Khảo sát tình hình sử dụng thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần TW (Trang 25)

Danh mục các thuốc điều trị ATK và các thuốc điều tiị hỗ trợ, liều dùng, đường dùng, các kiểu phác đồ phối hợp thuốc ATK, các thuốc điều trị bệnh mắc kèm, thời gian và kết quả điều trị.

2.3.3- Khảo sát tình hình gặp tác dụng không mong muốn

Các tác dụng KMM gặp trong điều trị, biện pháp xử trí, thuốc nghi ngờ gây TDKMM, giám sát tác dụng KMM.

2.4- Xử lý kết quả

Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel và SPSS 13.0.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

3.1- Đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân

3.1.1- Tuổi bệnh nhân tại thòi điểm nghiên cứu và giới tính

Kết quả khảo sát tuổi của bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu và phân bố giới tính được trình bày trong bảng 3.1 :

Bảng 3.1 : Tuổi của bệnh nhân và giói tính

Nhóm tuổi Nam Nữ Tổng (N=384) SỐBN T ỷlệ(% ) SỐBN Tỷ lệ (%) <16 1 0,38 0 0 0,26 16-29 103 39,31 43 35,25 38,02 30-44 127 48,47 51 41,80 46,35 4 5-59 30 11,46 27 22,13 14,85 >60 1 0,38 1 0,82 0,52 Tổng 262 100,0 122 100,0 100,0 * Nhận xét:

Qua bảng chúng tôi thấy số bệnh nhân nam là 262 (68,23%), số bệnh nhân nữ là 122 (31,77%). Tỷ lệ mắc bệnh ở nam cao hơn ở nữ. Kết quả này phù hợp với một số nghiên cứu khác [9][11].

Phần lớn bệnh nhân TTPL ở nhóm tuổi trưởng thành, chiếm tỷ lệ cao nhất là lứa tuổi 30 - 44 (46,35%). Rất ít bệnh nhân tuổi trẻ em (0,26%), và bệnh nhân cao tuổi (0,52%).

3.1.2- Tuổi khởi phát bệnh

TTPL là bệnh làm giảm sút nhanh chóng khả năng học tập và lao động, khả năng giao tiếp và cả sinh hoạt cá nhân của người bệnh. Bệnh nhân khởi phát bệnh ở tuổi càng sớm thì ảnh hưởng càng lớn đến cuộc sống sau này của người bệnh cũng như gia đình và xã hội. Kết quả khảo sát tuổi khởi phát bệnh được thể hiện ở bảng 3.2 :

Bảng 3.2 : Tuổi khỏi phát bệnh của bệnh nhân Nhóm tuổi khởi phát bệnh Nam Nữ Tổng (N=384) SỐBN T ỷlệ(% ) (N=262) SỐBN Tỷ lệ (%) (N=122) 0-15 10 3,82 6 4,92 4,17 16-25 146 55,73 59 48,36 53,39 26-35 74 28,24 33 27,05 27,86 36-45 29 11,06 15 12,29 11.45 >46 3 1,15 9 7,38 3.13 Tuổi khởi phát trung bình 25,41 ± 7,37 26,68 ±9,93 11,389; p = 0,023 <0,05 SỐBN ■ Nam □ Nữ . <16 16-25 26-35 36-45 >46 Nhóm tuổi

* Nhận xét:

Qua bảng 3.2 và hình 3.1, 92,70% bệnh nhân TTPL khởi phát bệnh lứa tuổi từ 16 - 45. Kết quả này cũng phù hợp với nhiều nghiên cứu của các tác giả khác. Theo nghiên cứu của Bùi Thế Khanh, bệnh nhân khởi phát bệnh ở tuổi từ 20 - 40 chiếm tỷ lệ 91,17% [9].

Lứa tuổi có nhiều bệnh nhân khỏi phát bệnh nhất là 16-25 (53,39%). Lứa tuổi này rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường như các stress, các sang chấn tinh thần... và là tuổi đang được đào tạo các kỹ năng, nghề nghiệp. Do vậy khởi phát bệnh ở lứa tuổi này làm cho bệnh nhân mất sức lao động, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội, đồng thời cũng gây khó khăn lớn cho việc tái thích ứng của bệnh nhân TTPL.

