Thuốc Kinalux 25EC

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói pardosa pseudoannulata (araneae lycosidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 34)

Hoạt chất: Quinalphos.

Tính chất: KINALUX 25EC do công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang sản xuất. Thuộc nhóm độc II, có tác dụng tiếp xúc vị độc, thấm sâu.

Công dụng: thuốc diệt trừ nhiều loại sâu hại như nhện gié, sâu phao đục bẹ, sâu cuốn lá trên lúa, sâu khoang trên đậu phộng, sâu ăn tạp trên đậu nành, rệp sáp trên cà phê, sâu đục ngọn trên điều.

Liều lượng: Sâu phao đục bẹ, nhện gié trên lúa: pha 20 – 30 ml/bình 8 lít, phun bình/1.000 m2; sâu cuốn lá: pha 40ml/bình 8 lít, phun bình/1.000m2.

Thời gian cách ly: 21 ngày trước khi thu hoạch.

http://www.agpps.com.vn/angiang/tintuc.php?idTin=193

1.6.5 Chess 50WG

Hoạt chất: Pymetrozine. Chess 50 WG được đóng gói tại công ty Syngenta Vietnam, phân phối bởi công ty BVTV An Giang.

Tính chất: thuộc nhóm độc III, tác động lưu dẫn thấm sâu, Ức chế hệ tiêu hóa, làm rầy ngừng gây hại ngay lập tức. An toàn với môi trường và thiên địch, phù hợp với chương trình quản lý rầy nâu. Liều lượng 300g/ha.

Công dụng: Thuốc đặc trị rầy nâu hại lúa, lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh, rất hiệu quả diệt rầy đã kháng thuốc khác, hiệu quả kéo dài đến 2 tuần sau khi phun

Liều lượng: 300 g/ha. Cách pha: pha 1 gói 7,5g/bình 8 lít (hoặc 1 gói 15 g/bình 1 lít); phun 4 bình 8 lít hoặc 2 bình 16 lít/1.000m2.

Thời gian cách ly: 7 ngày trước khi thu hoạch.

(http://www.agpps.com.vn/angiang/tintuc.php?idTin=190).

1.6.6 Prevathon 5 SC

21

Tính chất: Prevathon 5SC là thuốc trừ sâu thế hệ mới nhất hiện nay đặc hiệu với sâu kháng thuốc, thuộc nhóm độc III. Thuốc có đặc tính lưu dẫn mạnh, thấm sâu nhanh, chống rửa trôi tốt, làm sâu ngưng ăn ngay lập tức, nhanh chóng bảo vệ cây trồng, hiệu lực kéo dài. Không cần pha trộn với thuốc trừ sâu khác. Do công ty trách nhiệm hữu hạn Việt Nam cung ứng và đóng gói.

Công dụng: Prevathon 5SC đặc trị sâu cuốn lá, sâu đục thân hại lúa; sâu tơ trên cải bắp; dòi đục lá (sâu vẽ bùa), sâu xanh trên cà chua; bọ nhảy trên cải thìa; sâu xanh da láng, sâu đục quả trên đậu nành; sâu khoang trên đậu phộng.

Liều lượng: trên lúa 0,2 – 0,4 L/ha. Cách pha: pha 1 gói 15 ml cho bình 16 lít, phun 2 bình cho 1.000m2.

22

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN 2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1. Thời gian và địa điểm thực hiện a) Thời gian a) Thời gian

Đề tài được thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 12/2014.

b) Địa điểm

Đề tài được thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ.

2.1.2. Vật liệu và dụng cụ thí nghiệm a) Vật liệu thí nghiệm a) Vật liệu thí nghiệm

Nguồn nhện sói P. pseudoannulata thu trên ruộng lúa và quanh đồng cỏ ven các cánh đồng lúa.

Thức ăn cho nhện sói: rầu nâu thu ngoài đồng và nhân nuôi trên lúa trong nhà lưới. Ngoài ra còn một số bướm, sâu và một số côn trùng khác thu ngoài đồng.

b)Dụng cụ thí nghiệm - Hạt lúa giống Jasmine 85.

- Hộp nhựa nhỏ (đường kính 6,5 cm, cao 3,7 cm).

