Các giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Trang 26 - 28)

Bản thân lãnh đạo cần là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp

Nhà lãnh đạo phải có những quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá trị văn hóa, phải là người đi đầu trong việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra để làm động lực gắn kết các thành viên trong công ty.

Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp

27 Ngay khi hình thành doanh nghiệp là đã hình thành văn hóa doanh nghiệp dù cho chính bản thân doanh nghiệp có nhận thức được hay không. Tuy nhiên một nền văn hóa tự phát có thể tiềm ẩn những yếu tố tiêu cực cho sự phát triển lâu bền của doanh nghiệp, đồng thời bản thân người lãnh đạo cũng như các thành viên khó có thể ý thức được hết những ưu thế trong văn hóa doanh nghiệp của minh để vận dụng cho sự phát triển. Do đó, các doanh nghiệp cần tự mình nghiên cứu đề ra một mô hình văn hóa doanh nghiệp tiên tiến, gắn chắc các thành viên, làm nền tảng cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nâng cao ý thức về văn hóa doanh nghiệp cho thành viên doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp không phải là kết quả của riêng người lãnh đạo mà phải do tập thể người lao động tạo nên. Người lãnh đạo là đầu tàu nhưng phải có sự đóng góp tích cực của các thành viên thì mới thực hiện được. Có nhiều cách đểthu hút người lao động quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp như các lớp tập huấn vềvăn hóa doanh nghiệp, lưu truyền tài liệ, trưng cầu ý kiến nhân viên khi cần đổi mới văn hóa doanh nghiệp.

Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, mỗi doanh nghiệp có những cách riêng để tạo nền một văn hóa với những nét đặc thù độc đáo. Đó phải là một nền văn hóa không chỉ đậm đà bản sắc dân tộc mà còn chứa đựng những yếu tố văn hóa hiện đại. Nói cách khác, đó phải là một nền văn hóa linh hoạt, có khảnăng học hỏi và tiếp thu được những thành tựu, tiến bộ khoa học- kỹ thuật, những giá trị văn hóa tốt đẹp từ bên ngoài, nhờđó phát huy được tính sáng tạo của mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Để từng thành viên thấm nhuần được tinh thần của những văn bản, triết lý hay khẩu hiệu chung của doanh nghiệp thì việc “nhắc nhở, làm gương” của người lãnh đạo chỉ là một cách thức. Cách thức hữu hiệu khác là sẽ gắn những văn bản, triết lý .. với hoạt động hội hè, vui chơi giải trí của nhân viên, chế độ lương thưởng, đồng phục, trang thiết bị làm việc, những nghi thức trong doanh nghiệp, tổ chức các phong trào chung, tham gia vào

28 các hoạt động tập thể với doanh nghiệp khác… đó là những yếu tố thuộc về lớp bề nổi của văn hóa doanh nghiệp, rất dễ cảm nhận.

Qua thực tế các doanh nghiệp xây dựng thành công văn hoá doanh nghiệp đã rút ra kinh nghiệm là cần tiến hành 07 bước cụ thểnhư sau:

 Đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược.

 Xây dựng cách đánh giá rõ ràng về hiệu quả hoạt động của công ty.  Thực hiện những mục tiêu đề ra.

 Thực hiện khen thưởng trên cơ sở công bằng.

 Tạo ra một môi trường làm việc trong sạch và cởi mở.  Loại bỏ vấn đề tranh giành quyền lực trong công ty.

 Xây dựng một tinh thần tập thể vững mạnh thông qua xác định giá trị cốt yếu.

Một phần của tài liệu tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Trang 26 - 28)