Rất ít bệnh nhân khỏi phát bệnh ở trước 15 tuổi và sau 46 tuổi.

Tuổi khởi phát bệnh ở nam sớm hơn nữ. Trong nghiên cứu này, tuổi khởi phát bệnh trung bình ở nam là 25,41 ± 7,37, ở nữ là 26,68 ± 9,93

3.1.3- Thời gian mắc bệnh

Tâm thần phân liệt là bệnh có khuynh hướng tiến triển mãn tính. Nếu thời gian mắc bệnh từ lúc khởi phát đến hiện tại là dưới 6 tháng thì gọi là trạng thái bệnh cấp tính; từ 6 tháng đến 2 năm thì gọi là bán cấp; trên 2 năm thì gọi là mãn tính [5]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát thòi gian mắc bệnh của bệnh nhân và kết quả được ghi trong bảng 3.3 :

Bảng 3.3 : Thời gian mắc bệnh Thòi gian mắc bệnh SỐBN T ỷlệ(% ) <6 tháng 35 9,11 6 tháng - 2 năm 59 15,37 > 2 năm 290 75,52 384 100

* Nhận xét:

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy phần lớn bệnh nhân đã mắc bệnh trong thời gian trên 2 năm (75,52%). Kết quả thu được phù hợp với nhiều nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Bùi Thế Khanh, có 95,12% bệnh nhân và theo Nguyễn Văn Siêm, có 87,03% bệnh nhân ở trạng thái mãn tính [9][11].

3.1.4- Tiền sử bệnh tâm thần của gia đình

Hiện nay nhân tố di truyền vẫn được xem là một trong những nguyên nhân bệnh sinh của bệnh TTPL. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ trẻ sinh ra trong gia đình có người thân bị bệnh tâm thần có nguy cơ mắc cao hơn những người trong gia đình không có người thân bị bệnh. Kết quả khảo sát tiền sử bệnh tâm thần trong gia đình bệnh nhân được trình bày trong bảng 3.4:

Bảng 3.4; Tiền sử gia đình có người thân mắc tâm thần

Người thân mắc bệnh TT SỐBN Tỷ lệ(% ) ( N= 384) Cha mẹ 29 7,55 Anh, chị em ruột 32 8,33 Họ hàng gần 46 11,98 Tổng 107 27,86 * Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong 384 bệnh án khảo sát, có 27,86% bệnh nhân có tiền sử bệnh tâm thần trong gia đình. Số bệnh nhân có cha mẹ, anh, chị em ruột mắc bệnh tâm thần chiếm 15,88%, có họ hàng gần như ông bà, cô chú, anh, chị em họ ...bị bệnh chiếm 11,98%. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung, 19,23% bệnh nhân có yếu tố di truyền [6]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Siêm, số bệnh

nhân có người thân bị tâm thần là 28,84 - 38,46%[11]. Như vậy yếu tố di truyền cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưcmg đến khả năng phát sinh bệnh.

3.1.5- Tình trạng hôn nhân

Bệnh nhân TTPL thường có sự sa sút sófm về tâm thần, kỹ năng sống. Do vậy ngoài việc điều trị bằng thuốc, những bệnh nhân này còn rất cần được học lại các kỹ năng giao tiếp, xử lý các vấn đề của cuộc sống thực tế, giúp bệnh nhân hoà nhập được lại với cuộc sống bình thường. Cuộc sống gia đình với vợ, chồng, con cái là môi trường tốt nhất để người bệnh học tập. Trong nghiên cứu này, kết quả khảo sát tình trạng hôn nhân của bệnh nhân TTPL được trình bày trong bảng 3.5:

Tình trạng hôn nhân Nam Nữ Tổng

(N=384)

SỐBN Tỷlệ(%) SỐBN Tỷ lệ(%)

Đã kết hôn 111 42,37 60 49,18 44,53

Chưa kết hôn và ly hôn 151 57,63 62 50,82 55,47

Tổng 262 100 122 100 100

* Nhận x é t:

Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ bệnh nhân chưa kết hôn và ly hôn là 55,47% cao hơn tỷ lệ đã kết hôn (44,53%). Số bệnh nhân đã kết hôn có sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình nên khả năng tái thích ứng được với cuộc sống bình thường tốt hơn và giảm tỷ lệ tái phát so vói các bệnh nhân sống độc thân [7].

