Một số giải pháp khác:

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh huế (Trang 57 - 61)

III- Nhóm nguyên nhân ảnh hưởng rất nghiêm trọng

3.2.2 Một số giải pháp khác:

Qua quá trình tham khảo ý kiến cán bộ KH của Chi nhánh cùng với việc tìm hiểu một số biện pháp của các chi nhánh NH khác trên địa bàn thành phố Huế, em xin được đề xuất một số giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả hơn như:

- Chấp hành tốt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn trong tổ chức tín dụng về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ – NH ngày 22/04/2005 của Thống đốc

hoạt động của các ngành kinh tế khác

- Luôn coi công tác thẩm định hồ sơ tín dụng là quan trọng, tránh việc cẩu thả, làm sơ sài dẫn đến rủi ro về sau.

- Tùy theo mức độ tin cậy đối với từng KH mà áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp như: phải có tài sản thế chấp, cầm cố bảo đảm tiền vay, bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay hoặc bằng tín chấp…Tuy nhiên cần lưu ý không nên quá tin tưởng vào TSĐB. NH và đặc biệt là cán bộ KH cần thay đổi quan điểm: “Thế chấp là sự đảm bảo vững chắc cho khoản tiền vay mà phải là hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng”. Chính vì vậy trong khi quyết định cho vay đối với KH, ngoài việc căn cứ vào TSĐB cần kết hợp hiệu quả phương án kinh doanh của KH mang lại, mục đích sử dụng vốn thay vì chỉ căn cứ vào TSĐB để ra quyết định cho vay.

- Đa dạng hóa kinh doanh, lựa chọn đầu tư vốn vào các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, điều này sẽ hạn chế rủi ro khi một loại hình nào đó gặp rủi ro còn các loại hình doanh nghiệp khác ít gặp rủi ro. Để thực hiện được biện pháp này, chi nhánh cần nghiên cứu rõ nhu cầu thị trường để từ đó có cái nhìn tổng quát về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của từng ngành sản xuất trong thời điểm hiện tại cũng như biến động của nó trong tương lai.

- Cẩn trọng khi đầu tư vốn quá mức cần thiết vào các dự án cho vay dài hạn, vì thường gặp rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn. Đồng thời cũng phải bám sát, tìm hiểu những khó khăn của DN để đưa ra biện pháp thích hợp tại từng thời điểm hoạt động của DN.

Kết luận Chương 3

Từ những hạn chế, nguyên nhân những hạn chế trong hoạt động TD được nêu ra ở Chương 2, tại Chương 3 khóa luận đã đề ra các giải pháp để hạn chế rủi ro TD tại NHTM CP Ngoại thương - chi nhánh Huế.

Các giải pháp đưa ra không chỉ tập trung vào phương pháp hạn chế rủi ro trước mắt, khóa luận còn đề ra các giải pháp liên quan đến công tác quản trị điều

thông tin TD…Tùy theo mức độ nghiêm trọng do các nguyên nhân gây ra, các biện pháp sẽ được áp dụng ưu tiên theo trình tự tăng dần trong bảng đã trình bày.

Ngoài ra luận văn cũng đưa ra một số giải pháp thu thập được từ ý kiến của cán bộ khách hàng tại chi nhánh cũng như phương pháp tham khảo từ ngân hàng khác trong cùng địa bàn.

1. Kết luận

Trong giai đoạn 2009 – 2011, tình hình rủi ro TD trong hoạt động cho vay của NHTM CP Ngoại thương - chi nhánh Huế luôn ở mức cho phép. Qua những năm, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh tăng nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu của NHNN, bên cạnh đó tỷ lệ nợ xấu tăng nguyên nhân lớn là do quá trình cơ cấu lại nợ theo quy định mới chứ không phải do chất lượng nợ của Chi nhánh giảm sút. Bên cạnh đó, qua phân tích chúng ta đã thấy hệ số thu nợ của chi nhánh ngày càng tăng mạnh cho thấy hiệu quả trong công tác quản lý và thu hồi nợ của Chi nhánh. Mặc dù những năm vừa qua, Chi nhánh luôn quan tâm đến việc phòng ngừa rủi ro TD, minh chứng là chi nhánh là một trong những NH áp dụng quy trình chấm điểm TD xếp hạng DN trong việc thẩm định để đưa ra quyết định cho vay. Tuy nhiên, kinh doanh tiền tệ là một trong những ngành kinh doanh đem lại lớn nhuận lớn đi đôi với đó là luôn phải đối mặt với khó khăn và rủi ro cao. Chính vì vậy, khi đã nhận diện được những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro TD, các NHTM nói chung và NHTM CP Ngoại thương- chi nhánh Huế nói riêng cần đề xuất những biện pháp thích hợp kịp thời để hạn chế rủi ro. Tuy nhiên, cũng cần phải biết rằng rủi ro là hoàn toàn không thể không tồn tại. Vì vây, trong quá trình kinh doanh đòi hỏi mỗi NH phải biết chấp nhận rủi ro ở một mức nhất định mà vẫn đảm bảo hoạt động NH mình ổn định và phát triển vững chắc.

Kết quả đạt được sau khi thực hiện đề tài:

Thứ nhất, khái quát được những vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về TD và rủi ro TD.

Thứ hai, mô tả và đánh giá chi tiết tình hình hoạt động kinh doanh, thực trạng nợ xấu tại NHTM CP Ngoại thương chi nhánh Huế trong giai đoạn 2009 – 2011 dựa trên số liệu do VCB – Huế cung cấp.

Thứ ba, nhận diện nguyên nhân và đánh giá rủi ro tín dụng tại NHTM CP Ngoại thương - chi nhánh Huế giai đoạn 2009 – 2011 dựa trên ý kiến từ khảo sát 30 cán bộ khách hàng đang làm việc tại VCB – Huế.

- Trong quá trình nghiên cứu do trình độ còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều nên khi tiến hành phân tích có thể còn mắc một số thiếu sót cần khắc phục.

- Nghiên cứu chưa phân tích định lượng rủi ro tín dụng tại ngân hàng cũng như chưa lượng hóa được ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng.

Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài:

Nếu có điều kiện phát triển đề tài này, em sẽ mở rộng nội dung nghiên cứu đánh giá rủi ro TD của một số NH khác trên cùng địa bàn, có cùng quy mô TD với NHTM CP Ngoại thương - chi nhánh Huế, để có thể đưa ra nhận định một cách khách quan, chính xác nhất về rủi ro TD. Đồng thời, nghiên cứu kỹ hơn về mô hình chấm điểm xếp hạng nội bộ của NH và hoàn thiện mô hình này để giúp cho giảm thiểu rủi ro TD tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh huế (Trang 57 - 61)

w