Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc doc (Trang 51 - 57)

II. QUAN HỆ ĐẦU TƯ

3.Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam

Hạng mục đầu tư liên doah đầu tiên giữa một doanh nghiệp Trung

Quốc với một doanh nghiệp Việt Nam được cấp giấy phép hoạt động tại

Việt Nam là nhà ăn Trung Quốc mang tên "Hoa Long" tại phố Hàng Trống

Hà Nội (Giấy phép số 274, cấp ngày 25-11-1991, tổng số vốn đầu tư 200.000 USD). Như vậy là, ngay sau khi quan hệ hai được được bình

Nam. Trong những năm tháng tiếp theo, số hạng mục đầu tư trực tiếp của

xí nghiệp và công ty Trung Quốc vào Việt Nam tăng dần. Dưới đây là một

số tình hình và con số cụ thể:

* Tính đến tháng 12 năm 199:

Tổng số dự án: 1 - Tổng vốn đầu tư: 2.000.000 USD.

* Tính đến tháng 12 năm 1992:

Tổng dự án: 10 - Tổng vốn đầu tư: 3.044.143 USD. * Tính đến tháng 12 năm 1994:

Tổng số dự án: 22 - Tổng vốn đầu tư: 60 triệu USD. * Tính đến tháng 6 năm 1997:

Tổng số dứan: 42 - Tổng vốn đầu tư 66 triệu USD.

* Tính đến quý III năm 1999:

Tổng số dự án: 56 - Tổng vốn đầu tư: hơn 100 triệu USD. Tính đến giữa năm 1997, các địa phương sau đâycủa Trung Quốc đã có xí nghiệp và công ty đầu tư trực tiếp vào Việt Nam: Quảng Tây,

Quảng Đông (Tham Quyến, Chu Hải...) Hải Nam, vùng Đông Bắc Trung

Quốc, Hà Bắc, Vân Nam, Bắc Kinh... Trong số các địa phwong Trung

Quốc nói trên thì khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là nơi có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nhất tại Việt Nam, thí dụ trong tổng số 33 dự án đầu tư

trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam tính đến cuối năm 1995 thì trong đó có 18 dự án là của Quảng Tây, chiếm trên 54%.

Cũng tính đến giữa năm 1997, các tỉnh, thành phố và thị xã sau đây

của Việt Nam đã tiếp nhận dự án đầu tư trực tiếp của phía Trung Quốc: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Hà (cũ), Thái Bình, Hòa Bình, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Sơn Tây, Thanh Hóa, Sông Bé, thành phố

Hồ Chí Minh... Trong đó, Hà Nội, Quảng Ninh là hai nơi tiếp nhận nhiều

Các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam trong thời

gian qua, chủ yếu nhằm vào các lĩnh vực sau đây:

Khách sạn và nhà hàng các món ăn của Trung Quốc, in mác nhãn bao bì thực phẩm, tráng gương và gia công các loại kính, gia công chế biến xuất khẩu, vận tải quá cảnh bằng ô tô, sản xuất kinh doanh thuốc trừ sâu,

sản xuất giấy dầu lợp nhà, sản xuất lắp ráp máy đến tiền và các thiết bị có liên quan đến ngân hàng, sản xuất đầu lọc thuốc lá, sản xuất thức ăn gia

súc, khai thác sản xuất ván sàn và các sản phẩm từ tre nứa, chế biến thực

phẩm, sản xuất nước tinh lọc và nước giải khát từ hoa quả, may mặc quần

áo quy mô nhỏ, sản xuất và bán rượu trắng, khai thác quặng cromít (Cổ Định, Thanh Hóa), đấu thầu xây dựng nền móng công trình có vốn đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam, sản xuất gạch men sứ, sản xuất giấy vệ sinh, đầu tư xây dựng chợ thương mại (chợ Sắt ở Hải Phòng), sản xuất đèn nê-ông quảng cáo và đèn ánh sáng trắng, sản xuất và bán thuốc bắc của Trung

Quốc, sản xuất tôm cua cá giống,... Tổng cộng trên dưới 25 lĩnh vực sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xuất và ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Từ tình hình nêu ra trên đây, chúng ta có thể đưa ra một số nhận xét ban đầu về đặc điểm và tính chất trong hoạt động đầu tư trực tiếp của một

số doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam từ cuối 1991 đầu 1992 đến nay.

+ Tốc độ đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp và công ty Trung Quốc

vào Việt Nam còn chậm, số lượng hạng mục đầu tư ít, tổng số vốn đầu tư

cũng chưa nhiều, khiến cho đến nay Trung Quốc vẫn đứng ở vị trí trong

tổng số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có đầu tư trực tiếp tại Việt Nam tính đến nay.

+ Quy mô của các dự án đầu tư nhỏ bé, vốn đầu tư trung bình cho

đến 1 dự án chỉ trên dưới 1 triệu USD. Điều đáng lưu ý là, trong đó có một

số dự án có số vốn đầu tư quá nhỏ, chỉ trên dưới 100.000 USD. Xin đơn

cử một số dự án cụ thể:

* Công ty liên doanh khách sạn: "Hưng Giang" tại thị xã Bắc Giang

* Xí nghiệp liên doanh kính Long Giang tại Hà Nội (giữa nhà máy của Hà Nội với một công ty của Nam Ninh - Quảng Tây, Trung Quốc, giấy

pép số 342, cấp ngày 26-3-992, tổng vốn đầu tư là 99.463 USD).

