Khả năng sử dụng nhện sói Pardosa pseudoannulata

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói pardosa pseudoannulata (araneae lycosidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 32)

sinh học

Nhện sói (P. pseudoannulata) là loài bắt mồi ăn thịt. Thức ăn chủ yếu là các loài côn trùng như rầy nâu, rầy xanh đuôi đen, sâu cuốn lá nhỏ và cả bọ xít mù xanh. Nhưng nhện sói thích ăn những côn trùng di chuyển chậm (Heong và ctv., 1990).

Một nhện sói P. pseudoannulata một ngày có thể tiêu diệt hàng trăm sâu non đục thân lúa, đồng thời nó tấn công cả thành trùng của các loài sâu đục thân (Ooi và

ctv., 1994; Rubia và ctv., 1990).

Loài nhện sói P. pseudoannulata có khả năng khống chế được rầy nâu dưới ngưỡng gây hại kinh tế, khi tương quan số lượng cá thể của nó và rầy nâu là 1:8-9. Tại Hồ Nam (Trung Quốc) năm 1984, đã áp dụng thành công kết quả này để lợi dụng nhện sói bắt mồi trong phòng chống rầy nâu trên diện tích 17 triệu hecta Trung Quốc (Wang, 1988).

Nhện sói P. pseudoannulata là loài bắt mồi quan trọng trong khống chế số lượng các loài rầy hại lúa ở nhiều nước Đông Nam Á. Thí nghiệm trong phòng cho thấy một cá thể nhện P. pseudoannulata trưởng thành trong một ngày có thể ăn được 17-24 ấu trùng rầy nâu hoặc 15-20 rầy nâu trưởng thành (Nguyễn Văn Đỉnh và ctv., 2004). Còn theo nghiên cứu của Phạm Văn Lầm (1991, 1993, 1996), thì một nhện sói ở giai đoạn nhện non tuổi 3 sau 24 giờ có thể ăn được 3,8-5,1 rầy nâu tuổi 4. Khả năng ăn rầy nâu của chúng tăng theo tuổi phát dục. Nhện non tuổi 8 trong 24 giờ đã ăn trung bình được 7,9-14,3 rầy nâu tuổi 4. Một nhện cái trưởng thành loài P.

pseudoannulata không mang bọc trứng có sức ăn mồi rất lớn. Trong 24 giờ, trung

bình nó ăn được 17,3-34,1 rầy nâu tuổi 5.

Ngoài ra nhện sói P. pseudoannulata còn được nghiên cứu về khả năng ăn rệp trên cây đậu đũa (Vigna unguiculata) ở Congo và Uganda.

(http://www.iresa.agrinet.tn/tjpp/tjpp7/8Theodore1.pdf).

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói pardosa pseudoannulata (araneae lycosidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 32)