3.1.6- Nơi cư trú và nghề nghiệp

Kết quả khảo sát nơi cư trú và nghề nghiệp của bệnh nhân TTPL được trình bày trong bảng 3.6 .

Bảng 3.6 : Phân bố nơi cư trú và nghề nghiệp của bệnh nhân TTPL

Yếu tố ảnh hưỏng SỐBN Tỷ lệ(% )

Nơi cư trú Nông thôn 301 78,39

Thành phố, thị xã 83 21,61

Tổng 384 100

Nghề nghiệp Làm ruộng 239 62,24

Tri thức 41 10,68

Học sinh, sinh viên 27 7,03

Buôn bán tự do 3 0,78

Không nghề nghiệp 74 19,27

rr’

Tống 384 100

* Nhận xét

Kết quả bảng 6 cho thấy bệnh nhân sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao 78,39%; thành phố, thị xã chiếm tỷ lệ thấp hơn (21,61%). Đa số bệnh nhân làm ruộng (62,24%) và có 18,49% bệnh nhân lao động trí óc. Như vậy, phần lớn bệnh nhân sống ở nơi điều kiện kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp.

Do thu nhập thấp, những đối tượng này khó có khả năng tri trả cho việc điều trị bằng các thuốc thế hệ hai giá cao và dùng thuốc trong giai đoạn ổn định. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn thuốc của bác sỹ làm sao đạt hiệu quả cao nhất và bệnh nhân có thể gắn kết lâu dài với điều trị.

Kết quả này phù hợp với một số tác giả khác như nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung, phần lớn bệnh nhân sống ở nông thôn (74,62%), và chủ yếu làm nghề lao động chân tay (69,23%) [6]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay điều trị tâm thần phân liệt vẫn là điều trị triệu chứng, thuốc được sử dụng tùy thuộc triệu chứng lâm sàng trên bệnh nhân. Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát một số triệu chứng lâm sàng ban đầu hay gặp, kết quả được ghi trong bảng 3.7 :

3.1.7- Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân

Bảne 3.7 : Các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân TTPL

Triệu chứng bệnh SỐBN T ỷlệ(% ) (N=384) Triệu chứng dương tính - Hoang tưởng 198 51,56 - Ảo giác 124 32,29 - Kích động tâm thần 184 47,92 Triệu chứng âm tính

- Cảm xúc cùn mòn (lầm lì, thờ ơ với xung quanh) 71 18,49

- Tư duy chậm chạp 104 27,08

- Rối loạn hoạt động có ý chí (đi lang thang, chăm 246 64,06 sóc cá nhân kém...)

- Rối loạn hoạt động bản năng (mất ngủ, rối loạn 203 52,86 ăn uống...)

* Nhận xét

Các triệu chứng dương tính chiếm tỷ lệ cao, có 51,56% bệnh nhân có hoang tưởng, 47,92% bệnh nhân có kích động tâm thần. Hoang tưởng chủ yếu là hoang tưởng bị hại, hoang tưởng tự cao và hoang tưởng ghen tuông, một số ít gặp hoang tưởng vật lý chi phối. Phần lớn bệnh nhân có ảo giác là ảo thanh

lời nói, rất ít gặp ảo thanh thô sơ và ảo thị. Triệu chứng âm tính chiếm tỷ lệ cao nhất là rối loạn hoạt động có ý chí chiếm 64,06%, tiếp đến là các rối loạn bản năng (52,86%), các triệu chứng này thường xuất hiện cùng các triệu chứng dương tính. Cảm xúc cùn mòn ít gặp nhất (18,49%), nhưng lại là triệu chứng âm tính nặng nhất. Tỷ lệ các triệu chứng âm tính khá cao là do phần lớn bệnh nhân ở tình trạng mãn tính với các triệu chứng âm tính tiến triển nhiều.

