b) Về y phục và trang sức
3.1.2. Xây dựng đời sống văn hóa ở miền núi nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp phát triển miền nú
ở khu Xay Sổm Bun hiện nay vẫn còn nhiều bản làng ở các vùng xa vùng cao mang nặng quan niệm cổ hủ chỉ cho con em học biết đọc, biết viết là thôi. Tình trạng bỏ học ở khu Xay Sổm Bun, đặc biệt là khu kinh tế mới và vùng đồng bào dân tộc ít người khá phổ biến. Vì vậy một trong những nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở vùng miền núi hiện nay là phải hướng tới phát triển giáo dục, động viên con em đi học, xây dựng nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho con em đi học nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Cần gắn việc phát triển văn hóa, kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Nhiều địa phương, bản làng, gia đình dòng họ đã có quy ước "khuyến học". Đây là một nét đẹp mới trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng của khu. Cần mở rộng mô hình này và liên kết giữa các ngành để đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng tài năng, khuyến khích đội ngũ trí thức về vùng núi công tác.
Xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục quốc gia, mở rộng màng lưới các trường, kể cả trường mẫu giáo nhà trẻ, trường phổ thông cơ sở các cấp, trường đào tạo nghề, trường bổ túc văn hóa, nhằm thu hút tối đa con em ở các phâu đi học.
Cần đặc biệt chú trọng nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ cơ sở. Cần có hình thức học tập nhằm thanh toán nạn mù chữ trong toàn dân. Giáo dục văn hóa là nhiệm vụ chủ yếu hàng đầu và phải tiến hành liên tục, bởi vì nhiệm vụ này tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội - văn hóa của nhân dân miền núi trong thời kỳ đổi mới.
Những quan niệm cũ, bảo thủ và trì trệ; bệnh quan liêu, cửa quyền; tư tưởng cục bộ địa phương, bệnh vô tổ chức, chủ nghĩa cá nhân, đặc quyền, đặc lợi đều là những cản trở sự phát triển của xã hội miền núi Lào.
Tạo mọi điều kiện cần thiết và thuận lợi nhất để phát triển nền văn hóa dân tộc trên cơ sở kế thừa, phát huy truyền thống quý giá của nền văn hóa dân tộc - kiên trì xóa bỏ tận gốc những tục lệ lạc hậu như mê tín dị đoan... đồng thời ngăn chặn mọi ảnh hưởng xấu của tư tưởng và văn hóa ngoại lai phản tiến bộ. Cần thu hút mọi bộ tộc, mọi phân tích cực tham gia xây dựng nền văn hóa mới, nhanh chóng tiếp cận với nền văn hóa giáo dục
hiện đại, làm cho người vùng cao miền núi thật sự trở thành con người Lào mới có văn hóa, có tri thức. Cần phấn đấu làm cho các giá trị chân, thiện, mỹ của các bộ tộc thiểu số Lào thật sự trở thành tài sản của toàn dân.