Thông thường có hai phương thức truyền động cho máy đó là truyền động bằng cơ khí và truyền động bằng thủy lực.
+, Truyền động bằng cơ khí
Hình 4.1: Sơ đồ truyền động cơ khí cho máy cuốn ống gen
1 Động cơ liền hộp giảm tốc 4 Bộ phận gấp mép
2 Bộ truyền đai 5 Phôi
3 Bánh răng trụ răng nghiêng 6 Bộ phận cán biên dạng
Với máy truyền động bằng cơ khí có những đặc điểm sau:
Bảng 4.1: Đặc điểm của truyền động cơ khí
- Ưu điểm: - Nhược điểm:
+ Kết cấu đơn giản, dễ chế tạo. + Khả năng tải lớn, vận tốc cao.
+ Bộ truyền cơ khí làm việc thường có tiếng ồn lớn. + Khó khăn trong việc điều khiển tự động, đảo chều chuyển động, chống quá tải...
+ Kích thước trọng lượng lớn, cồng kềnh. + Độ an toàn, tin cậy thấp.
+, Truyền động bằng thủy lực
Với máy truyền động bằng thủy lực có những đặc điểm sau:
Bảng 4.2: Đặc điểm của truyền động thủy lực
- Ưu điểm: - Nhược điểm:
+ Dễ dàng trong việc điều khiển tự động.
+ Kích thước gọn nhẹ hơn so với truyền động bằng cơ khí.
+ Mức độ an toàn, độ tin cậy cao, dễ đảo chiều, chống quá tải.
+ Hiệu suất truyền động cao.
+ Có khả năng điều khiển vô cấp tốc độ.
+ Trọng lượng, momen quán tính nhỏ, thuận tiện chho việc bố trí các cơ cấu phụ.
+ Truyền động êm.
+ Cấu tạo phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao, các bộ phận khó chế tạo, giá thành cao.
+ Bố trí các cơ cấu phải chính xác. + Chi phí sản xuất cao.
+ Năng suất làm việc phụ thuộc vào chất lượng của dầu.
Nhận xét và chọn phương án truyền động
Qua sự phân tích đặc điểm làm việc của các bộ phận truyền động chính cho máy và bộ phận phân lực ta thấy được ưu nhược điểm và hiệu quả đem lại của các bộ truyền trong quá trình làm việc. Căn cứ vào thực tế về sản lượng, yêu cầu làm việc ta chọn phương án truyền động cho máy là truyền động cơ khí.