I. QUAN HỆ THƯƠNG MẠ
2. Cơ sở phát triển thương mại Việt Trung
Một là, ý chí chính trị của hai nước. Trong chuyến đi thăm Trung
Quốc đầu năm nay của đồng chí Lê Khả Phiêu, hai đồng chí lãnh đạo cao
cấp nhất của hai nước đã thỏa thuận về những nguyên tắc chỉ đạo trong
quan hệ Việt - Trung trong thời gian tới: láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai. Những nguyên tắc này có ý nghĩa vô cùng to lớn, cho thấy rõ khung quan hệ cũng như mục tiêu trong quan hệ cũng như mục tiêu trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, do đó có tác dụng tích cực đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác nói chung
giữa hai nước và quan hệ thương mại nói riêng. Tháng 10/1998 lãnh đạo
hai bên Việt Nam và Trung Quốc đã bày tỏ quyết tâm đưa tổng giá trị thương mại chính ngạch lên đến 2 tỷ đô la vào năm 2000. Trong chuyến đi thăm Việt Nam mới đây Thủ tướng Trung Quốc Chu Dung Cơ và Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đã một lânf nữa khẳng định quyết tâm
thực hiện mụctiêu này. Đây là quyết tâm to lớn của lãnh đạo hai nước thể
hiện ý chí chính trị cũng như mong muốn của cả hai bên đẩy mạnh hơn nữa
quan hệ thương mại giữa hai nước. Chính ý chí chính trị này là nhân tố
quyết định những vấn đề tồn tại trong quan hệ thương mại giữa hai nước.
Hai là, đã tạo dựng được cơ sở pháp lý cho hoạt động thương mại
giữa hai nước. Như trên đã trình bày, Việt Nam và Trung Quốc đã ký nhiều Hiệp định về hợp tác kinh tế thương mại giữa hai nước. Đặc biệt là,
hai nước đã ký Hiệp định về buôn bán ở vùng biên giới, nhằm chấn chỉnh
những hiện tượng không lành mạnh: trốn thuế, lậu thuế ở vùng biên giới
giữa hai nước, tạo điều kiện thuụn lợi cho thương mại chính ngạch phát
triển.
Ba là, phát triển quan hệ thương mại Việt- Trung là phù hợp với
chiến lược kinh tế đối ngoại của cả hai nước. Ba vùng tam giác trong phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại là: tiểu tam giác (chỉ Trung Quốc đại lục,
Hồng Kông và Đài Loan), trong tam giác (chỉ các nước láng giềng: ASEAN và Hàn Quocó), và đại tam giác (chỉ các nước Trung Quốc, Mỹ,
Nhật Bản và các nước phát triển về kinh tế). Trung Quốc xác định rõ chiến lược thúc đẩy quan hệ kinh tế với tiểu tam giác, liên hiệp với tam giác và quan hệ với đại tam giác. Như vậy, việc phát triển quan hệ kinh tế với các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam sẽ tạo cơ sở cho Trung Quốc tham
gia nhiều hơn vào những hoạt động kinh tế quốc tế, thể hiện qua việc đẩy
mạnh quan hệ kinh tế thương mại với các nước phát triển về kinh tế.
Đối với Việt Nam, việc phát triển quan hệ kinh tế thương mại với
Trung Quốc chẳng những phù hợp với đường lối đối ngoại "là bạn đối với
tất cả các nước", mà còn phục vụ cho chiến lược phát triển kinh tế của đất nước: Việt Nam chú trọng mối quan hệ với các nước láng giềng nahừm tạo ra môi trường xung quanh hòa bình ổn định, góp phần giữ vững an ninh
của đất nước và tạo điều kiện thuận lợi. Về kinh tế, mục tiêu của công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhằm tăng sức sản xuất của cả xã hội, trong đó có các nàh máy công nghiệp nhẹ sử dung một số nguyên vật liệu
Bốn là, phát triển quan hệ thương mại là phù hợp với nhu cầu
khách quan của cả hai bên. Như đã phân tích ở trên, cơ cấu hàng hóa xuất
nhập khẩu Việt - Trung có tính chất bổ sung cho nhau. Là một nước có kỹ
thuật tiên tiến hơn và bắt đầu tích lũy dự trữ ngoại tệ lớn, Trung Quốc có
thể giúp Việt Nam nhiều mặt về kinh tế, kỹ thuật. Về phần mình, Việt Nam
tạo ra một thị trường đáng kể cho nhiều mặt hàng, nhất là máy móc nhỏ
phục vụ cho nông nghiệp Trung Quốc.
Năm là, bên cạnh hợp tác song phương, hai bên còn có thể đẩy
mạnh quan hệ thương mại qua các kênh đa phương, thông qua quan hệ
kinh tế và thương mại ASEAN - Trung Quốc, tổ chức hợp tác kinh tế châu
Á - Thái Bình Dương APEC, và trong tương lai thông qua tổ chức thương
mại thế giới (WT) khi hai nước trở thành thành viên.
Trong những nhân tố trên, nhân tố chủ quan là nhu cầu của cả hai
bên; nhân tố ý chí chính trị là nhân tố chủ quan trọng nhất, quyết định sự
phát triển của quan hệ thương mại Việt - Trung trong thời gian tới.