Tìnhhình nguồn vốn tại BIDVBến Tre, năm 2008-2010 Bảng 02: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV BẾN TRE, 2008

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bến tre (Trang 30 - 32)

2008 2009 2010 Năm □ Thu nhập □Chiphí □ Lợi nhuận

4.2 Tìnhhình nguồn vốn tại BIDVBến Tre, năm 2008-2010 Bảng 02: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA BIDV BẾN TRE, 2008

Hình 3: TỔNG NGUỒN VỐN CỦA BIDV BẾN TRE, 2008 - 2010

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp BIDVBến Tre)

Qua bảng số liệu ta thấy nguồn vốn tại BIDV Bốn Tre qua ba năm đều tăng lên. Như vậy, kể từ khi chuyển sang hoạt động như một Ngân hàng thưomg mại (01/01/1995) đến nay nguồn vốn của Ngân hàng càng tăng và Ngân hàng đã thực hiện nhiều nghiệp vụ hon so với nghiệp vụ truyền thống trong thời kỳ cấp phát ngân sách. Nguồn vốn của Chi nhánh tăng trưởng mạnh hàng năm để đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững của Ngân hàng, vốn được tích lũy từ nhiều nguồn vốn khác nhau tùy theo nhu cầu của tổ chức kinh tế. Hình 3 bên dưới sẽ giúp ta thấy rõ hon sự gia tăng của nguồn vốn qua các năm:

GVHDtTrân ThiBach Yên

• • SVTH: Đặng Kim Cương 1800000- 1600000- 1400000- 1200000- 1000000- 800000- 600000- 400000- 200000- 0- 1.794.105 1.439.099 1.205.803 2008 2009 2010 Năm

Qua hình 3 cho ta thấy, nguồn vốn của Chi nhánh liên tục tăng với tốc độ tăng ổn định. Năm 2009 đạt 1.439.099 triệu đồng, tăng 19,35% so với năm 2008. Đến năm 2010 con số này đã tăng lên đến 1.794.105 triệu đồng, tăng 24,67% so với năm 2009. Sở dĩ có sự tăng trưởng ổn định như vậy là do nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phục hồi sau khủng hoảng kinh tế thế giới, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong nước đã khôi phục sản xuất, đồng thời Ngân hàng đã có những biện pháp điều chỉnh lãi suất hợp lý, khuyến khích bằng vật chất như rút thăm trúng thưởng cho các khách hàng gửi tiền với số lượng lớn. Do đó, Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ giao dịch khá rộng trên địa bàn, ngày càng tạo được uy tín trong giao dịch làm cho tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng trưởng đều và ổn định, đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng trong xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay. Mặc dù đang phải cạnh tranh gay gắt với các Ngân hàng Thưorng mại khác.

về mặt cơ cấu nguồn vốn cho thấy có sự biến động về tỷ trọng giữa các khoản mục trong tổng nguồn vốn qua các năm. Cụ thể, khoản mục vốn huy động có xu hướng tăng đều qua các năm: năm 2008 khoản mục vốn này chỉ chiếm tỷ trọng là 81,82% trong tổng nguồn vốn thì đến năm 2009 tỷ trọng này tăng lên 92,98% vàGVHD-.Trân ThiBach Yên

tăng liên tục như vậy là do ngân hàng đã nổ lực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung vào nguồn vốn cho Ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định và tăng liên tục nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Khoản mục vốn và quỹ Ngân hàng có tăng nhưng không đáng kể vì nó chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn. Riêng khoản mục vốn vay lại có xu hướng giảm cụ thể là: năm 2008 vốn vay chiếm 14,57% tổng nguồn vốn thì đến năm 2009 là 4,30% và đến năm 2010 chỉ còn 0,24% trong tổng nguồn vốn. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lượng vốn huy động đạt hiệu quả cao nên đã đáp ứng được nhu cầu vốn của Chi nhánh, việc cắt giảm nguồn vốn đi vay có ý nghĩa rất thiết thực. Như đã biết, tỷ trọng vốn đi vay càng cao thì càng làm giảm hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng vì lãi suất đi vay cao hom lãi suất huy động. Do đó với tỷ trọng đạt được trong năm 2010 là rất tốt và Ngân hàng sẽ tích cực phát huy hơn nửa trong năm 2011. Bên cạnh các nguồn vốn trên, khoản mục vốn khác cũng có sự tăng giảm qua các năm, năm 2008 chiếm tỷ trọng là 3,6% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2009 giảm chỉ còn 2,70%, đến năm 2010 tỷ trọng này lại tăng lên 3,7%. Như đã biết nguồn vốn này hình thành từ tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, do các tổ chức tín dụng này không sử dụng hết nguồn vốn huy động. Đây là nguồn vốn mà Ngân hàng rất khó chủ động mà phụ thuộc vào các tổ chức tín dụng gửi tiền. Nguồn vốn này tăng lên chứng tỏ các tổ chức tín dụng khác kinh doanh chưa hiệu quả đây là điều kiện tốt cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Tóm lại, trong tương lai với tiềm năng phát triển của tỉnh Nhà thì Chi nhánh cần có những chính sách tích cực phát huy hơn nữa để thu hút ngày càng nhiều hơn lượng tiền nhàn rỗi ngoài xã hội, đảm bảo tính chủ động về nguồn vốn của mình, để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, cố gắng không trở thành khách hàng của Ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh bến tre (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w