Văn hóa doanh nghiệp – Những điều chưa thể lý giải

Một phần của tài liệu tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Trang 33 - 37)

Rất nhiều học giả, chuyên gia đã cống hiến những hiểu biết quý giá về văn hóa doanh nghiệp, thếnhưng dù đã tham khảo rất nhiều tài liệu quý giá, lãnh đạo doanh nghiệp vẫn chưa tìm được đường đi cho văn hóa doanh nghiệp mình, không hẳn là thiếu tiền, cũng không phải là do trình độ nhận thức.

Đôi khi một doanh nghiệp khi áp dụng thành công những chuẩn mực như thương hiệu, tiêu chuẩn, sản phẩm, tác phong nhân viên … bỗng giật mình nhìn lại đó vẫn chưa phải là văn hóa riêng của doanh nghiệp mình. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ còn rất nhiều gian nan bởi nó ẩn chứa rất nhiều yếu tố cả hữu hình và vô hình, không phải cứ muốn là thực hiện được.

Văn hóa doanh nghiệp ẩn chứa sự tâm linh

Tính tâm linh trong văn hóa doanh nghiệp là điều khó hiểu bậc nhất trong quá trình xây dựng nó. Đến bây giờ, người ta vẫn không thể hiểu tại sao người Nhật lại cực kì hà khắc trong cách hành xử nội bộ, cấp dưới phải cúi đầu chào cấp trên, làm việc suốt đời và cống hiến trọn vẹn… Văn hóa kinh doanh trong một tổ chức đã tiến đến mức độ cao nhất, trở thành một thứĐạo, mà từ thế hệ này tới thế hệ khác tôn sùng và làm theo.

Trở lại với việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, các doanh nghiệp mới chỉ quan tâm tới xây dựng văn hóa ở vẻ bề ngoài, mà quên đi việc tạo ra một Đạo Kinh Doanh riêng cho tổ chức mình. Đạo kinh doanh đó được xây dựng trên nền tảng giá trị và niềm tin mạnh mẽ, từ đó những quy tắc ứng xử của những người bên trong nội bộ, cũng sẽ theo cái Đạo ấy mà hình thành. Khi tổ chức đó cấy được những yếu tố tâm linh của Đạo Kinh Doanh, nếu được duy trì một cách khôn khéo, con người bên trong nội bộ chẳng khác gì những con chiên hay những môn đồ của Phật Giáo, tinh thần họ đều cùng hướng tới một mục đích chung của tổ chức, tìm ra phương hướng thống nhất để hoàn thiện bản thân mình. Xây dựng được Đạo trong tổ chức cũng giống như xây dựng cho nhân viên phải thực hiện nghiêm ngặt những quy tắc để hoàn thiện mình.

34 Trong cuốn sách Văn minh làm giàu và nguồn gốc của cải của TS. Vương Quân Hoàng, chúng ta đã được đề cập tới khái niệm giá trị. Giải thích một cách đơn giản, giá trị là một cái gì đó mà người ta cảm thấy quan trọng, có ích. Cụm từ “Quan trọng” và “Có ích lợi” là rất đáng lưu tâm trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Bởi lẽ lãnh đạo công ty sẽ rất khó xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nếu không truyền đạt được những ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp đem lại. Nhân viên cần được giáo dục nhận thức rằng việc đeo thẻ nhân viên, mặc đồng phục là thể hiện sự tự hào là thành viên của công ty, và có ích cho công việc của họ chứ không phải họ mang những thứđó để làm quảng cáo.

Rất nhiều lãnh đạo đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận thức của nhân viên mình với các giá trị văn hóa. Nếu không giảng giải được cặn kẽ hệ thống các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có ích lợi gì với nội bộ tổ chức, tất yếu moi hình thức triển khai chỉ là phong trào.