- Hộp nhựa trong (đường kính 11 cm, chiều cao 8,5 cm), chậu nhựa (đường kính 12cm, chiều cao 6,5 cm). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ống hút rầy nâu, ẩm độ kế, nhiệt kế.

- Phân ure, DAP…

- Lồng lưới nuôi ấu trùng và thành trùng.

- Các loại thuốc trừ sâu Chess 50WG, Cyperan 10EC, Abatin 5.4EC, Kinalus 25EC, Prevathon 5EC, Proclaim 1.9EC.

- Vợt có đường kính 30-35 cm và đáy sâu 50-60 cm, có cán dài độ 1 m. - Một số dụng cụ: kéo, dây nilon, băng keo, kẹp, viết lông, kính hiển vi, kính lúp, bao nilon, hộp nhựa, máy ảnh kỹ thuật số,…

2.2.PHƯƠNG PHÁP 2.2.1. Chuẩn bị thí nghiệm 2.2.1. Chuẩn bị thí nghiệm

a) Chuẩn bị nhện sói

Nhện sói được thu ở ngoài đồng và nhân nuôi trong phòng thí nghiệm. Thu chủ yếu là các nhện cái đang mang trứng về nuôi trong các hộp nhựa nhỏ đến khi nở nhện con, sau đó sử dụng nhện con để làm thí nghiệm đối với ấu trùng; còn nhện trưởng thành được giữ lại sử dụng cho các thí nghiệm đối với thành trùng.

Thức ăn chủ yếu cho nhện sói là rầy nâu thu từ ngoài đồng và nhân nuôi trong nhà lưới và một số côn trùng nhỏ khác (sâu cuốn lá nhỏ, ruồi giấm,…).

23

b)Nuôi rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)

Ngâm ủ và trồng lúa trong các chậu nhựa (đường kính 12cm, chiều cao 6,5 cm). Giống lúa được dùng làm thức ăn cho rầy nâu là giống Jasmine 85. Hạt giống được ngâm trong nước sạch 24 giờ sau đó đem ủ 48 giờ rồi đem gieo vào các chậu nhựa đã chuẩn bị đất sẵn (đất chiếm khoảng 2/3 chậu). Sau đó làm những máng nước, bỏ các chậu lúa vào và giăng mùng kín. Sau khi lúa được 3 – 4 tuần thì bắt đầu thu rầy nâu ngoài đồng về thả vào các chậu lúa.

Mực nước trong máng luôn giữ ở mức ổn định để tạo độ ẩm cho rầy nâu phát triển tốt. Trong khi nuôi cần chú ý ngăn ngừa các côn trùng và động vật khác như: bọ xít mù xanh, kiến, nhện lớn ăn thịt (nhện linh miêu, nhện chân dài), chuột, rắn mối,… tưới nước, bón phân đầy đủ cho cây lúa đến khi được 20 - 30 ngày tuổi thì có thể dùng làm thức ăn cho rầy nâu. Thường xuyên trồng nhiều đợt lúa mới để bổ sung thức ăn cho rầy nâu, đảm bảo đủ rầy để làm thí nghiệm.

2.2.2. Tiến hành thí nghiệm

2.2.2.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu lên khả

năng sống sót của ấu trùng nhện sói Pardosa pseudoannulata trong điều kiện phòng thí nghiệm.

a) Ảnh hưởng trực tiếp

Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 7 nghiệm thức gồm 6 loại thuốc và một đối chứng (sử dụng nước cất) với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 20 ấu trùng nhện sói. Các thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm là: Chess 50WG, Cyperan 10EC, Abatin 5.4EC, Kinalux 25EC, Prevathon 5EC, Proclaim 1.9EC. Liều lượng của thuốc được dùng theo khuyến cáo.

Bảng 2.1: Nồng độ các loại thuốc sử dụng trong thí nghiệm.

