Thực trạng tín dụng tại chi nhánh NHTMCP Ngoại thương – chi nhánh Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh huế (Trang 34 - 41)

III. Lợi nhuận trước thuế 215.470 68.100 114.190 147.370 68.40 46.100 67

Nguồn: Phòng Tổng hợp – NHTMCP Ngoại Thương – chi nhánh Huế

2.2.1.2 Thực trạng tín dụng tại chi nhánh NHTMCP Ngoại thương – chi nhánh Huế

Trong những năm vừa qua, thực hiện chủ trương của NHNN, toàn hệ thống của NHTM CP Ngoại thương tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro TD, kiểm soát chặt chẽ. Bên cạnh việc khống chế tổng mức dư nợ tối đa đối với các chi nhánh có chất lượng tín dụng chưa tốt, kiên quyết hạ giới hạn TD đối với các KH có tình hình tài chính yếu kém, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, NHTM CP Ngoại thương Việt Nam tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi các quy định về giới hạn TD cho phù hợp hơn với hoạt động thực tiễn. Các chi nhánh trong đó có Chi nhánh Huế đã coi trọng lựa chọn danh mục KH và ngành cho vay, thực hiện nghiêm túc tăng trưởng tín dụng lựa chọn theo vùng, luôn bám sát và xử lý tốt các khoản nợ xấu, tăng dần tỷ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản.

Bảng số liệu trên đã cho thấy, doanh số cho vay của Chi nhánh tăng qua các năm và xu hướng tăng ngày càng nhanh. Năm 2009 doanh số cho vay là gần 1.579 tỷ đồng, đến năm 2010 doanh số cho vay đã tăng thêm đến hơn 466 tỷ đồng, đạt mức 2.045,319 tỷ đồng. Xu hướng tăng này tiếp tục được duy trì ở năm 2011, mức tăng là hơn 657 tỷ đồng tương ứng với 32.15%.

Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay của VCB – Huế giai đoạn 2009 – 2011

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu do VCB – Huế cung cấp

Bảng 2.3: Doanh số cho vay của VCB – Huế giai đoạn 2009 – 2011

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

GT % GT % GT % +/- % +/- % Theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.203.996,00 76,26 1.735.034,0 0 84,83 2.506.188,00 92,72 531.038,00 44,11 771.154,00 44,45 Trung dài hạn 374.866,00 23,74 310.285,00 15,17 196.670,00 7,28 -64.581,00 -17,23 -113.615,00 -36,62 Theo loại hình DN Doanh nghiệp nhà nước 1.026.418,19 65,01 1.027.568,27 50,24 1.276.559,83 47,23 1.150,08 0,11 248.991,57 24,23 CTCP, TNHH 393.768,18 24,94 792.561,11 38,75 1.153.309,51 42,67 398.792,93 101,28 360.748,40 45,52 Khác 158.675,63 10,05 225.189,62 11,01 272.988,66 10,10 66.513,99 41,92 47.799,04 21,23 Theo ngành kinh tế

Nông lâm, thủy sản 238.566,05 15,11 267.323,19 13,07 284.070,38 10,51 28.757,15 12,05 16.747,18 6,26 Công nghiệp, xây

dựng 864.269,06 54,74 1.295.300,52 63,33 1.828.483,44 67,65 431.031,4 6 49,87 533.182,91 41,16 Thương mại, dịch vụ 387.610,62 24,55 327.455,57 16,01 407.320,70 15,07 -60.155,05 -15,52 79.865,13 24,39 Khác 88.416,27 5,60 155.239,71 7,59 182.983,49 6,77 66.823,44 75,58 27.743,77 17,87 Tổng 1,.578.862,00 100,00 2.045.319,0 0 100,00 2.702.858,00 100,00 466.457,0 0 29,54 657.539,00 32,15

Dựa vào bảng số liệu cho thấy, Chi nhánh chủ yếu cho vay ngắn hạn, và xu hướng này tăng qua các năm. Năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn là xấp xỉ 1.204 tỷ đồng tương ứng 76.26%, doanh số cho vay dài hạn chỉ chiếm 23.74%. Năm 2010, 84.83% là doanh số cho vay ngắn hạn, đến năm 2011, tỷ lệ này càng cao hơn, lên đến 92.72%. Có thể thấy, cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn cao hơn rất nhiều so với cho vay dài hạn, vì vậy doanh số cho vay ngắn hạn cao cũng là điều dễ hiểu. Bên cạnh đó, do sự tác động của chính sách, trong thời gian gần đây Chi nhánh tập trung vào mảng cho vay ngắn hạn nhiều hơn, trường hợp nguồn vốn dồi dào thì mới thực hiện cho vay những dự án dài hạn. Đồng thời, Chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay 3 loại hình doanh nghiệp chính, đó là doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn. Ba loại hình này chiếm đến hơn 90% doanh số cho vay của Chi nhánh. Đây cũng là một vấn đề dễ hiểu khi mà ba loại hình trên là những thành phần chủ yếu của nền kinh tế.

