Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho hoạt động văn hóa ở miền nú

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi xay sổm bun nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong thời kỳ đổi mớ (Trang 67 - 68)

b) Về y phục và trang sức

3.1.4.Từng bước xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho hoạt động văn hóa ở miền nú

hóa ở miền núi

Việc tăng cường đầu tư kinh phí, xây dựng các cơ sở hạ tầng văn hóa, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao, phòng đọc sách truyền thống... có vai trò rất lớn trong việc cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống văn hóa ở khu Xay Sổm Bun. Thiết chế văn hóa bao gồm cơ sở vật chất và tổ chức bộ máy nhằm tạo điều kiện để biến mọi giá trị văn hóa phục vụ cho người lao động và tạo điều kiện cho họ góp phần sáng tạo ra các giá trị văn hóa mới. Hiện nay ở khu Xay Sổm Bun đã có một số thiết chế văn hóa được xây dựng nhưng chưa đồng bộ, mới chỉ tập trung ở những nơi gần trung tâm của huyện. Còn những nơi ở xa, điều kiện khó khăn hầu như chưa có như: huyện Tha Thôm, huyện Khun và các làng xa xôi vùng cao, ... có những đơn vị đã có những thiết chế văn hóa nhưng chưa phát huy được hết chức năng của mình.

Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh cần đảm bảo quyền thông tin cho người dân trước hết cần từng bước tiến lên hiện đại hóa các thiết bị nghe nhìn trong toàn khu. Xây dựng các điểm, các cụm văn hóa, thể thao tại các trung tâm huyện thu hút đông người tham gia có vai trò quan trọng. Xây dựng các "làng văn hóa", tạo điều kiện cho nhân dân lao động, cán bộ quản lý có cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú là mục tiêu của đổi mới trên lĩnh vực văn hóa.

Có thể nói: không thể tiến hành xây dựng đời sống văn hóa ở vùng miền núi nếu không có hệ thống tổ chức và cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định. Đây không phải là công việc làm trong một vài năm mà là một quá trình. Tuy nhiên cần phải bắt tay ngay từ giờ. Các cơ quan quản lý địa phương, đặc biệt là ngành văn hóa thông tin phải đi trước một bước. Nhìn lại công tác đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa nói chung, hoạt động văn hóa ở miền núi nói riêng, chúng ta thấy tình trạng tự phát, manh mún, tản mạn theo kiểu "ngẫu hứng" rất rõ. Để chấn chỉnh tình trạng này cần xây dựng

quy hoạch, chiến lược phát triển văn hóa ở từng vùng. Cần làm cho nhân dân các phâu ở bản làng tham gia ngay vào công việc xây dựng các chương trình và kế hoạch phát triển văn hóa của địa phương mình. Công tác dự toán, dự báo, kế hoạch phải đi trước một bước. Việc triển khai kế hoạch cần có trọng tâm, trọng điểm.

Để làm được điều này cần có kế hoạch liên kết, phối hợp nhiều lực lượng xã hội mà nòng cốt là các đoàn thể, để tạo nên phong trào xã hội. Chương trình công tác và tổ chức các hoạt động văn hóa thông tin trước mắt hướng vào xây dựng cơ sở vật chất bền vững cho hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của gia đình, cá nhân trong việc mua sắm các phương tiện, trang bị hoạt động văn hóa thông tin; xây dựng những tụ điểm văn hóa ở các xóm bản thực hiện xã hội hóa hoạt động văn hóa - thông tin - thể thao ở địa phương.

Một phần của tài liệu Luận văn đề tài xây dựng đời sống văn hóa ở vùng núi xay sổm bun nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào trong thời kỳ đổi mớ (Trang 67 - 68)