Diễn biến của trao đổi mậu dịch song phương

Một phần của tài liệu Luận văn: Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc doc (Trang 32 - 35)

I. QUAN HỆ THƯƠNG MẠ

3. Diễn biến của trao đổi mậu dịch song phương

Theo thông lệ và tập quán quốc tế, để cho hoạt động trao đổi hàng

hóa song phương được triển khai dựa trên cơ sở pháp lý, hai nước Việt

Nam - Trung Quốc đã ký Hiệp định thương mại ngay từ khi quan hệ chính

tri giữa hai nước được bình thường hóa. Thời gian sau đó, hai nước còn ký một số Hiệp định khác có liên quan đến quan hệ thương mại song phương.

Có thể nêu ra đây một số Hiệp định như: Hiệp định về vận tải hàng hải và vận tải đường sắt; Hiệp định về hàng hóa quá cảnh giữa hai nước; Hiệp định về thành lập Ủy ban kinh tế - thương mại Việt Nam - Trung Quốc;

Hiệp định về đảm bảo chất lượng hàng hóa xuất nhập cảnh và công nhận

lẫn nhau; Hiệp định vận tải đường bộ; Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và chống lậu thuế...

Cả Trung Quốc và Việt Nam đều có nhu cầu trao đổi hàng hóa. Mấy năm trước khi quan hệ (giữa) ha nước được bình thường hóa, trên vùng biên giới đất liền giữa hai nước đã diễn ra một số hoạt động buôn bán

nhiều. Từ sau khi quan hệ hai nước được bình thường hóa và Hiệp định thương mại song phương được ký kết thì quan hệ thương mại giữa Việt

Nam và Trung Quốc bước vào một thời kỳ mới phát triển và mở rộng

nhanh chón, kim ngạch xuất khẩu hai chiều tăng lên nhanh chóng, năm sau cao hơn năm trước. Điều đó phản ánh qua một số con số cụ thể dưới đây:

Năm Tổng kim ngạch XNK hai chiều

(triệu USD)

1990 152,54 1991 270 1992 280 1993 690 1994 758 1995 1.050 1996 1.150 1997 1.240 1998 1.540 1999 (5 tháng đầu năm) đạt 408.28

Các con số nêu ra trong bảng trên không bao gồm giá trị của buôn

bán dân gian và buôn lậu bất hợp pháp qua biên giới mà Nhà nước không

kiểm soát được.

Hiện nay Trung Quốc đã trở thành một trong những đối tác thương

mại quan trọng của Việt Nam, xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam

chiếm đến 7% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, đưa Trung Quốc

lên vị trí thứ 7 trong hơn 100 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương

mại với Việt Nam. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc còn rất nhiều khiêm tốn, mới chỉ chiếm khoảng0,4% trong

tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc, đứng ở vị trí thứ 27 trong tổng

số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Trung

Quốc tính đến cuối năm 1998.

Theo số liệu thống kê chưa thật đầy đủ, từ năm 1990-1991 đến năm

1999, Việt Nam đã xuất khẩu sang Trung Quốc, theo con đường chính

nhau. Có thể nêu ra đây một số mặt hàng tiêu biểu: gạo, cao su, hạt điều,

cà phê, dầu thô, dầu thực vật, sắn lát, chuối xanh, đồ gỗ gia dụng đã gia công, hải sản, hao quả đặc sản (xoài, vải thiều...), sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp, quặng kim loại và sắt phế liệu, ô tô (thuộc dạng tạm nhập tái

xuấtO, một số mặt hàng tiêu dùng hàng ngày như dép nhựa, xà phòng...). Trong số các mặt hàng nêu trên, cao su và hạt điều chiếm tỷ trọng khá lớn

trong tổng số mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài, hơn nửa tỷ

lệ tăng dần hàng năm. Xin nêu mấy con số cụ thể:

Đơn vị: tấn

Năm 1993 1994 1995 1996 1999 (5 tháng đầu)

Lượng % Lượng % Lượng % Lượng % Lượng %

Cao su 55.707 59,3 85.662 65,9 104.945 73,3 70 10,80

Hạt điều 21,5 31,7 55,7

Các mặt hàng khác như gạo, thủy sản,.. chiếm khoảng 10% trong

tổng số mặt hàng đã nêu ở trên của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài.

Điều cần nêu ra ở đây là, đa số các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu sang

Trung Quốc đều thuộc dạng thô, hàng qua sơ chế biến rồi mới xuất khẩu

còn rất ít, do đó trọng lượng xuất khẩu có khi nhiều nhưng giá trị thu được

trong thực tế lại ít. Đây là một thiệt thòi khá lớn cho phía Việt Nam trong

việc trao đổi buônb án với phía Trung Quốc thời gian qua.

Các mặt hàng mà phía Trung Quốc xuất khẩu sang Việt Nam rong

mấy năm qua theo con đường chính ngạch và tiểu ngạch là rất phong phú và đa dạng, có đến trên 200 nhóm và mặt hàng cụ thể nghĩa là gấp đôi số

mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Có thể nêu ra đây một số

nóm và mặt hàng tiêu biểu: sản phẩm hóa chất, thuốc trừ sâu, thiết bị và

phương tiện vận tải, thép và phôi thép, máy móc thiết bị cho nhà máy sản

xuất xi măng lò đứng, thiết bị máy móc cho ngành sản xuất mía đường,

máy móc nông nghiệp và phụ tùng, máy móc thiết bị cho ngành giày da, thiết bị vệ sinh, vật liệu xây dựng, kính dân dụng, gạch hoa các loại, sản

phẩm công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng như: xe đạp và phụ tùng, điện gia

phẩm, đồ dùng điện tử, đồ chơi trẻ em,... Trong quan hệ buôn bán với

Trung Quốc từ sau khi quan hệ chính trị hai nước được bình thường hóa đến nay, chúng ta đã nhập được nhiều thứ cần thiết (như đã nêu ở trên) đáp ứng nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế ở trong nước cũng như nhu cầu

về hàng tiêu dùng thông thường của nhân dân lao động. Đồng thời, chúng

ta cũng đã bán sang Trung Quốc một số mặt hàng mà ở trong nước sản

xuất được với số lượng khác như đã nêu ở trên. Từ khách quan mà xét, đây

cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng thúc đẩy những ngành nghề có sản phẩm bán sang Trung Quốc phát triển trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Luận văn: Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc doc (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)