b) Về y phục và trang sức
3.1.1. Xây dựng đời sống văn hóa ở miền núi nhằm mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mớ
tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới
Chúng ta thấy rất rõ, đời sống văn hóa ở bản mường miền núi khu Xay Sổm Bun được thể hiện trong lối sống tập tục. Lòng nhân ái được thiêng liêng hóa trong những phạm trù của nhà Phật đã trở thành tình cảm dòng tộc góp phần giáo dục con người vươn tới sự lương thiện. Lòng nhân ái của người Lào được truyền từ đời này sang đời khác. Tình cảm đó chứa đựng trong những bản trường ca sử thi, truyền thuyết, huyền thoại, truyện cười, tóm lại thông qua văn học để đi vào gia đình, dòng tộc, bản làng một cách êm ả và sâu lắng. Văn học truyền miệng và thành văn Lào đã phản ánh tính triết lý và ý nghĩa giáo dục đạo làm người của dân tộc. Với người Lào con người lấy cái phúc để đánh giá sự hơn nhau trong nếp sống ở bản làng.
Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã chỉ rõ: "Đảng ta coi văn hóa là cơ sở xã hội, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc, vừa là động lực quan trọng thúc đẩy vừa là mục tiêu phát triển xã hội [9, tr. 63].
Nhờ có quan điểm chỉ đạo chiến lược của Đảng và Nhà nước văn hóa từng bước góp phần tích cực vào quá trình đổi mới kinh tế- xã hội của vùng miền núi. Quá trình dân chủ hóa ngày càng mở rộng đã tác động sâu sắc đến đời sống văn hóa. Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp nhân dân ngày càng được nâng cao.
Việc xã hội hóa các hoạt động văn hóa trong thời gian vừa qua có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, giúp cho mọi người hiểu
được giá trị văn hóa, có tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu chế độ mới, yêu văn hóa của dân tộc mình.
Đại hội Đảng lần thứ VII đã nhấn mạnh "thúc đẩy và khuyến khích toàn xã hội tham gia giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc và từng bộ tộc gắn với việc tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới; xây dựng nền văn hóa mang tính dân tộc, tính quần chúng và tiến bộ [12, tr. 94].
Sự nghiệp giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người dân miền núi đã được khơi dậy qua các hoạt động văn hóa văn nghệ. Quan hệ các vùng miền và quốc tế về văn hóa được mở rộng và tăng cường về nhịp độ. Các giá trị văn hóa của nhân loại xưa và nay được giới thiệu ở Lào đáp ứng nhu cầu nâng cao sự hưởng thụ về văn hóa của nhân dân. Các giá trị văn hóa tiêu biểu của người miền núi khu Xay Sổm Bun từng bước được giới thiệu với cả nước và nước ngoài. Các hoạt động văn hóa quần chúng được củng cố và phát triển, đặc biệt là các lễ hội văn hóa cổ truyền của dân tộc và các phâu được khôi phục. Nhìn chung quá trình dân chủ hóa và xã hội hóa các hoạt động văn hóa diễn ra đã góp phần đáng kể vào sự vận động và phát triển của văn hóa trong những năm qua.
Sự phát triển kinh tế thị trường ở khu Xay Sổm Bun đã tác động sâu sắc đến các giá trị xã hội và giá trị văn hóa của khu vực. Đây là một quá trình vận động đan xen với nhiều xung đột giữa cái cũ và cái mới giữa cái đúng và cái sai, giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác... Sự hình thành hệ giá trị văn hóa mới theo hướng "Dân tộc, quần chúng và tiến bộ" là yêu cầu cấp thiết không những trong thời gian qua mà ngay cả sau này đã được nhà nước và Trung ương đặc biệt quan tâm. Trong hệ giá trị đó, việc bảo lưu và phát triển văn hóa dân tộc của các bộ tộc Lào mà nội dung chính là chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo được coi trọng đặc biệt.
Đảng Nhân dân cách mạng Lào khẳng định:
"Việc mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại và khuyến khích đầu tư của nước ngoài là chủ trương lớn của Đảng nhằm tranh thủ sức mạnh của quốc tế kết hợp với sức mạnh
trong nước để phát triển nước ta thịnh vượng và làm cho nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập vào kinh tế" [22, tr. 55].
