NHỆN SÓI PARDOSA PSEUDOANNULATA

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói pardosa pseudoannulata (araneae lycosidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 29 - 32)

16

Nhện sói có tên khoa học là Pardosa pseudoannulata (chi Pardosa, họ Lycosidae, bộ Araneae), là loài có mặt phổ biến ở ruộng lúa và đồng cỏ. Có thể tìm thấy nhện trên lá cây lúa trong lúc đang kiếm con mồi. Nhện cũng có thể tìm thấy dưới những đám lá khô và kẻ nứt ở mặt đất. Phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á, Ấn Độ, Pakistan đến các nước Đông Á như Nhật Bản, Trung Quốc (Bosenberg và Strand, 1906; Sudhikumar, 2007).

Ở Việt Nam, nhện sói (P. pseudoannulata) là loài xuất hiện phổ biến, thường xuất hiện với số lượng nhiều trong hệ sinh thái ruộng lúa. Mật số nhện sói tăng dần từ khi đẻ nhánh rộ đến lúc lúa đứng cái, làm đòng trổ. Mật số cao nhất là vào lúc lúa đòng trổ bông, đôi khi là vào cuối vụ và thấp nhất vào lúc lúa bắt đầu đẻ nhánh (Phạm Văn Lầm, 1992; Phạm Văn Lầm, 2002).

1.5.1. Đặc điểm hình thái và sinh học a) Đặc điểm hình thái a) Đặc điểm hình thái

Theo Bosenberg và Strand (1906) và Shepard và ctv., 1987 thì: toàn thân nhện sói (P. pseudoannulata) có màu nâu đậm. Nhện cái trưởng thành có kích cỡ khoảng 8 – 10 mm, trong khi nhện đực trưởng thành có kích thước nhỏ hơn (từ 6 – 8 mm). Nhện đực có 2 xúc biện môi phình to nên rất dễ nhận ra.

Đầu ngực: Có chiều dài dài hơn chiều rộng, lồi, được phủ một lớp lông, khu vực gần đầu hơi nhô cao và thu hẹp ở phía trước, phần giữa rộng và thoải xuống. Ở giữa ngực có một đường màu đen lõm xuống và được bao quanh bởi các đường vân sáng, hai bên có những đường màu nâu sậm, nhìn từ trên xuống có dạng hình chữ Y. Xung quanh mắt có nhiều lông. Nhện có 3 hàng mắt với 8 mắt. Hàng mắt trước có 4 mắt nhìn thẳng về phía trước, 2 mắt giữa lớn hơn 2 mắt bên ngoài. Hàng mắt thứ 2 (hàng giữa) có 2 mắt lớn nhất so với các mắt còn lại. Hàng mắt thứ 3 có 2 mắt hơi dài và thu hẹp ở phía trước, nằm ở hai bên ngực. Xương ức hình bầu dục có màu nhạt và nhiều lông. Môi dưới (labium) tương đối rộng nhìn khá nổi bật. Hàm dưới (maxilla) rộng hơn ở phía trước, phía trước kết thúc với phần vuốt.

Bụng: Có 5 sọc ngang màu nhạt đứt quãng.

Chân: Xung quanh chân có các sợi lông và những đường vân ngang hơi khó thấy. Đùi I có 2 hoặc 3 gai bên, cẳng có 6 gai ở mặt bụng, sternum có một sọc nâu đậm chạy dọc.

17

Vòng đời: Nhện sói (P. pseudoannulata) có chu kì sinh trưởng kéo dài từ 123 – 219 ngày với 3 giai đoạn: trứng (từ 11,8 – 16,6 ngày), nhện non từ 7 – 8 tuổi (đa số là 8 tuổi và nằm trong khoảng 76,2 – 155,8 ngày), nhện trưởng thành (từ 122,9 – 219 ngày). Theo Sudhikumar (2007), nhện sói (P. pseudoannulata) có 10 tuổi ở nhện cái và trải qua 218,48 ± 7,61 ngày để hoàn thành vòng đời, có thể sống từ 84 – 112 ngày; 9 tuổi ở nhện đực và trải qua 158,19 ± 6,15 ngày để hoàn thành vòng đời, có thể sống từ 48 – 78 ngày.

Ve vãn: Nhện sói đực nhận ra sự hiện diện của nhện sói cái bằng mắt. Con cái chấp nhận con đực bằng cách nâng xúc biện môi và đưa chân về phía trước, trải dài cơ thể theo chiều dọc đến mức tối đa có thể. Sau đó, nhện đực tiếp cận bằng cách giữ xúc biện môi thẳng đứng và theo một cách rất thận trọng, vì con cái có thể tấn công con đực bất kì lúc nào. Nhện đực chạm vào xúc biện môi hoặc chân trước của nhện cái bằng cách chuyển động cặp chân trước một cách chậm chạp. Nhện cái tiếp nhận nhện đực thông qua việc cho phép hành vi này được tiếp tục thực hiện, nếu ngược lại nhện cái không cho phép thì chúng sẽ bỏ đi hoặc tấn công nhện đực (Sudhikumar, 2007).

Bắt cặp: Sau khi ve vãn, nhện đực gắn kết với nhện cái từ phía đầu ngực và dùng đôi chân trước chạm vào bụng nhện cái. Nhện đực sẽ di chuyển xúc biện môi của nó trên bề mặt của lỗ sinh dục 3 – 4 lần và sau đó chèn xúc biện môi phải vào lỗ sinh dục, tiếp theo là xúc biện môi trái. Quá trình diễn ra trong 10 -15 phút (đối với một xúc biện môi), tổng thời gian bắt cặp từ 20 – 30 phút. Sau khi bắt cặp xong nhện đực sẽ bỏ chân ra khỏi nhện cái và bỏ chạy trong vòng vài giây, còn nhện cái sẽ ở nguyên vị trí trong vài phút (Sudhikumar, 2007).

Tạo bao trứng: Từ 4 – 5 ngày sau khi bắt cặp nhện cái đẻ trứng. Nhện cái đang mang trứng sẽ đẻ trứng vào một cái đệm trứng được tạo bằng tơ. Nhện cái đẻ xong sau thời gian từ 10 – 15 phút, sau đó bọc trứng lại bằng tơ tạo thành khối cầu chứa trứng. Sau đó, nhện cái gắn bọc trứng vào bộ phận nhả tơ bằng cách uốn cong đầu bộ phận nhả tơ với bao trứng và mang nó bên cơ thể cho đến khi trứng nở. Một nhện cái có thể đẻ từ 2 – 3 ổ trứng trong một vụ trồng, cách nhau một khoảng thời gian từ 30 – 35 ngày. Số trứng dao động từ 123 – 144 trứng ở bao trứng đầu tiên và giảm dần ở các bao trứng tiếp theo (ở bao trứng thứ 2 từ 89 – 123 trứng) (Sudhikumar, 2007).

Nhện sói (P. pseudoannulata) có thể chủ động di chuyển trên bề mặt của nước và có thể bơi lội nhanh thậm chí nhện có thể lặn sâu xuống nước. Nhện con chủ động tìm kiếm và săn mồi ở phần nửa dưới của cây lúa. Các cặp nhện đang bắt

18

cặp có thể được nhìn thấy ngay cả ban ngày dưới ánh sáng mặt trời. Khi nhện sói bị quấy rầy chúng sẽ tự chạy trốn vào trong ruộng lúa (Sudhikumar, 2007).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói pardosa pseudoannulata (araneae lycosidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 29 - 32)