Việc dùng thuốc ATK trong điều trị tâm thần phân liệt khá phức tạp, trên cùng một bệnh nhân có thể phải sử dụng nhiều phác đồ điều trị thay thế nhau. Kết quả khảo sát các kiểu thay đổi phác đổ thuốc ATK được trình bày trong bảng 3.14 (trang 37).
* Nhận xét:
Qua bảng cho thấy thay đổi chiếm tỷ lệ nhiều nhất là phác đồ phối hợp 1 thuốc thế hệ một và 1 thuốc thế hệ hai thay thế cho phác đồ 2 thuốc thế hệ một (21,43%).
Đối với bệnh nhân đáp ứng kém với phác đồ 1 thuốc thế hệ một thì thường được phối hợp thêm một thuốc, ít khi chuyển sang dùng đơn độc thuốc thế hệ hai.
Đối với bệnh nhân đáp ứng kém với phác đồ 2 thuốc thế hệ một thì thường chuyển sang phác đồ kết hợp thuốc thế hệ một và thế hệ hai (21,43%), hoặc chuyển sang phác đồ đơn độc thuốc thế hệ hai (14,65%). Tỷ lệ chuyển từ phác đồ 2 thuốc thế hệ một sang 2 thuốc thế hệ một cũng khá cao (14,47%). Do bệnh nhân khi vào viện trong trạng thái kích động được dùng phác đổ Halopeñdol+Chlorpromazin dạng tiêm sau đó thường được chuyển sang phác đồ Haloperidol+Levomepromazin dạng uống.
Bảng 3.14: Các kiểu thay đổi phác đổ
Phác đồ cũ Phác đồ mới Sô iượng Tỷ lệ(% )
(N=546) 1 ATKI 2 ATKI 105 19,23 1 ATK I + 1 ATK II 28 5,13 1 ATK II 12 2,19 2 ATKI 1 ATKI 47 8,61 2 ATKI 79 14,47 1 ATK I + 1 ATK II 117 21,43 1 ATK II 80 14,65 3 ATK 9 1,65
1 ATK I + 1 ATK II 1 ATK II 22 4,03
2ATK II 26 4,76
3 ATK 4 0,73
2 ATK II 2 ATK II 4 0,73
3 ATK 1 ATK I + 1 ATK II 13 2,38
Đối với bệnh nhân đáp ứng kém với phác đổ 1 thuốc thế hệ I và 1 thuốc thế hệ II, thì thường được chuyển sang phác đổ 2 thuốc thế hệ II (4,76%), hoặc có thể chuyển sang phác đồ phối hợp 3 thuốc.
Các trường hợp bỏ bóft một thuốc thường là các bệnh nhân có đáp ứng tốt với điều tri.
Nếu bệnh nhân gặp tác dụng phụ nặng khi dùng thuốc thì phải đổi sang dùng thuốc khác. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng trong việc thay đổi phác đồ.