Đường lối đó đã giúp cho khu miền núi Xay Sổm Bun hội nhập với các cộng đồng dân tộc khác trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa.
Sự khẳng định văn hóa dân tộc là cội nguồn là nội lực và là tiền đề để tranh thủ ngoại lực, trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đặt ra cho nền văn hóa miền núi Lào những thời cơ và thách thức lớn. Thách thức lớn là sự xuất hiện của những văn hóa phẩm hải ngoại, những kênh truyền hình các nước như Thái Lan đang xâm lấn thị phần thông tin Lào đã tác động mạnh mẽ đến các hoạt động văn hóa tinh thần dân tộc. Tuy nhiên Đảng và nhà nước Lào nói chung, chính quyền địa phương trong ban lãnh đạo khu đã có những biện pháp để vượt qua những thách thức đó chủ động tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa quốc tế đồng thời đóng góp vào sự phát triển văn hóa của nhân loại trong cơ sở giữ vững tính dân tộc, độc lập tự chủ trong văn hóa của Lào.
Xây dựng đời sống văn hóa là yêu cầu cấp thiết để tạo động lực cho sự phát triển miền núi. Để giải quyết nhiệm vụ đó cần chú ý tới đặc điểm của nền kinh tế địa phương hiện nay. Kinh tế miền núi không thể phát triển biệt lập, với các đô thị (và ngược lại). Những khu vực, vùng có mối liên hệ biện chứng với nhau trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của vùng cũng như cả nước. Xây dựng đời sống văn hóa ở miền núi phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của khu cũng như tạo ra mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Sự chia tách các hoạt động văn hóa với các lĩnh vực khác cũng không thu được kết quả mong muốn; thậm chí còn có thể gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy để văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội là động lực, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội cần tập trung làm rõ các nhân tố văn hóa tác động đến phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện
để cho các nhân tố đó phát triển.
ở vùng núi Lào nói chung, ở miền núi khu Xay Sổm Bun nói riêng hiện nay, nền kinh tế vẫn còn ở trong tình trạng sản xuất nông nghiệp lạc hậu phân tán, manh mún, tự cung tự cấp, dựa trên lao động giản đơn và thủ công là chính.
Để phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, cần phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phân công lại lao động xã hội, phối hợp và hợp tác giữa các vùng, hướng tới kinh tế thị trường đồng thời mở rộng giao lưu kinh tế trong nước, khu vực và quốc tế, xây dựng đời sống văn hóa ở vùng miền núi là để hướng tới giải quyết tốt mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, đổi mới tư duy kinh tế, tạo ra quan hệ sản xuất mới vừa phù hợp, vừa kích thích sự phát triển của lực lượng sản xuất. Cần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng nhau phát triển lành mạnh trong khuôn khổ của pháp luật.
Trong thời kỳ đổi mới trước hết cần tạo môi trường cho văn hóa phát triển. Môi trường văn hóa trong quá trình đổi mới ở miền núi bao gồm các yếu tố cơ bản đó là hệ
thống pháp luật và quy ước của cộng đồng. Các chuẩn mực ứng xử giữa con người với
con người, hệ thống quan niệm về giá trị thể hiện ở phong tục, tập quán, lối sống, tín ngưỡng tâm linh; các giá trị đạo đức; trình độ dân trí, khả năng tiếp nhận cái mới, trước hết là khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất; khả năng bảo vệ môi trường, hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể cần được bảo vệ... Chính môi trường văn hóa thuận lợi mới phát triển được kinh tế - xã hội và ngược lại, môi trường văn hóa xuống cấp, bị phá hủy thì không thể xây dựng được kinh tế hay xã hội.
ở nhiều vùng miền núi khi kinh tế và mức thu nhập tăng lên nhưng quan hệ bản làng, hàng xóm thân tộc và gia đình lại nảy sinh những mâu thuẫn vì vậy phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy truyền thống đạo lý của các phâu, các bản làng, các gia đình và dòng họ. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc.
Cần phải nhận thức sâu sắc hơn vai trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời phải chú ý đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khi xây dựng đời sống văn hóa ở vùng miền núi Lào hiện nay.