Tên thuốc thương phẩm Tên hoạt chất Nồng độ sử dụng (khuyến cáo)

Chess 50WG Pymetrozine 7,5 g/ 12 lít nước

Proclaim 1.9EC Emamectin benzoate 0,15 – 0,25 L/ha

Cyperan 10EC Cypermethrin 6 – 8 ml/ bình 8 lít

Kinalux 25EC Quinalphos 25 – 35 ml/bình 10 lít

Abatin 5.4EC Abamectin 4 - 6 ml /16 lít

24

Cách tiến hành:

Phun thuốc vào hộp nhựa sạch (đường kính 10cm cao 8cm) có nhện bằng máy phun với thời gian 5 giây, các hộp nhựa đều được đánh số các nghiệm thức và cung cấp bông gòn ẩm, thức ăn là rầy nâu (rầy cám) để tránh nhện ăn thịt lẫn nhau.

b) Ảnh hưởng gián tiếp

Các loại thuốc và cách tiến hành tương tự với thí nghiệm phun trực tiếp nhưng khi phun thuốc chỉ phun vào hộp không có nhện. Sau khi phun để thuốc khô tự nhiên dưới nhiệt độ phòng sau đó mới thả nhện và rầy nâu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu lên khả năng sống sót của thành trùng nhện sói Pardosa pseudoannulata trong điều kiện năng sống sót của thành trùng nhện sói Pardosa pseudoannulata trong điều kiện

phòng thí nghiệm.

a) Ảnh hưởng trực tiếp

Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 7 nghiệm thức gồm 6 loại thuốc và một đối chứng (sử dụng nước cất) với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 10 thành trùng nhện sói. Các thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm là: Chess 50WG 50WG, Cyperan 10EC, Abatin 5.4EC, Kinalux 25EC, Prevathon 5EC, Proclaim 1.9EC. Liều lượng của thuốc được dùng theo khuyến cáo.

Cách tiến hành:

Phun thuốc vào hộp nhựa sạch (đường kính 10cm cao 8cm) có nhện bằng máy phun với thời gian 5 giây, các hộp nhựa đều được đánh số các nghiệm thức và cung cấp bông gòn ẩm, thức ăn là rầy nâu để tránh nhện ăn thịt lẫn nhau.

b) Ảnh hưởng gián tiếp

Các loại thuốc và cách tiến hành tương tự với thí nghiệm phun trực tiếp nhưng khi phun thuốc chỉ phun vào hộp không có nhện. Sau khi phun để thuốc khô tự nhiên dưới nhiệt độ phòng sau đó mới thả nhện và rầy nâu.

2.2.2.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu lên khả năng sống sót của ấu trùng nhện sói Pardosa pseudoannulata trong điều kiện nhà năng sống sót của ấu trùng nhện sói Pardosa pseudoannulata trong điều kiện nhà lưới.

25

Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 6 nghiệm thức gồm 5 loại thuốc và một đối chứng (sử dụng nước cất) với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 20 ấu trùng nhện sói. Các thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm là: Chess 50WG, Cyperan 10EC, Abatin 5.4EC, Kinalux 25EC, Prevathon 5EC, Proclaim 1.9EC. Liều lượng của thuốc được dùng theo khuyến cáo.

Cách tiến hành:

Phun thuốc vào lồng nhựa có chưa chậu lúa (Hình 1) có nhện bằng máy phun với thời gian 5 giây, các hộp nhựa đều được đánh số các nghiệm thức thức ăn là rầy nâu để tránh nhện ăn thịt lẫn nhau. Giống lúa dùng trong thí nghiệm là jasmin 85 với độ tuổi là 30 – 40 ngày.

b) Ảnh hưởng gián tiếp

Các loại thuốc và cách tiến hành tương tự với thí nghiệm phun trực tiếp nhưng khi phun thuốc chỉ phun vào hộp không có nhện. Sau khi phun để thuốc khô tự nhiên sau đó mới thả nhện và rầy nâu.

2.2.2.4 . Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu lên khả năng sống sót của thành trùng nhện sói Pardosa pseudoannulata trong điều kiện năng sống sót của thành trùng nhện sói Pardosa pseudoannulata trong điều kiện nhà lưới.

a) Ảnh hưởng trực tiếp

Thí nghiệm bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên, 7 nghiệm thức gồm 6 loại thuốc và một đối chứng (sử dụng nước cất) với 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 10 thành trùng nhện sói. Các thuốc trừ sâu dùng trong thí nghiệm là: Chess 50WG 50WG, Cyperan 10EC, Abatin 5.4EC, Kinalux 25EC, Prevathon 5EC, Proclaim 1.9EC. Liều lượng của thuốc được dùng theo khuyến cáo.