Triệu chứng âm tính làm bệnh nhân giảm sút sự nhiệt tình, sự linh hoạt, ý chí suy đồi dần, giảm dần sự quan tâm với thế giới bên ngoài, do vậy các liệu pháp tâm lý rất khó tác động tích cực đến những bệnh nhân này. Việc điều trị triệu chứng âm tính dựa chủ yếu vào liệu pháp hóa dược, nhất là các thuốc ATK thế hệ hai. Các triệu chứng dương tính được điều trị tốt bằng cả hai nhóm thuốc ATK thế hệ một và hai. Như vậy, việc điều trị triệu chứng dương tính thường dễ dàng và nhanh hơn điều trị các triệu chứng âm tính.

3.1.8- Các thể bệnh tâm thần phân liệt

Theo ICD-10, bệnh TTPL được phân ra làm nhiều thể. Tùy theo triệu chứng nổi bật mà các thể được phân loại từ F20.0 đến F20.8. Kết quả khảo sát tỷ lệ mắc các thể TTPL được trình bày trong bảng 3.8 (trang 28).

* Nhận xét:

Thể Paranoid chiếm tỷ lệ mắc cao nhất (56,77%), tiếp đến thể di chứng (19,02%) và thể không biệt định (14,06%). Thể thanh xuân và thể căng trương lực là hai thể có tỷ lệ mắc thấp nhất, chiếm 1,04%. Kết quả này cũng phù hợp với một số nghiên cứu khác đã được tiến hành trước: theo nghiên cứu của Bùi Thế Khanh, thể Paranoid chiếm tỷ lệ cao nhất 48,29% [9]; Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Dung, tỷ lệ mắc cao nhất là thể Paranoid, chiếm 75,4%, thứ hai là thể di chứng chiếm 13,8% [6].

Bảng 3.8: Tỷ lệ mắc các thể tâm thần phân liệt Thể bệnh Mã số Nam Nữ Tổng (N=384) SỐBN Tỷ lệ (%) SỐBN Tỷ lệ (%) Thể Paranoid F20.0 146 55,73 72 59,02 56,77 Thể thanh xuân F20.1 3 1,15 1 0,82 1,04 Thể căng trương lực P20.2 2 0,76 2 1,64 1,04 Thể không biệt định P20.3 36 13,74 18 14,75 14,06

Thể trầm cảm sau phân liệt P20.4 4 1,53 1 0,82 1,30

Thể di chứng P20.5 50 19,07 23 18,85 19,02

Thể đơn thuần F20.6 21 8,02 5 4,10 6,77

262 100 122 100 100

3.1.9- Bệnh mắc kèm

Kết quả khảo sát các bệnh mắc kèm ở bệnh nhân tâm thần phân liệt được ghi trong bảng 3.9: Bảng 3.9: Các bệnh mắc kèm Bệnh mắc kèm SỐBN Tỷ lệ(% ) (N=384) Cao huyết áp 1 0,26 Suy tim 1 0,26 Viêm khớp 1 0,26 Nhiễm khuẩn 213 55,46 * Nhận xét;

Bệnh mắc kèm hay gặp nhất là nhiễm khuẩn (55,46%), bao gồm các nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn da, nhiễm khuẩn đường hô hấp,... Có thể là do bệnh nhân TTPL thường lười vệ sinh cá nhân, ăn ở bẩn, không có khả năng tự chăm sóc bản thân nên rất dễ mắc các bệnh trên. Các bệnh khác rất ít gặp, chỉ chiếm 0,26%.

