3.1.1 Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng văn hóa kinh doanh
và văn hóa doanh nghiệp ở Việt nam
Đảng ta khẳng định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa đã được Đảng ta đặt ra một cách toàn diện và cụ thểhơn là”..làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộđời sống xã hội và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệngười, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụđắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”.
3.1.2 Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Trong tiến trình hội nhập quốc tế, cơ hội giao lưu văn hóa với các dân tộc, các quốc gia khác trên thế giới càng tăng lên. Với một nền văn hóa kinh doanh nói chung, văn hóa doanh nghiệp nói riêng chưa thật mạnh như Việt nam ta thì việc học hỏi, tiếp thu tinh hoa từ bên ngoài là một nhu cầu cấp thiết.Mở rộng giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới cho ta học được cái hay, cái đẹp, cũng như biết loại trừ, chống lại cái dở, cái xấu xa, kích thích sáng tạo và đổi mới, làm giàu thêm bản sắc văn hóa doanh nghiệp.
3.1.3 Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Nền văn hóa nông nghiệp của Việt nam đã hun đúc cho con người Việt nam đức tính cần cù, chịu khó, yêu lao động, có tinh thần tự lực tựcường. Bên cạnh những yếu tốvăn hóa truyền thống này, quá trình giao lưu với các nền văn hóa Trung Hoa, Pháp, Mỹ, Đông Âu…đã tạo thêm nhiều giá trị tinh thần như : dám nghĩ, dám làm, vươn lên khắc phục khó khăn, tôn trọng sự bình đẳng nam nữ, vai trò của văn hóa… qua những giao lưu văn hóa
26 này, kinh nghiệm và kiến thức của doanh nhân Việt nam được nâng lên, cùng với xu thế hợp tác quốc tế những nhược điểm của họ cũng hạn chế dần.
3.1.4 Thiết lập các điều kiện tiền đề cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Tạo lập một trường pháp lý thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp
Đây là yếu tốhàng đầu để nâng cao chất lượng của doanh nghiệp, tạo một văn hóa quản lý tiên tiến, tạo nền tảng cho sự phát triển lành mạnh của các doanh nghiệp là rất cần thiết. Nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp
Hiện nay, hiện tượng nhận thức sai lệch hoặc không đầy đủ về bản chất và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp trong các cơ quan quản lý, và cả các doanh nghiệp còn rất phổ biến. Vì thế, nhà nước cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền về vai trò của văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.
Xây dựng các trung tâm tư vấn về văn hóa doanh nghiệp
Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế Việt nam, khi nhận thức của đội ngũ quản lý còn thấp thì các nhà tư vấn chính là những người giúp chủ thể hiểu rõ hơn về bản chất và vai trò của văn hóa doanh nghiệp. Các trung tâm tư vân có thểbước đầu được thành lập tại các trường đại học, các viện nghiên cứu…Đểlàm được điều này thì nhà nước cần có chính sách ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tư vấn thành lập và hoạt động.