Cách tiến hành:

Phun thuốc vào lồng nhựa có chưa chậu lúa (Hình 1) có nhện bằng máy phun với thời gian 5 giây, các hộp nhựa đều được đánh số các nghiệm thức thức ăn là rầy nâu để tránh nhện ăn thịt lẫn nhau. Giống lúa dùng trong thí nghiệm là jasmin 85 với độ tuổi là 30 – 40 ngày.

26

Hình 2.1: Lồng chứa nhện sói trong thí nghiệm (A), bố trí thí nghiệm (B)

A B

Các loại thuốc và cách tiến hành tương tự với thí nghiệm phun trực tiếp nhưng khi phun thuốc chỉ phun vào hộp không có nhện. Sau khi phun để thuốc khô tự nhiên sau đó mới thả nhện và rầy nâu.

2.3. LẤY CHỈ TIÊU VÀ XỬ LÍ SỐ LIỆU

Cách lấy chỉ tiêu: ghi nhận tỉ lệ sống sót ấu trùng (thành trùng) nhện sói sau 3, 6, 9, 12, 24, 48 và 72 giờ sau khi phun thuốc; riêng với các thí nghiệm đối với ấu trùng nhện sói, trong điều kiện nhà lưới thì lấy chỉ tiêu sau 24, 48 và 72 giờ sau khi phun thuốc.

Hiệu quả của thuốc được tính theo công thức Abbott (1925):

Trong đó:

T: Số lượng cá thể sống trong nghiệm thức xử lý thuốc C: Số lượng cá thể sống trong nghiệm thức đối chứng

Số liệu được xử lý bằng chương trình Excel 2003 để tính số trung bình và vẽ biểu đồ. Sau đó tiến hành phân tích thống kê bằng chương trình SPSS 16 để so sánh các số trung bình với nhau qua phân tích ANOVA và kiểm định Duncan. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC TRỪ SÂU ĐỐI VỚI ẤU TRÙNG VÀ THÀNH TRÙNG NHỆN SÓI (P. PSEUDOANNULATA) VỚI ẤU TRÙNG VÀ THÀNH TRÙNG NHỆN SÓI (P. PSEUDOANNULATA) TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

3.1.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đối với ấu trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện phòng thí nghiệm ấu trùng nhện sói (P. pseudoannulata) trong điều kiện phòng thí nghiệm

a. Ảnh hưởng trực tiếp

Qua kết quả Bảng 3.1 cho thấy các loại thuốc có ảnh hưởng khác nhau đối với nhện sói tuổi 1, có độ hữu hiệu dao động từ 31,65-100% tại thời điểm 72 giờ sau khi phun (GSKP). Trong đó Cyperan 10EC và Kinalux 25EC gây chết rất nhanh (100%) tại thời điểm 3 GSKP; các loại thuốc còn lại có tác động chậm hơn và tăng dần theo thời gian.

Bảng 3.1:Độ hữu hiệu của một số loại thuốc hóa học lên ấu trùng nhện sói (P.

pseudoannulata) bằng phương pháp phun trực tiếp, trong điều kiện phòng thí nghiệm.

T(ºC) = 27,7, RH(%) = 59,3

Nghiệm thức Độ hữu hiệu (%) ở thời điểm sau khi phun thuốc

3g 6g 9g 12g 24g 48g 72g Abatin 5.4EC 6,25 b 8,75 b 12,57 b 16,32 b 25,20 b 40,33 b 50,59 b Proclaim 1.9EC 3,75 b 6,32 bc 7,57 b 12,63 b 20,20 b 29,08 bc 34,80 c Chess 50WG 1,25 b 5,00 bc 5,00 bc 7,57 b 12,57 c 22,76 c 31,65 c Cyperan 10EC 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a 100 a Prevathon 5SC 2,50 b 7,50 b 11,32b 13,82 b 16,45 bc 35,33 b 45,59 bc

Kinalux 25EC 100 a 100 a 100 a 100a 100 a 100 a 100 a

Đối chứng 0 b 0 c 0 c 0 c 0 d 0 d 0 d

CV (%) 17,15 18,52 16,70 14,51 11,10 11,51 11,79

Mức ý nghĩa       

Ghi chú: Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì không có sự khác biệt qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5% và kiểm định Duncan.*: khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, g: giờ.

