NHỮNG GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Luận văn: Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc doc (Trang 65 - 69)

Mặc dù các hạot động kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam

và Trung Quốc trong thời gian vừa qua là khá sôi động, nhưng những kết

quả đạt được trong lĩnh vực kinh tế thương mại chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Để có thể phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa

Việt Nam và Trung Quốc là một tầm cao mới, cần phải tiếp tục giải quyết

những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, cần xác định về mặt chiến lược Việt Nam và Trung Quốc

là hai thị trường trọng điểm của nhau. Trung Quốc với ưu thế về kỹ thuật

và công nghệ có thể tham gia đấu thầu các công trình sử dụng vốn ODA

của Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, năng lượng, vật liệu xây dựng, nông nghiệp... Việt Nam là thị trường cửa

ngõ để Trung Quốc tăng cường buôn bán với các nước Đông Nam Á đồng

thời Việt Nam với tiềm năng về các nguồn nguyên nhiên liệu, khoáng sản

có thể cung cấp cho các ngành công nghiệp Trung Quốc. Do đó hai bên cần đánh giá đầy đủ tầm quan trọng và chiến lược phát triển lâu dài của

mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước để có chính sách phù hợp.

Thứ hai, mặc dù tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng nhanh, nhưng tỷ trọng kim ngạch trong tổng số kim ngạch

xuất nhập khẩu của mỗi nước còn thấp (Trung Quốc chưa đạt 1%, Việt

Nam trên 10%). Cán cân giữa xuất khẩu và nhập khẩu còn mất cân đối

nghiêm trọng, theo hướng nhập siêu từ phái Việt Nam ngày càng tăng

không có lợi cho việc thúc đẩy quan hệ thương mại phát triển cân bằng, đồng đều giữa hai nước. Do đó hai nước cần sớm xây dựng thỏa thuận

khung và danh mục cân đối những mặt hàng chủ lực xuất nhập khẩu, có

các chính sách và biện pháp để khuyến khích xuất khẩu, cân bằng cán cân thương mại, nâng tỷ trọng hàng hóa xuất nhập khẩu theo con đường chính

Thứ ba, hoạt động kinh tế thương mại tại các cửa khẩu biên giới

Việt - Trung trong thời gian qua rất sôi động, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước và phát triển kinh tế địa phương. Tuy

nhiên, chính sách quản lý và phát triển kinh tế biên mậu giữa hai nước chưa kịp thời, chưa đồng bộ, một số chính sách không sát thực tế, chưa

quan tâm đến lợi ích lâu dài cũng gây ảnh hưởng đến việc giao lưu kinh tế

giữa hai bên. Trong thời gian tới, hai bên cần tiếp tục trao đổi thống nhất

về chính sách mậu dịch biên giới nhằm đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp hai nước trong trao đổi hàng hóa và hợp tác kinh doanh, chống buôn lậu,

hàng giả...

Thứ tư, qua khảo sát thực tế cho thấy, thông tin về thị trường, đối

tác và các mối quan hệ kinh doanh lâu dài, ổn định giữa doanh nghiệp hai bên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn còn rất hạn chế. Vì vậy, cần tăng

cường công tác xúc tiến thương mại, đầu tư nhằm giúp doanh nghiệp hai nước có thêm sự hiểu biết lẫn nhau, xây dựng mối quan hệ hợp tác lâu dài, tiếp cận các cơ hội đầu tư, kinh doanh để thực hiện các dự án đầu tư, các hợp đồng kinh tế mới ở quy mô lớn hơn, hiệu quả hơn trong lĩnh vực có nhiều

tiềm năng.

Ngoài những vấn đề phải giải quyết ở trên, trong phần giải quyết

này, chúng ta cần phải xét đến ba trở ngại lớn nữa trong quan hệ kinh tế thương mại Việt - Trung và đưa ra những hướng đi phù hợp đó là:

Thứ nhất, các doanh nghiệp hai nước chưa hiểu biết nhau nhiều như đã nêu ở trên. Do vậy, thay vì trao đổi hàng hóa theo nghị định thư là

việc mở rộng buôn bán theo cơ chế thị trường, các bên cần tổ chức nhiều

hội chợ triển lãm và tăng cường tiếp xúc để tìm ra phương pháp buôn bán

vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đúng với luật pháp của mỗi quốc

gia.

Thứ hai, một số vấn đề thuộc về nghiệp vụ - kỹ thuật thương mại và đầu tư quốc tế chưa được giải quyết, trước hết là kỹ thuật thanh toán và vận tải quốc tế. Các doanh nghiệp ở miền Nam Trung Quốc vẫn chưa quen

với phương thức thanh toán L/C giữa các cảng Việt Nam và cảng Trung

Quốc chưa có sự hợp tác theo đúng thông lệ hàng hải quốc tế.