*Doanh số thu nợ

Biểu đồ 2.3: Doanh số thu nợ của VCB- Huế giai đoạn 2009 - 2011

Nguồn: Tổng hợp từ Số liệu do VCB Huế cung cấp

Nhìn vào biểu đồ ở trên chúng ta có thể thấy doanh số thu nợ của Chi nhánh tăng qua các năm. Năm 2009 thu được hơn 1.486 tỷ đồng, đến năm 2010 đã tăng lên hơn 1.864 tỷ đồng và năm 2011 là hơn 2.852 tỷ đồng. Kết hợp với bảng doanh số cho vay, ta

vốn cho vay trong năm mà còn thu hồi được các khoản cho vay trong các năm trước, thể hiện ở việc doanh số thu nợ các năm luôn xấp xỉ hoặc lớn hơn doanh số cho vay. Cụ thể như sau: doanh số cho vay 2010 là khoảng 2.045 tỷ đồng, trong khi thu nợ là hơn 1.864 tỷ đồng; năm 2011 doanh số cho vay là hơn 2.702 tỷ đồng, thu nợ cũng đạt khoảng 2.852 tỷ đồng.

Phân tích doanh số thu nợ theo các tiêu chí như kỳ hạn, loại hình doanh nghiệp, thành phần kinh tế được trình bày ở bảng 2.4.

Dựa vào Bảng 2.4, có thể nhận xét tổng quát như sau:

Nhìn chung, cùng với xu hướng của doanh số cho vay, cơ cấu của doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, và có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Bên cạnh đó, nếu xét theo loại hình DN thì doanh số thu nợ của các DN nhà nước có xu hướng tăng nhẹ, còn doanh số thu nợ của các CTCP, TNHH lại tăng vào năm 2010 và giảm lại vào năm 2011. Nguyên nhân chính là do trong hai năm 2009 và 2010, công tác thu nợ của chi nhánh đạt được hiệu quả do tình hình kinh doanh của các DN có xu hướng tốt lên, nhưng bước sang năm 2011, với điều kiện kinh doanh có nhiều biến động, ảnh hưởng từ các yếu tố vĩ mô bất ổn cũng như tình hình thế giới vì thế phần lớn các DN kinh doanh thua lỗ. Chính vì vậy tình hình thu nợ của bộ phận này chưa được tốt, chưa tương xứng với mức tăng trưởng của doanh số cho vay. Nếu xét theo thành phần kinh tế: Nhìn chung thì doanh số thu nợ của các thành phần kinh tế không có dấu hiệu gì đặc biệt, chúng thể hiện đúng xu hướng của cơ cấu cho vay. Như bộ phận “công nghiệp, xây dựng” chiếm tỷ trọng lớn, và có xu hướng tăng; bộ phận “nông lâm, thủy sản” thì có xu hướng giảm. Tuy nhiên, bộ phận “thương mại, dịch vụ” là biến động không cùng chiều với xu hướng cho vay, trong khì doanh số cho vay bộ phần này giảm qua các năm cả về con số lẫn tỷ trọng, nhưng doanh số thu nợ thì lại có xu hướng tăng.

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

GT % GT % GT % +/- % +/- % Theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.260.833 84,83 1.614.742 86,60 2.508.410 87,94 353.909,00 28,07 893.668,0 0 55,34 Trung dài hạn 225.390 15,17 249.947 13,40 343.912 12,06 24.557,00 10.,90 93.965,00 37,59 Theo loại hình DN Doanh nghiệp nhà nước 612.323,88 41,20 775.710,62 41,60 1.575.622,67 55,24 163.386,75 26,68 799.912,05 103,12 CTCP, TNHH 727.208,91 48,93 983.064,04 52,72 1.003.161,6 5 35,17 255.855,13 35,18 20.097,61 2,04 Khác 146.690,21 9,87 105.914,34 5,68 273.537,68 9,59 -40.775,87 -27,80 167.623,3 4 158,26 Theo ngành kinh tế Nông lâm, thủy sản 319.537,95 21,50 282.873,32 15,17 427.277,84 14,98 -36.664,62 -11,47 144.404,51 51,05 Công nghiệp, xây dựng 634.617,22 42,70 914.629,95 49,05 1.452.402,36 50,92 280.012,73 44,12 537.772,41 58,80 Thương mại, dịch vụ 227.392,12 15,30 466.731,66 25,03 765.277,99 26,83 239.339,54 105,25 298.546,34 63,97 Khác 304.675,72 20,50 200.454,07 10,75 207.363,81 7,27 -104.221,65 -34,21 6.909,74 3,45 Tổng 1.486.223,0 0 100,00 1.864.689,0 0 100,00 2.852.322,0 0 100,00 378.466,00 25,46 987.633,00 52,97