Văn hóa doanh nghiệp, giữa cái “chung chung” và cái “cụ thể”

Một điểm yếu trong quá trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam đó là tính “chung chung” trong việc xây dựng. Lãnh đạo không thể nói chung chung rằng mọi thành viên trong công ty đều phải thanh lịch, trang trọng hay lịch sự được. Nhân viên trong tổ chức cần phải được chỉ bảo cặn kẽ từng lời ăn, tiếng nói cho đến cách thức đi lại. Văn hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những gì nhỏ nhặt nhất, lý thuyết là thếnhưng không phải ai ai cũng hiểu được, mà cho dù hiểu được thì trong nhiều trường hợp lại coi đó là nhỏ nhặt và khó thực hiện.

Để thực hiện được văn hóa thì mọi quy tắc hành vi cần phải được quy định rất chi tiết và cụ thể, chẳng khác nào dạy trẻ con học lễ nghĩa thời xưa. Phải có sựđồng thuận của mọi cá nhân trong tổ chức và sự áp đặt thành các nội quy, văn hóa mới có thể dần dần hình thành, đến một mức nào đó, tổ chức coi một số giá trị là quy chuẩn, là “thức ăn” hàng ngày, không thể thiếu được trong quá trình hoạt động.

35

TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN

Trên sân thượng của một tòa nhà chung cư, một phụ nữ đang phơi quần áo, chẳng may một chiếc áo trắng trong sốđó tuột khỏi tay rơi trùm xuống đầu một cậu bé đang thưởng thức món kem ở hành lang tầng dưới. Không ngại ngần, cậu bé lôi chiếc áo ra khỏi đầu và vứt ngay xuống đường trong vẻ mặt cau có, khó chịu. Sau đó chiếc áo tiếp tục “chu du” qua nhiều “cửa ải” khác và từ một chiếc áo trắng tinh chuyển thành tấm giẻ nhàu nát, bẩn thỉu. Nhưng nhờ có một loại bột giặt, chiếc áo trở lại trạng thái trắng tinh như ban đầu. Đấy là nội dung của mẩu quảng cáo loại bột giặt X xuất hiện thường xuyên trên chương trình truyền hình Việt Nam.

Câu hỏi thảo luận :

Bạn hãy nhận xét về mẩu quảng cáo trên? Liệu mẩu quảng cáo đó có hay và có tính nhân văn sâu sắc? Từ đó, theo bạn quảng cáo có vai trò như thế nào đối với văn hóa doanh nghiệp nói riêng và văn hóa kinh doanh nói chung?

36

KT LUN

Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những bản sắc khác nhau, có những chuẩn mực hành xử khác nhau, do đó sẽ có văn hóa khác nhau. Không có doanh nghiệp nào lại không có văn hóa. Cũng không có cái gọi là văn hóa tốt, văn hóa xấu mà chỉ có văn hóa phù hợp hay không phù hợp; góp phần thúc đẩy, phát triển hay kìm hãm, kéo lùi doanh nghiệp. Sự thành công của một doanh nghiệp cũng không phải ở việc doanh nghiệp đó có bao nhiêu vốn, sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định bởi việc tổ chức những con người như thếnào. Con người có thểđi lên tay không từ vốn chứ không thểđi lên tay không từ văn hóa. Do đó, mỗi doanh nghiệp muốn phát triển vững mạnh để nâng cao vị thế cần hệ thống văn hóa doanh nghiệp, từ kiến thức, niềm tin, tín ngưỡng, đạo đức, pháp luật…Muốn có được văn hóa với bản sắc riêng thì phải tìm tòi, nghiên cứu, học hỏi…

37

TÀI LIU THAM KHO

1/ Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân: Bài giảng Văn Hóa Kinh Doanh, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

2/ Dương Thị Liễu: Văn Hóa Kinh Doanh, NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

3/ Nguyễn Văn Dung, Phan Đình Quyền, Lê Việt Hưng: Văn Hóa Tổ Chức và Lãnh Đạo, NXB Giao Thông Vận Tải.

4/ Dương Quốc Thắng: Xây dựng Văn Hóa Doanh Nghiệp với Triết lý Phương Đông, NXB Đại Học Thái Nguyên.

5/ www.nhannghiep.com

Một phần của tài liệu tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)