* Công ty liên doanh chè Việt - Hoa, tại Quảng Ninh (giữa nhà máy của Quảng Ninh với công ty xuất nhập khẩu thô súc sản của Khôm Châu - Quảng Tây, giấy phép số 344, cấp ngày 14-4-1992, tổng số vốn đầu tư là

107.680 USD)...

Số dự án liên doanh có tổng vốn đầu tư từ 1 triệu USD trở lên cũng

không nhiều, trong tổng số 42 (hoặc 46) dự án liên doanh Trung Quốc - Việt Nam đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư Việt Nam cấp giấy phép tính đến giữa năm 1997, trong đó, số liệu cụ thể về tổng số vốn đầu tư của 33

dự án, thì chỉ có 12 dự án có tổng vốn đầu tư là trên 1 triệu USD chiếm hơn 36%, trong đó chỉ có 1 dự án đầu tư theo đăng ký là trên 7 triệu USD,

một dự án trên 5 triệu USD, 3 dự án trên 4 triệu USD, 1 dự án trên 3 triệu

USD, 2 dự án trên 2 triệu USD, số còn lại là 1 triệu và dưới 1 triệu USD. Như thế cũng có nghĩa là các dự án liên doanh nói trên tuy cũng có những đóng góp nhất định cho xây dựng và phát triển kinh tế của Việt Nam tạo ra

một số công ăn việc làm mới cho người lao động Việt Nam trong mấy năm qua, nhưng phải nói rằng tổng góp đó còn nhỏ bé và bị hạn chế nhiều, chưa tương xứng với tầm vóc kinh tế của Trung Quốc hiện nay.

* Tuyệt đại đa số các dự án đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong thời gian qua là dự án liên doanh với phía doanh nghiệp,

công ty của Việt Nam. Trong số đó có cả thành phần của Hồng Kông như:

- Công ty liên doanh xây dựng Hà Nội - Bắc Kinh; giấy phép số

1362, cấp ngày 29-8-1985, vốn đầu tư 2.000.000 USD, gồm: Công ty xây

dựng thuộc Sở xây dựng Hà Nội, tập đoàn xây dựng thành phố Bắc Kinh

và Công ty du lịch Bắc Kinh, Công ty Ebim Development Ltd. Hồng

Kông.

- Công ty liên doanh vận tải Việt-Quế, vốn đầu tư 500.000 USD, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gồm: Công ty vận tải đường ông I của Việt Nam, Công ty Hợp tác kinh tế

Kông, thời gian liên doanh nói chung ngắn (từ 5 năm, 8 năm, 10 năm đến 20 năm là cao nhất). Tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh Trung - Việt nhìn chung xê dịch trong khoảng 40/50, 50/50.

Cho đến nay mới chỉ có một vài dự án là 100% vốn của Trung

Quốc, trong đó có cả liên doanh với phái nước ngoài khác. Ví dụ: Công ty

"Hồng Dương" 100% vốn đầu tư (997.670 USD) là của công ty trách

nhiệm hữu hạn mậu dịch Hoàng Dương - Nam Ninh, Trung Quốc, tiến

hành sản xuất kinh doanh nước giải khát chế biến từ hoa quả, sản xuất kem, nước uống tinh khiết; xí nhiệp Hằng Tín (ở Hải Phòng) là 100% vốn

của Trung Quốc, liên doanh với Singapore, tiến hành sản xuất lắp ráp máy đèn tiền và lắp đặt các thiết bị liên quan đến ngân hàng.

- Các Công ty liên doanh Trung Quốc - Việt Nam tiến hành sản

xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như đã nêu ra ở phần trên, song nhiều nhất vẫn là nhà hàng ăn Trung Quốc và khách sạn (riêng ở

thành phố Hà Nội đã có đến bốn năm nhà hàng và khách sạn Trung Quốc, như: Hoa Long, Hà Quảng, Hải Yến, Ngọc Khánh, Kinh Đô,..., sản xuất

công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng hàng ngày, vốn đầu tư ít, quy mô sản

xuất kinh doanh nhỏ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thuộc loại thông thường, không tiên tiến và hiện đại giống như của các nước ASEAN Nhật

Bản và phương Tây khác đầu tư trực tiếp ở Việt Nam. Cho đến nay chưa

thấy có những công ty và tập đoàn kinh tế lớn của phía Trung Quốc đầu tư

những dự án quy mô lớn có vốn đầu tư trên 10 triệu USD vào trong các lĩnh vực khai thác nông, công nghiệp hoặc tham gia xây dựng công trình hạ

tầng cơ sở mà phía Việt Nam rất cần thiết cho sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước từ nay đến năm 2020. Trái lại, như đã nêu ở phần

trên, nhiều công ty xí nghiệp của Trung Quốc đầu tư trực tiếp vào Việt

Nam thời gian qua là của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, mà Quảng Tây thì lại là một trong những tỉnh, khu tự trị dân tộc và thành phố nghèo nhất của Trung Quốc thực lực kinh tế có hạn, trình độ kỹ thuật và công nghệ sản xuất chưa tiên tiến và hiện đại bằng Bắc Kinh, Thượng hải, Thiên Tân, Quảng Đông...

