b) Về y phục và trang sức
2.1.3. Về đời sống tinh thần
Đời sống văn hóa của người miền núi Lào khá phong phú và đa dạng. Sự phong phú đa dạng này một mặt là do bản thân người vùng núi sáng tạo ra và một mặt là do ảnh hưởng của các nền văn hóa khác.
- Về tín ngưỡng dân gian, tiếng Lào gọi là "xát xa-mả-phỉ" tức là thờ cúng ma và
các tục lệ trong tín ngưỡng, người Lào gọi là 'Hịt phỉ khoong sáng - tức là tục lệ ma quỷ. Hiện nay, đạo Bà-la-môn đạo Thiên chúa và đạo Phật đã du nhập vào vùng miền núi của Lào. Việc du nhập của các đạo đó vào vùng cao là ảnh hưởng của nền văn hóa ngoài vùng đối với văn hóa miền núi Lào.
- Về sinh hoạt văn hóa văn nghệ của các bộ tộc ở vùng cao Lào. Đặc điểm chung của các bộ tộc vùng núi là thích múa hát. Mỗi một bản làng đều có ca sĩ dân gian nổi tiếng trong bản của mình như: Mó lăm (người hát hay và giỏi), Mó khen (người thổi kèn giỏi), Mư coong giỏi (người đánh trống hay) v.v…
Ngày lễ hoặc thời gian rỗi đêm trăng rằm, nhân dân các xóm làng, nhất là thanh niên nam nữ thường tập trung múa hát trong đó có hát giao duyên giữa các đôi trai gái. Qua đó các buổi sinh hoạt văn nghệ đó, mọi người trở nên vui vẻ hơn, nỗi đau buồn vợi
bớt và những mệt mỏi trong lao động sản xuất hình như đã biến đi mất, đồng thời lòng yêu thương thông cảm lẫn nhau được củng cố và nâng cao. Đó là ý nghĩa của đời sống văn hóa văn nghệ ở cộng đồng.
"Bản là đơn vị cư trú nhỏ nhất của người vùng núi trung Lào. Bản Lào thâng, Lào Xủng không lớn, ở cách xa nhau nhất là vùng núi xa đô thị. Thông thường chỉ có khoảng 40 - 50 nóc nhà, nhiều là 70 - 80 nóc nhà, có khi 10 - 15 nóc nhà" [11, tr. 259]. ở các vùng bằng phẳng rộng lớn hoặc ở thành thị thì bản thường tập trung từ 80 - 100 nóc nhà và có bản lớn đến 200 - 300 nóc nhà. Điều này cũng phản ánh tính phân tán trong cư trú của người miền núi trung Lào. Quy mô của mỗi bản tùy thuộc vào điều kiện ruộng đất nơi cư trú. Người vùng miền núi trung Lào đại bộ phận là làm ruộng, rẫy và săn bắn hái lượm. Bởi vậy bản làng của dân miền núi Lào thường có sông hoặc suối và bao quanh thường có rừng để săn bắn. Điều kiện địa lý đó tạo ra tâm lý tính cách phóng khoáng, ưa thích tự do.
Trung tâm của bản làng thường là ngôi chùa, hoặc ở một sân rộng bằng phẳng hoặc ở trên đồi núi tùy theo điều kiện của từng bản, nhất là các bản làng có 40 - 50 ngôi nhà trở lên.
Bản làng của miền núi thường đặt theo tên dòng suối, hoặc sông, tên đồng ruộng, rừng cây, đầm nước…
Bản làng của dân miền núi trung Lào, ở theo từng dãy núi, đường đi, dòng suối và mỗi bản thường cách xa nhau từ 3 - 5 cây số nơi xa cũng đến 5 - 7 cây số, có khi 15 cây số hoặc 20 cây số (những vùng nhiều đồi núi) nhưng mối quan hệ ở trong vùng rất mật thiết bởi quan hệ bà con, anh em, hôn nhân, hoặc do có cùng tín ngưỡng và tôn giáo…
Bản làng của dân miền núi trung Lào hình thành đầu tiên là một hoặc vài nhóm gia đình tộc họ gần gũi với nhau từ nơi khác đến. Sau dần họ thu nạp thêm những nhóm người thuộc tộc họ khác hoặc trong quan hệ hôn nhân mà phát triển. Có thể có những cá nhân hoặc tộc người khác, thường là nhóm tộc Lào - Thang sau đó là Lào Thâng
thị trấn hoặc đô thị. Những nghề khác dần dần phát triển nhưng vẫn không tách khỏi nông nghiệp, hoạt động là thương nghiệp trong các bản làng miền núi của Lào chỉ mới diễn ra cách đây vài năm.