suốt 4 tháng thực hiện thí nghiệm (Alida và ctv., 1990)
Theo Décio Luiz Gazzoni và ctv., (1999), việc sử dụng các thuốc trừ sâu chứa lambda-cyhalothrin trong việc phòng trừ 2 loài dịch hại là bọ xít (Nezara
viridula, Piezodorus guildinii và Euschistus heroes) và loài sâu ăn lá Anticarsia
gemmatalis sẽ gây chết cho các loài thiên địch của đậu nành với hai mức liều lượng
(4,5 hoặc 9 g a.i./ha), trong đó có các quần thể các loài nhện.
Theo Sunil Kr. Ghosh (2013), các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như các chế phẩm nấm trắng Beauveria bassiana, và các chế phẩm từ vi khuẩn Bacillus
thuringiensis Berliner có tác động gây chết thấp hơn (trung bình khoảng 30%) so
với các gốc thuốc tổng hợp như profenophos, methomyl (trung bình là 52%) trong các vườn trồng đậu bắp ở Ấn Độ đối với nhiều loài nhện thiên địch như nhện chân
gai Oxyopes javanes, nhện sói Pardosa pseudoannulata, nhện chăng tơ Argiope
luzona.
Các thuốc chứa Chlorpyrifos không có tác động tiêu cực nào đến sự phát triển của loài Pardosa birmanica Simon, nhưng lại làm ảnh hưởng đến việc phát triển trọng lượng của loài Lycosa terrestris Butt. Chlorpyrifos không chỉ làm giảm mật số nhện thông qua tính độc mà còn làm xáo trộn quần thể và sự di cư của nhện sói, do đó làm giảm ảnh hưởng của nhện đến việc kiểm soát dịch hại. (Hafiz Muhammad Tahir và ctv., 2010).
Theo Stanislav Pekák (1997), chất flucycloxuron được dùng để phòng trừ loài rầy nhảy Psylla pyri (Linnaeus) trên lê, có tác động rất mạnh đối với các loài nhện có trong vườn như loài Misumenops tricuspidatus. Trong khi đó, các chất tefluhexuron và hexaflumuron lại rất ít ảnh hưởng.
Hoạt chất Lambda-cyhalothrin, chất có nguồn gốc tổng hợp, được cho là có ảnh hưởng lớn đến sự suy giảm mật số đến hơn 50% của các loài nhện sống trên lúa, phổ biến nhất là loài Tetragnatha aff. jaculator và loài Alpaida veniliae. (Everton N. L. Rodrigues và ctv., 2013).
Theo Yizi Zhang và ctv., (2013) thì loài Pardosa pseudoannulata có tính mẫn cảm đối với thuốc hơn côn trùng gây hại, đơn cử như funobucarb (cao hơn 51 lần), isoprocarb (31 lần), carbaryl (13 lần), omethoate (6 lần).