Tại thời điểm 3 GSKP, nghiệm thức Cyperan 10EC và Kinalux 25EC gây chết 100% nhện sói. Trong khi các nghiệm thức khác có độ hữu hiệu rất thấp dưới 10% và không khác biệt với đối chứng ở mức ý nghĩa 5% lần lượt là Abatin 5.4EC (6,25%), Proclaim 1.9EC (3,75%), Prevathon 5SC (2,5%) và Chess 50WG (1,25%).

28

Tại thời điểm 6 GSKP, nghiệm thức Cyperan 10EC và Kinalux 25EC vẫn là nghiệm thức gây chết cao nhất. Các nghiệm thức khác có tăng độ hữu hiệu so với thời điểm 3 GSKP và đều có khác biệt so với đối chứng ở mức ý nghĩa 5%. Độ hữu hiệu của các loại thuốc lần lượt như sau Abatin 5.4EC (8,75%), Prevathon 5SC (7,5%), Proclaim 1.9EC (6,23%) và Chess 50WG (5%). Trong đó Prevathon 5SC có độ hữu hiệu cao hơn so với Proclaim 1.9EC ở thời điểm 3 GSKP nhưng không có khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Ở thời điểm 9 GSKP, độ hữu hiệu của các nghiệm thức biến thiên từ 5-100 %, trong đó Cyperan 10EC và Kinalux 25EC cho hiệu quả cao nhất với độ hữu hiệu đạt 100%, kế đến là Abatin 5.4EC (12,75%), Prevathon 5SC (11,32%), Proclaim 1.9EC (7,57%) và Chess 50WG (5%). Trong đó Chess 50WG là nghiệm có độ hữu hiệu thấp nhất và không thay đổi so với thời điểm 6 GSKP.

Ở thời điểm 12 GSKP, sự khác biệt của các nghiệm thức vẫn không đổi so với thời điểm 9 GSKP. Nghiệm thức Cyperan 10EC và Kinalux 25EC vẫn có độ hữu hiệu ở mức 100% cao nhất và khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại qua phân tích thống kê. Các nghiệm thức còn lại có độ hữu hiệu lần lượt là Abatin 5.4EC (16,32%), Prevathon 5SC (13,82%), Proclaim 1.9EC (12,63%) và Chess 50WG (7,57%).

Đến thời điểm 24 GSKP, độ hữu hiệu giữa các nghiệm thức có thay đổi về thứ tự so với thời điểm 12 GSKP. Cụ thể độ hữu hiệu của các loại thuốc còn lại theo thứ tự từ thấp đến cao Chess 50WG (12,75%), Prevathon 5SC (16,45%), Proclaim 1.9EC (20,20%), Abatin 5.4EC (25,20%). Dù các nghiệm thức có độ hưu hiệu tăng đáng kể nhưng không có khác biệt ý nghĩa. Bên cạnh đó Cyperan 10EC và Kinalux 25EC vẫn cho độ hữu hiệu cao nhất trong các nghiệm thức.

Tại thời điểm 48 GSKP, sự khác biệt của các nghiệm thức vẫn không thay đổi so với thời điểm 24 GSKP. Trong đó cao nhất là Cyperan 10EC và Kinalux 25EC với độ hữu hiệu 100%, kế đến là Abatin 5.4EC (40,33%) và Prevathon 5SC (35,33%), Proclaim 1.9EC (29,08%) và Chess 50WG (22,76%). Nhưng độ hữu hiệu các nghiệm thức có tăng và không đồng đều giữa các nghiệm thức, cụ thể là Prevathon 5SC (35,33%) có độ hữu hiệu cao hơn Proclaim 1.9EC (29,08%).

Ở thời điểm 72 GSKP, độ hữu hiệu của các nghiệm thức biến thiên từ 31,65- 100%. Trong đó Cyperan 10EC và Kinalux 25EC cho ảnh hưởng cao nhất đạt 100%, kế đến là Abatin 5.4EC (50,59%) và Prevathon 5SC (45,59%); cuối cùng là Proclaim 1.9EC (34,80%) và Chess 50WG (31,65%).

29

Nhìn chung, qua thí nghiệm 3.1.1 a, ta nhận thấy hai loại thuốc Cyperan 10EC và Kinalux 25EC có độ độc rất cao và gây chết rất nhanh (sau 3 giờ, chết

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của một số thuốc trừ sâu đối với nhện sói pardosa pseudoannulata (araneae lycosidae) trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 34)