Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 33 - 35)

Cuối năm 2012 chi nhánh đã huy động được 5.326 tỷ đồng chiếm 40,05% tổng nguồn vốn huy động của tất cả các ngân hàng thương mại trên địa bàn (Xem biểu 2.1). Ưu thế này là do chi nhánh có mạng lưới rộng khắp vùng dân cư tập trung, có thời gian hoạt động lâu dài nên được khách hàng tiền gửi biết đến và thật sự tin tưởng từ nhân viên ngân hàng đến thương hiệu Agribank. (Tham khảo phụ lục 2, bảng 2.1: Nguồn vốn huy động từ

năm 2008-2012)

Mức tăng nguồn vốn huy động của Agribank Bến Tre tăng trưởng không đồng đều qua các năm nhưng vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng nhanh; cụ thể năm 2012 tăng hơn 131% so với năm 2011 và tốc độ tăng gấp ba lần so với năm 2009. (Tham khảo phụ lục 2, bảng 2.2: Tình hình huy động vốn và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn)

Thị phần huy động vốn năm 2012 40,05% 20,61% 15,12% 11,15% 8,41% 4,45%

Agribank Bến Tre BIDV Bến Tre Vietinbank Bến Tre MHB Bến Tre Sacombank Bến Tre TCTD khác

Biểu 2.1: Thị phần huy động vốn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Bến Tre năm 2012

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động huy động vốn năm 2012 của NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre [17])

Năm 2009, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn không tăng nhiều so với năm 2008 xuất phát từ việc thay đổi lãi suất và được điều chỉnh về mức thấp nhất, nên việc gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất không hấp dẫn, người dân tìm nguồn đầu tư khác mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Bước sang năm 2012 tình hình đã được cải thiện do Ngân hàng nhà nước có một số chính sách khống chế trần lãi suất tiền gửi và khách hàng gửi tiền đã đặt nhiều niềm tin vào hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước về độ an toàn và phong cách phục vụ ngày càng được cải thiện cho phù hợp với kinh tế thị trường, cho nên Agribank Bến Tre đã được một số thuận lợi đó để tăng lợi thế thu hút được nguồn vốn trong dân cư và đã tăng 132% so với năm 2011.(Xem biểu 2.2)

Năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng ( trong thực tế chỉ huy động loại kỳ hạn nhỏ hơn hoặc bằng 3 tháng) chiếm tỷ trọng 98,43% trong tổng nguồn vốn huy động, cho thấy cơ cấu nguồn vốn huy động chưa thật sự ổn định, với các kỳ hạn ngắn tao điều kiện cho khách hàng co sự lựa chọn nếu thấy tại các NHTM có mức lãi suất hấp dẫn hơn.

2166 2325 3225 4043 5326 140 107 138 124 132 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2008 2009 2010 2011 2012 Năm tri ệu đồ ng 0 20 40 60 80 100 120 140 160 tỷ lệ %

Nguồn vốn Tốc độ tăng trưởng (%)

Biểu 2.2: Tình hình huy động và tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ năm 2008 đến 2012

Nhận xét:

Nhìn chung công tác huy động vốn Agribank Bến Tre đã chủ động áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu trên thị trường, có nghiên cứu để phát triển nhiều sản phẩm mới (tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm học đường, tiết kiệm gửi góp… ) nhằm thu hút các nguồn vốn nhà rổi trong dân cư. Tuy nhiên trong công tác huy động vốn chi nhánh chưa làm tốt bởi những lý do như sau:

+ Việc dự đoán về sự thay đổi lãi suất trên thị trường của Agribank Bến Tre chưa thực sự hiệu quả, chi nhánh chỉ dừng lại ở mức độ tham khảo các mức lãi suất của các NHTM trên địa bàn để làm cơ sở huy động tại đơn vị, chưa có những bước đột phá về huy động và tầm nhìn xa để có những chiến lược phù hợp từng thời điểm, từ đó sẽ tạo ra những rủi ro lãi suất ảnh hưởng tới tình hình tài chính của chi nhánh.

+ Hình thức huy động vốn còn đơn điệu và cơ cấu nguồn vốn huy động chưa hợp lý, vốn huy động phần lớn là vốn ngắn hạn, chưa phù hợp với kỳ hạn sử dụng vốn tạo ra áp lực lên khả năng cân đối vốn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẾN TRE (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)