Nguồn: Phòng Tổng hợp – NHTMCP Ngoại Thương Huế

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh huế (Trang 26 - 30)

CHỈ TIÊU Năm 2011 2010/2009 So sánh 2011/2010

GT % GT % GT % +/- % +/- %

Nguồn vốn huy động 1.565.840 1.961.176 2.133.510

1. Theo loại tiền 1.565.840 100 1.961.176 100 2.133.510 100 395.336 25,25 172.334 8,79

- VND 1.115.040 71,21 1.431.658 73 1.662.504 77,92 316.618 28,40 230.846 16,12

- Ngoại tệ (qui ra VND) 450.800 28,79 529.518 27 471.006 22,08 78.718 17,46 -58.512 -11,05

2. Theo tính chất tiền gửi 1.565.840 100 1.961.176 100 2.133.510 100 395.336 25,25 172.334 8,79

-Tổ chức kinh tế 366.160 23,38 508.419 25,92 574.502 26,93 142.259 38,85 66.083 13,00

- Tiền gửi dân cư 1.199.680 76,62 1.452.757 74,08 1.559.008 73,07 253.077 21,10 106.251 7,31

3. Theo kỳ hạn 1.565.840 100 1.961.176 100 2.133.508 100 395.336 25,25 172.332 8,79

KKH 268.640 17,16 358.956 18,30 345.234 16,18 90.316 33,62 -13.722 -3,82

<12 995.440 63,57 1.249.268 63,70 1.603.152 75,14 253.828 25,50 353.884 28,33

Từ bảng số liệu ta có thể thấy rằng nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm tăng trưởng ổn định ở mức cao mặc dù phải chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ nền kinh tế. Với uy tín và thương hiệu Vietcombank đã được khẳng định ở trong nước và trên thị trường quốc tế, nguồn vốn huy động tăng qua các năm. Năm 2009, tình hình kinh tế toàn cầu dần bước qua giai đoạn khủng hoảng, sự gia tăng lãi suất nguồn vốn huy động nhằm thu hút lượng tiền nhãn rỗi trong nền kinh tế ngày càng cao và đẩy cuộc chạy đua lãi suất huy động của các NH diễn ra gay gắt và quyết liệt hơn. Với những thế mạnh đã xây dựng từ trước, NH vẫn thu hút được một số lượng lớn KH đến giao dịch và kết quả là chi nhánh huy động được 1.565.840 triệu đồng. Đến năm 2010 công tác huy động vốn của chi nhánh tiếp tục đạt kết quả tốt, tính đến cuối tháng 12 năm 2010 chi nhánh đã huy động được 1.961.176 triệu đồng, tăng 25,25% tương ứng với tăng 395.336 triệu đồng so với năm 2009. Cho đến cuối năm 2011, nguồn vốn huy động được tiếp tục tăng đến con số 2.133.510 triệu đồng, tăng 8,79% tương ứng với một lượng là 172.334 triệu đồng so với năm 2010. Trong nguồn vốn huy động thì tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70% trong tổng nguồn vốn huy động) và được giữ khá ổn định qua từng năm. Xét về tính chất nguồn thì tiền gửi dân cư có tính ổn định rất cao, thông thường đây là những khoản để dành tiết kiệm của người dân, do đó tạo thuận lợi rất lớn cho NH trong việc sử dụng nguồn vốn huy động này. Bên cạnh đó, nếu xét theo yếu tố kỳ hạn thì nguồn vốn huy động được chủ yếu là vốn ngắn hạn (chiếm tỷ lệ hàng năm trên 60% và tăng dần qua các năm). Ngoài ra nếu xem xét yếu tố loại tiền huy động thì ta thấy tỷ trọng nguồn vốn giữa tiền VNĐ và ngoại tệ cũng giữ một tỷ lệ ổn định qua các năm. Tỷ trọng ngoại tệ trong tổng vốn huy động được không phải là một con số nhỏ, điều này cho thấy chi nhánh đã phát huy được thế mạnh của mình trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong thời gian qua, NHTM CP Ngoại thương - chi nhánh Huế đã áp dụng nhiều chính sách thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư. Do vậy, mặc dù dưới áp lực cạnh tranh với các NHTM khác, đặc biệt là các NHTM CP nhưng nguồn huy động của NH vẫn tăng đều đặn qua các năm, thể hiện sức mạnh trong hoạt động huy động vốn của chi nhánh NHTM CP Ngoại thương – chi nhánh Huế là rất lớn.

Tỷ trọng dư nợ theo kỳ hạn của Chi nhánh trong giai đoạn 2009- 2011 không có nhiều biến động: dư nợ trung dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn, trong khoảng 65%, năm cao nhất là 69.09% (năm 2009).

Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay theo kỳ hạn

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu do VCB – Huế cung cấp

Tuy nhiên, xét về biến động qua các năm thì dư nợ trung dài hạn có xu hướng giảm nhẹ, năm 2009 dư nợ là hơn 1.059 tỷ đồng, đến năm 2010 tăng 5.69% đạt hơn 1.119 tỷ đồng, năm 2011 với sự hạn chế cho vay trung dài hạn trong lĩnh vực bất động sản, cũng như Chi nhánh đã áp dụng nhiều chính sách để thu hồi vốn, chính vì vậy dư nợ trung dài hạn giảm xuống chỉ còn khoảng 972 tỷ đồng, tương ứng giảm 13.15% so với năm 2010.

Mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng và tăng ngày càng nhanh nhưng với những biện pháp thu nợ tốt nên tình hình dư nợ ngắn hạn vẫn được đảm bảo. Năm 2009, dư nợ là 474,122 tỷ đồng, năm 2010 tăng lên mức 594,414 tỷ đồng và năm 2011 thì đã giảm xuống còn 592,192 tỷ đồng.

2.1.3.3 Hoạt động thanh toán

Dịch vụ thanh toán chuyển tiền trong nước: Việc áp dụng công nghệ hiện đại đã giúp cho hoạt động thanh toán chuyển tiền trong nước nhanh chóng và thuận tiện, phục

hiện đang sử dụng nhiều hình thức thanh toán thuận lợi cho KH.

Hoạt động thanh toán quốc tế: Với thế mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu của chi nhánh Huế không ngừng tăng trưởng qua các năm đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

2.1.3.4 Một số hoạt động khác

Hoạt động dịch vụ NH: Với chính sách đa dạng hóa sản phẩm đã từng bước đưa các sản phẩm NH hiện đại vào tiếp cận cuộc sống, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm thu hút được đông đảo KH. Công tác dịch vụ ngân hàng phát triển là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ: là một hoạt động chính của chi nhánh. Hiện nay, chi nhánh đang phát hành và chấp nhận thanh toán các thẻ nội địa và quốc tế.

Hoạt động ngân quỹ: luôn đảm bảo an toàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, thực hiện đúng quy trình thu chi tiền mặt, ngoại tệ và ngân phiếu thanh toán theo các quy định hiện hành, tổ chức tốt công tác thu chi và điều hòa tiền mặt, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiền mặt cho sản xuất và đời sống, tạo được lòng tin với khách hàng. Trong quá trình thu chi, Chi nhánh luôn đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc.

Một phần của tài liệu Đánh giá rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh huế (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w