Biện pháp cung cấp BĐKN hoàn chỉnh

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học phần di truyền và biến dị sinh học 9 (Trang 54 - 57)

BĐKN hoàn chỉnh là bản đồ có đầy đủ khái niệm, từ nối, các mệnh đề. BĐKN hoàn chỉnh có thể sử dụng ở khâu dạy kiến thức mới hoặc khâu củng cố, hoàn thiện kiến thức.

Yêu cầu:

- Giáo viên: Cung cấp BĐKN hoàn chỉnh kèm theo hệ thống các hoạt động

(có thể kèm các hình ảnh hoặc phim minh họa), yêu cầu HS khai thác kiến thức có trong bản đồ.

- Học sinh: Quan sát BĐKN, hình ảnh hoặc phim, nghiên cứu sách giáo khoa

hoàn thành các hoạt động GV yêu cầu.

2.4.1.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh trong khâu dạy bài mới

Quy trình

Bƣớc 1: GV cung cấp BĐKN hoàn chỉnh.

Bƣớc 2: GV đƣa hệ thống các hoạt động khai thác bản đồ. Bƣớc 3: HS tự lực làm việc.

Bƣớc 4: GV sửa chữa, kết luận.

Ví dụ: Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh để dạy kiến thức mới về nguyên phân. Bước 1: Giáo viên cung cấp BĐKN hoàn chỉnh về nguyên phân (Hình 2.2).

Hình 2.2. BĐKN “Nguyên phân”(dạng bản đồ hoàn chỉnh)

Bước 2: GV yêu cầu HS quan sát hình 9.1 và 9.2 SGK, nghiên cứu BĐKN

“Nguyên phân” trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1. Sự biến đổi hình thái của NST trong chu kì tế bào đƣợc biểu hiện thông qua sự đóng và duỗi xoắn diễn ra ở các kì nhƣ thế nào?

Câu 3. Sự đóng và duỗi xoắn của NST có ý nghĩa gì?

Câu 4. Vì sao nói quá trình nguyên phân là sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con?

Bước 3: HS theo dõi video clip về quá trình nguyên phân, quan sát hình SGK,

nghiên cứu thông tin và nội dung BĐKN về nguyên phân để trả lời các câu hỏi.

Bước 4: Giáo viên sửa chữa, nhận xét, kết luận:

- Sự đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kì:

+ Kì trung gian, NST đơn, duỗi xoắn hoàn toàn  dễ dàng thực hiện tổng hợp ARN, sau đó tổng hợp prôtêin.

+ Kì đầu: NST bắt đầu đóng xoắn, và đóng xoắn cực đại ở kì giữa tạo thuận lợi NST tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào và phân li ở kì sau.

+ NST bắt đẩu duỗi xoắn và tiếp tục duỗi xoắn ở kì cuối

+ NST ở trạng thái duỗi xoắn hoàn toàn khi tế bào con đƣợc tạo thành ở kì trung gian. Sau đó, NST lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn qua các thế hệ tê bào.

- Tế bào mẹ mang bộ NST 2n thực hiện nguyên phân cho 2 tế bào con đều mang bộ NST 2n giống tế bào mẹ nhờ NST nhân đôi ở kì trung gian và phân li đồng đều ở kì sau.

2.4.1.1. Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh trong khâu củng cố, ôn tập

Quy trình

Bƣớc 1: GV cung cấp BĐKN hoàn chỉnh.

Bƣớc 2: HS dựa vào kiến thức đã học để đọc nội dung bản đồ. Bƣớc 3: GV kết luận.

Ví dụ: Sử dụng BĐKN hoàn chỉnh để ôn tập kiến thức chương II (SH 9) về các cơ

chế di truyền NST.

Bước 1: GV cung cấp BĐKN hoàn chỉnh về các cơ chế di truyền NST (Hình 2.3). Bước 2: GV yêu cầu HS đọc nội dung bản đồ trả lời đƣợc câu hỏi: Cơ chế nào giúp

duy trì bộ NST đặc trƣng của loài qua các thế hệ tế bào, các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản vô tính và qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản hữu tính?

Bước 3: Giáo viên, nhận xét, kết luận.

- Nguyên phân giúp duy trì bộ NST đặc trƣng (2n) của loài qua các thế hệ tế bào và qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản vô tính.

- Phối hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh giúp duy trì bộ NST đặc trƣng (2n) của loài qua các thế hệ cơ thể ở loài sinh sản hữu tính.

Hình 2.3. BĐKN về “Các cơ chế di truyền NST”(dạng bản đồ hoàn chỉnh)

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học phần di truyền và biến dị sinh học 9 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)