Thứ ba, chưa thực hiện được việc kiểm tra và đánh giá chất lượng

hàng hóa qua biên giới.

Dù sao, đây cũng chỉ là những trở ngại về mặt kỹ thuật, sẽ được

khắc phục dần dần, từng bước. Theo chúng tôi, điều đáng quan tâm hơn là

những trở ngại do đặc thù phát triển kinh tế và chính sách kinh tế đối ngoại

của Trung Quốc đối với triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam. Người

ta thấy rõ là hầu hết các chủng loại hàng hóa của Trung Quốc hoàn toàn giống với Việt Nam, nước ta hoàn toàn có đủ khả năng để sản xuất chúng

và sự có mặt của chúng trên thực tế đã thu hẹp, thậm chí tiêu diệt một số

ngành sản xuất trong nước. Đây còn là vấn đề sẽ có phương hại trực tiếp đến định hướng xuất khẩu của Việt Nam hàng Trung Quốc vào Việt Nam như một hồi chuông dóng lên báo hiệu sự hiện diện của một địch thủ cạnh tranh đáng sợ không chỉ trên thị trường khu vực châu Á - Thái Bình

Dương mà còn ở ngay trên thị trường Việt Nam. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, những yêu cầu về vốn, thị trường, kỹ thuật công nghệ và kinh nghiệm quản lý của

Trung Quốc thường trùng hợp với Việt Nam và dĩ nhiên cuộc cạnh tranh

quyết liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ diễn ra cả trong lĩnh vực thu

hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ và hợp tác về khoa học

- kỹ thuật. Tuy nhiên, xu hướng hợp tác cùng phát triển sẽ trở thành hành

động chung cho cả hai nước. Những cuộc viếng thăm của các lãnh tụ cao nahát hai nước trong những năm gần đây đã khẳng định điều này. Con

đường phát triển quan hệ giữa hai nước chỉ mới bắt đầu. Dù sao những

kinh nghiệm cải cách ở Trung Quốc là rất gần vào có ý nghĩa thiết thực đối

với công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam. Sự bổ sung của hai nền kinh

tế như vốn một thời gian đã phát huy hiệu quả chắc chắn sẽ khiến cho ngươì ta dự cảm tới những triển vọng tốt đẹp về sự hợp tác tương lai giữa

KẾT LUẬN

Trong thời gian chín năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục với nhiều hình thức hợp tác phong phú. Cùng với đà phát triển đó, quan hệ thương mại giữa hai nước đã phát triển vượt bậc với

tổng kim ngạch thương mại hai chiều ngày càng tăng. Nhưng bên cạnh đó,

còn tồn tại một số vấn đề cần phải giải quyết trong quan hệ thương mại:

trốn thuế, lậu thuế, cán cân thương mại không cân bằng... Nhìn chung, tỷ

trọng giá trị thương mại Việt - Trung còn thấp, chưa thể hiện hết tiềm năng

của cả hai bên, chưa tương xứng với quan hệ chính trị giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Cơ sở phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt - Trung là vững

chắc, trong đó có cả những nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Trong

số các nhân tố chủ quan, nhân tố ý chí chính trị của cả hai bên là nhân tố

quan trọng nhất, có tính chất quyết định đối với việc phát triển quan hệ

kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới.

Triển vọng quan hệ kinh tế - thương mại Việt - Trung là xán lạn,

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. "Tăng cường thúc đẩy sự phát triển của quan hệ kinh tế - thương mại

Việt - Trung". Phạm Hoàng Chương - tham luận tại Hội thảo Quan hệ

kinh tế - thương mại Việt - Trung lần thứ 2, Hà Nội, 18-20/1/1999. [2]. Nghiên cứu Trung Quốc: số 6(22)-1998, số 1(29)-2000, số 5(10)-

1997.

[3]. Nghiên cứu quốc tế: số 31, số 32/2000.

[4]. Nghiên cứu kinh tế: số 230 tháng 7/1997.

[5]. Thương mại, số 5 năm 1999, số 19-1999, số 2-1997.

[6]. Tuần báo Quốc tế, số 29, 16-7-1997, số 11-27/9/1999, số 15, 26-10- 1998.

[7]. Đầu tư ngày 6-2-1997.

[8]. Nguyễn Minh Hằng: Quan hệ kinh tế đối ngoại Trung Quốc thời kỳ

mở cửa. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.

[9]. Báo Hà Nội mới: 6-4-1997, 11-3-1997, 31-12-1997, 6-4-1997. [10]. Firancial Times tại Hà Nội trong tin TKTG, gnày 27-4-1998. [11]. Tạp chí châu Á - Thái Bình Dương (tháng 3-2000)

Một phần của tài liệu Luận văn: Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc doc (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)