Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh

Một phần của tài liệu tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Trang 28 - 29)

Đạo đức kinh doanh là các nguyên tắc, chuẩn mực nhằm điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh, trong điều kiện môi trường kinh doanh của cá nhân và tổ chức đó. Vi phạm đạo đức kinh doanh tại quốc gia này, nhưng có thể đối với tại một quốc gia khác là không vi phạm. Đạo đức kinh doanh chính là đạo đức được vận dụng vào trong hoạt động kinh doanh. Đạo đức kinh doanh là một dang của đạo đức nghề nghiệp.

Đạo đức kinh doanh hiện diện trong mọi lĩnh vực hoạt động quản lý của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không nhận diện rõ vấn đềđạo đức sẽđưa ra những quyết định sai lầm gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Do vậy, việc nhận diện đạo đức kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xử lý các vụliên quan đến vấn đềđạo đức việc xảy ra trong suốt quá trình hoạt động doanh nghiệp.

Để xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp cần chú ý:

- Thiết lập một chương trình tuân thủđạo đức hiệu quả: Thiết lập một chương trình đạo

29

năng bị phạt và những phản ứng tiêu cực của công chúng đối với những hành động sai trái.

- Xây dựng và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức: Quy định về đạo đức nghề nghiệp phải phản ánh được n hững mong muốn của ban giám đốc đối với việc tổ chức tuân thủ các luật lệ, các giá trị và các chính sách tạo ra một môi trường có đạo đức.

- Thiết lập hệ thống kiểm tra việc tuân thủđạo đức: Sự tuân thủđạo đức có thểđược đo lường thông qua việc quan sát nhân viên. Doanh nghiệp tiến hành thành lập một hệ thống kiểm soát nội bộđể các nhân viên có thể báo cáo các hành vi sai phạm là đặc biệt hữu ích trong công tác điều hành và đánh giá việc thực hiện đạo đức.

- Cải thiện liên tục chương trình tuân thủ đạo đức: Việc cải thiện hệ thống khuyến khích các nhân viên đưa ra những quyết định có đạo đức hơn không khác lắm so với việc thực hiện những loại chiến lược kinh doanh khác. Thực hiện có nghĩa là biến các chiến lược đó thành hành động cụ thể.

Như vậy, Việc giảm thiểu các hành vi vô đạo đức là mục tiêu kinh doanh không có gì khác so với việc làm tăng lợi nhuận. Nếu đạo đức nghề nghiệp được tăng cường một cách nghiêm khắc và trở thành một bộ phận của văn hóa doanh nghiệp thì nó sẽ có tác dụng trong việc cải thiện hành vi đạo đức trong doanh nghiệp. Do vậy việc xây dưng đạo đức trong doanh nghiệp là tất yếu.

Một phần của tài liệu tiểu luận xây dựng văn hóa doanh nghiệp (Trang 28 - 29)