Bảng 2.5: Tổng dư nợ của VCB – Huế giai đoạn 2009 -2011

Đơn vị: Triệu đồng

Nguồn: Phòng Quan hệ khách hàng NHTM CP Ngoại thương – Chi nhánh Huế

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

GT % GT % GT % +/- % +/- %

Theo kỳ hạn

Ngắn hạn 474.122 30,91 594.414 34,67 592.192 37,84 120.292,00 25,37 -2.222 -0,37

Trung dài hạn 1.059.553 69,09 1.119.891 65,33 972.649 62,16 60.338,00 5,69 -147.242 -13,15

Theo loại hình DN

Doanh nghiệp nhà nước 439.136,00 28,63 690.993,64 40,31 391.930,80 25,05 251.857.64 57,35 -299.062,84 -43,28

CTCP, TNHH 927.113,00 60,45 736.610,07 42,97 886.757,93 56,67 -190.502,93 -20,55 150.147,86 20,38

Khác 167.426,00 10,92 286.701,29 16,72 286.152,26 18,29 119.275,29 71,24 -549,02 -0,19

Theo ngành kinh tế

Nông lâm, thủy sản 306.735,00 20,00 291.184,87 16,99 147.977,41 9,46 -15.550,13 -5,07 -143.207,46 -49,18

Công nghiệp, xây dựng 440.931,56 28,75 821.602,13 47,93 1.197.683,21 76,54 380.670,57 86,33 376.081,07 45,77

Thương mại, dịch vụ 615.310,41 40,12 476.034,33 27,77 118.077,03 7,55 -139.276,08 -22,64 -357.957,29 -75,20

Khác 170.698,03 11,13 125.483,67 7,32 101.103,35 6,46 -45.214,36 -26,49 -24.380,32 -19,43

Dựa vào bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy rằng tình hình dư nợ của Chi nhánh có nhiều cải thiện trong giai đoạn vừa qua. Mặc dù, doanh số cho vay ngày càng tăng nhưng do tổ chức và quản lý thu nợ tốt nên dư nợ của Chi nhánh luôn ở mức cho phép và có xu hướng giảm dần. Đặc biệt chú ý đến năm 2011, khi mà năm này doanh số cho vay lên đến xấp xỉ 2.703 tỷ đồng nhưng tổng dư nợ chỉ còn hơn 1.564 tỷ đồng, giảm 8.72% so với năm 2010. Tổng dư nợ giảm nguyên nhân chính là do có nhiều công ty tất toán nợ vay trong thời gian này; đặc biệt có thể kể đến có 2 công ty tất toán nợ vay ở chi nhánh Huế lên đến khoảng 300 tỷ.

Có thể nhận thấy, dư nợ của chi nhánh chủ yếu là dư nợ trung và dài hạn, tập trung vào các CTCP, TNHH trong các ngành công nghiệp và xây dựng. Nguyên nhân chính là trong năm 2009 một số DN nhà nước tiến hình cổ phần hóa nên chuyển đổi sang loại hình DN cổ phần vì thế dư nợ của các DN này cũng chuyển sang bộ phận CTCP, TNHH. Vì vậy mà dư nợ năm 2009 của CTCP và TNHH khá cao đạt con số hơn 927 tỷ đồng.

Bước sang năm 2010, với nỗ lực thu hồi nợ của Chi nhánh nên dư nợ của CTCP và TNHH đã mạnh, giảm 20.55% tương ứng với 190,502 tỷ đồng. Còn về phần DNNN, tuy Chi nhánh đã hạn chế cho vay và nỗ lực thu nợ, nhưng dư nợ của bộ phận này vẫn tăng 57.35%, tương ứng với 251,857 tỷ đồng.

Tình hình dư nợ năm 2011 có nhiều biến động, dư nợ DN nhà nước giảm còn 391,930 tỷ đồng, nhưng dư nợ CTCP, TNHH lại tăng, đạt 886,758 tỷ đồng. Đây chính là hệ quả tất yếu của việc Chi nhánh cho vay CTCP, TNHH nhiều nhưng lại không thu được nợ.

Mặt khác, trong các ngành kinh tế, công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất và có xu hướng tăng, còn các thành phần kinh tế còn đều giảm. Đây là một dấu hiệu không được tốt, việc tập trung quá cao vào một ngành kinh tế. vì vậy trong thời gian tới Chi nhánh nên tập trung để xử lý khoản nợ thuộc ngành “công nghiệp, xây dựng” trên.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh huế (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w