3.2. Khảo sát tình hình sử dụng thuốc

3.2.1- Các thuốc ATK thường được sử dụng

Thuốc ATK là thuốc có hiệu lực làm giảm cả các triệu chứng dương tính và âm tính ở bệnh nhân tâm thần phân liệt. Vì vậy thuốc ATK là thuốc được sử dụng điều trị chính cho bệnh TTPL. Hiện nay, các thuốc ATK II có hiệu quả cao hơn, ít gây tác dụng phụ hơn các thuốc ATK I nhưng giá thành điều trị cao hơn. Điều này cũng là một trong các nguyên nhân để cân nhắc việc sử dụng thuốc thế hệ II hay thuốc thế hệ I cho bệnh nhân TTPL. Trong, nghiên cứu khảo sát này, chúng tôi thu được kết quả tỷ lệ một số thuốc hay được sử dụng cho bệnh nhân TTPL tại bệnh viện Tâm Thần Trung ương trong năm 2005 như trong bảng 3.10 (trang 30).

* Nhận xét:

Kết quả ở bảng cho thấy các thuốc ATK thế hệ I vẫn được sử dụng nhiều hơn các thuốc ATK thế hệ II.

Ba thuốc được sử dụng nhiều nhất là Haloperidol (84,38%), Levomepromazin (70,57%) và Chlorpromazin (64,58%). Do các thuốc này có tác dụng mạnh trên các triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, kích động chiếm tỷ lệ cao bệnh nhân TTPL. Haloperidol có tỷ lệ sử dụng cao nhất do thuốc này có thể kết hợp được với cả Chlorpromazin và Levomepromazin mà hai thuốc này lại không nên kết hợp với nhau do ở cùng một nhóm phenothiazin, có cơ chế gây tác dụng phụ trên cùng receptor đích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.10; Các thuốc ATK hay được sử dụng trong điều trị Thuốc ATK SỐBN T ỷlệ(% ) có sử dụng (N=384) Thế hệ I Chlorpromazin 248 64,58 Haloperidol 324 84,38 Levomepromazin 271 70,57 Thioridarin 18 4,69 Thế hệ II Olanzapin 83 21,61 Sulpirid 51 13,28 Risperidon 51 13,28 Clozapin 61 15,89

Thioridazin có tác dụng kích thích mà tác dụng an thần lại kém hơn Levomepromazin, Chloipromazin nên ít được lựa chọn sử dụng trong điều trị cho bệnh nhân TTPL.

Các thuốc ATK thế hệ II có tác dụng tốt trên cả triệu chứng dương tính và âm tính, tốt trên cả các bệnh nhân không đáp ứng hay đáp ứng kém với ATK I, ít gây tác dụng phụ ngoại tháp và kháng cholinergic hơn. Theo các hướng dẫn điều trị mới của hiệp hội tâm thần Hoa kỳ, nên sử dụng các nhóm thuốc chống loạn thần thế hệ 2 như lựa chọn hàng đầu trong điều trị tâm thần phân liệt [23]. Nhưng do giá thành điều trị cao không phù hợp với phần lớn bệnh nhân là có thu nhập thấp, nên tỷ lệ sử dụng các thuốc ATK II còn thấp. Trong số các thuốc ATKII, tỷ lệ sử dụng cao nhất là Olanzapin (21,61%).

Lựa chọn đầu tiên cho điều trị cơn cấp và điều trị duy trì vẫn là thuốc ATK I. Thuốc thế hệ II chỉ được lựa chọn trong trường hợp bệnh nhân không

đáp ứng hoặc đáp ứng kém với thuốc ATK thế hệ I, các triệu chứng âm tính nổi bật hay do tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc ATK thế hệ I. Ngoài được lựa chọn theo triệu chứng, các thuốc ATK II được lựa chọn tùy theo khoa dược có còn thuốc đó hay không. Một trong những nguyên nhân chính cho việc thay thế giữa các thuốc thế hệ II là do khoa dược hết loại thuốc đó.

Ngoài ra nếu gia đình bệnh nhân có điều kiện đáp ứng được chí phí sử dụng thuốc ATK thế hệ II, có thể yêu cầu được sử dụng thuốc để giảm tỷ lệ gặp tác dụng phụ.

ở bệnh nhân suy tim, chúng tôi ghi nhận được tác dụng phụ rối loạn nhịp tim khi dùng thuốc ATK thế hệ I.

ở bệnh nhân viêm khớp không dùng các thuốc điều trị kèm, không ảnh

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt tại bệnh viện tâm thần TW (Trang 25)