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam trong mấy năm qua

còn ít về số lượng dự án đầu tư, quy mô của mỗi dự án cũng rất nhỏ như đã nêu ra ở trên, đây là mộtt ựhc tế phái Trung Quốc có ý kiến cho rằng:

"Trung Quốc - Việt Nam từ sau những năm 70 đến đầu những năm 90, luôn luôn ở trong tình trạng cách biệt, đến lúc quay lại hợp tác tốt với nhau

thì thế giới đã có những thay đổi sâu sắc, cả hai nước đều cần có một quá

trình tìm hiểu và giải thích trở lại. Việt Nam vốn cho rằng Trung Quốc sẽ giúp đỡ và đầu tư kinh tế kỹ thuật lớn, nhưng vì Trung Quốc đang xây

dựng hiện đại hóa quy mô lớn, thiếu vốn, không thể đáp ứng yêu cầu của

phía Việt Nam. Trung Quốc lại đang ở trong thời kỳ quá độ từ kinh tế kế

hoạch chuyển sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đầu tư không còn là việc của chính phủ nữa. Trong khi đó, đa số các xí nghiệp lại chưa được

quyền tự chủ về đầu tư. Vì thế, Trung Quốc đến Việt Nam khảo sát thì nhiều, nhưng thực hiện các dự án thì ít". Giải thích trên của học giả Trung

Quốc chỉ đúng một phần, cần phải xem xét vấn đề từ những khía cạnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác nữa với những ý kiến và cách nhìn khách quan.

- Khi phía Trung Quốc tiến hành đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì

ở Việt Nam đã có nhiều công ty xí nghiệp của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Âu - Mỹ... đã và đang triển khai hoạt động đầu tư của họ.

Những nước này có nhiều tiền vốn, kỹ thuật và công nghệ sản xuất tiên tiến

hiện đại, lại có tầm nhìn xa và lâu dài hơn, dám bỏ ra hàng chục triệu, hàng

trăm triệu USD hoặc nhiều hơn nữa vào các dự án có quy mô lớn, thời gian

hoạt động dài từ 30 năm đến 50 năm. Trong tình hình đó, các doanh

nghiệp Trung Quốc buộc phải tính toán kỹ lưỡng, đầu tư vào những lĩnh

vựuc sản xuất kinh doanh nào mà hiện nay Việt Nam có nhu cầu nhưng lại

không phải cạnh tranh với các nước tư bản chủ nghĩa nói trên, hơn nữa

phải phù hợp với mục tiêu đầu tư vốn ra nước ngoài của Trung Quốc. Về

vấn đề, một học giả Mỹ đã đưa ra ý kiến như sau: "Mức độ đầu tư và mậu

dịch của Trung Quốc tại Việt Nam là phù hợp với nhau, nói chung đều là quy mô nhỏ... Mục đích đầu tư chủ yếu của Trung Quốc (tại Việt Nam) là

thúc đẩy mậu dịch...". Có thể lý giải ý kiến nêu ra trên đây với nội dung cụ

tại Việt Nam: một mặt, sản phẩm sản xuất ra phải bán tại thị trường Việt

Nam (có một số thứ mà Trung Quốc cần đến, như quặng crômit ở Thanh

Hóa thì xuất sang Trung Quốc); mặt khác phải tìm cách để mở rộng được

thị trường Việt Nam để cho hàng hóa của Trung Quốc bán sang đó càng nhiều càng tốt. Nhìn vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các liên doanh Trung -Việt đã triển khai trong mấy năm qua ở Việt Nam mà chúng

tôi đã liệt kê ở phần trên, thấy đúng như ý kiến nhận định của học giả Mỹ

nêu ra. Chẳng hạn, các liên doanh tráng gương và gia công các loại kính,

sản xuất giấy dầu lợp nhà, sản xuất đèn nê-ông trang trí quảng cáo, sản

xuất mua bán đông dược, may mặc, khai thác quặng crômit ở Cổ Định

Thanh Hóa (sản phẩm do phía Trung Quốc bao tiêu), sản xuất gạch men

sứ, sản xuất giấy vệ sinh... đều là những ngành sản xuất kinh doanh mà phía Trung Quốc có thế mạnh, đại bộ phận những thứ cần cho sản xuất kinh doanh đều từ Trung Quốc chuyển sang. Như thế đúng là "nhất cử lưỡng đắc". Có người đã gọi đó là loại "đầu tư mở đường cho xuất khẩu

của phía đầu tư". Phải nói rằng, đây là một trong những đặc điểm nổi bật

trong hoạt động đầu tư trực tiếp của xí nghiệp và công ty của Trung Quốc

tại Việt Nam trong thời gian đã qua.

Một phần của tài liệu Luận văn: Triển vọng và những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc doc (Trang 51 - 57)