Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của Nhà máy CBNS và XKTP Bắc Giang

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của nhà máy chế biến nông sản bắc giang (Trang 59 - 68)

- Tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh, từ đó xây

4.4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của Nhà máy CBNS và XKTP Bắc Giang

sản phẩm dưa chuột của Nhà máy CBNS và XKTP Bắc Giang

4.4.2.1 Giải pháp về vùng nguyên liệu

Nguồn hàng cho xuất khẩu mang tính quyết định cho sự thành công của các DN. Việc kiểm tra chất lượng hàng khi thu mua cũng chưa được thực hiện nghiêm túc, bảo quản, sơ chế sau thu mua chưa hợp lý, quá trình chuyển hàng về kho giám sát thiếu chặt chẽ.

Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm: đẹp, chất lượng tốt và giá cả chấp nhận thì các doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư giống tốt, quy hoạch từ khâu trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến nhằm đạt giá trị kinh tế cao và đảm bảo môi trường sinh thái. Hiện nay, Nhà máy đã xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung nhưng số lượng còn rất ít chủ yếu tập trung ở Tân Yên – Bắc Giang vì vậy cần tăng cường tổ chức xây dựng thêm các vùng nguyên liệu ở gần Nhà máy. Đồng thời, Nhà máy cần liên kết chặt chẽ với nông dân thông qua các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, cung ứng vật tư, phân bón, vốn; đẩy mạnh công tác khuyến nông, hướng dẫn kỹ thuật cho người nông dân nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

Cần đưa ra các biện pháp khuyến khích hoạt động thu mua hiệu quả. Quy định tỷ lệ phần trăm mà cán bộ thu mua được hưởng nếu tìm được khối lượng nguồn hàng lớn, chất lượng đảm bảo.

Bảng 4.16: Quy mô nguyên liệu dưa chuột cần xây dựng vùng nguyên liệu của Nhà máy đến năm 2011

Vùng nguyên liệu Năm 2009(tấn) Dự kiến 2011(tấn) so sánh(%)

Cao Xá 1267.562 1500 118.34 Cao Thượng 670.25 800 119.36 Hợp Đức 420 500 119.05 Việt Lập 1210 1400 115.70 Việt Yên 1132 1500 132.51 Việt Tân 2100 2400 114.29 Tổng sản lượng 6799.812 8100 119.12

Nguồn: Phòng kinh doanh – Nhà máy chế biến NS và TPXK BG

Quy hoạch vùng nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của chế biến xuất khẩu là một khâu quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Vì thế, Nhà máy cần nhận thức được vai trò của vùng nguyên liệu để có kế hoạch, chính sách đầu tư vào các vùng nguyên liệu. Nếu thực hiện tốt được biện pháp này sẽ tạo ra một nguồn nguyên liệu bền vững chất lượng cao cung cấp cho Nhà máy chế biến.

4.4.2.2 Giải pháp về huy động và sử dụng vốn có hiệu quả

Vốn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi đơn vị sản xuất kinh doanh, không có vốn Nhà máy không thể chủ động thu mua được nguồn hàng. Là DN nhỏ nên việc huy động vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng của Nhà máy cũng trở nên khó khăn hơn. Chính vì thế, Nhà máy luôn phải tìm ra biện pháp để quay vòng vốn thật nhanh. Một giải pháp Nhà máy có thể áp dụng là Nhà máy nên yêu cầu người mua ứng trước một phần toàn bộ giá trị hợp đồng và Nhà máy có thể sử dụng số tiền ứng trước đó phục vụ cho hoat động kinh doanh. Đối với những trường hợp hợp đồng có giá trị lớn, vượt quá khả năng của Nhà máy thì Nhà máy nên áp dụng hình thức này hoặc có thể thực hiện hợp đồng bằng cách mời một số nhà xuất khẩu Việt Nam cùng tham gia và hai bên cùng nhau chia sẻ lợi nhuận.

Muốn thực hiện tốt công tác thu mua nông sản xuất khẩu Nhà máy càn chuẩn bị vốn cho quá trình thu mua. Do hàng nông sản có tính mùa vụ nên nếu thiếu vốn cho quá trình thu mua thì Nhà máy không thể thu mua hàng đủ về số lượng và chất lượng để đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu của mình. Vì vậy, việc chuẩn bị cho quá trình thu mua là vấn đề hết sức quan trọng, vấn đề là Nhà máy cần bao nhiêu vốn cho phù hợp, điều đó cần dựa trên phê phán về biến động giá cả, cung cầu hàng hóa trên thị trường. Việc làm này cần có cán bộ có đầu óc kinh doanh và có kinh nghiệm.

4.4.2.3 Giải pháp về đa dạng hóa sản phẩm, cải tiến mẫu mã và nâng cao chất lượng sản phẩm của Nhà máy

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, Nhà máy cần phải có một dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại. Đầu tư những công nghệ hiện đại đối với những khâu có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản phẩm sản xuất ra cạnh tranh được trên thị trường thế giới và khu vực.

Nhà máy cần nâng cấp hệ thống nhà máy hiện có, mở rộng quy mô nhà máy chế biến tương xứng với nhu cầu sản phẩm xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần xây dưng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ chăm sóc cây trồng, vận chuyển nguyên liệu và bảo quản chế biến không gây ô nhiễm môi trường, hạn chế tổn thất sau thu hoạch. Nâng cao hiệu suất sử dụng các nhà máy, giảm khấu hao máy móc góp phần hạ giá thành sản phẩm. Xây dựng các định mức kỹ thuật trong từng khâu sản xuất và chế biến, đa dạng hóa các sản phẩm dưa chuột như dầm dấm, muối chua chua, muối mặn, hỗn hợp dưa chuột – cà chua … với các kích thước lọ, hộp khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đa dạng hóa cũng cần xác định sản phẩm chủ lực tránh phân tán nguồn lực.

Bảng 4.17: Khối lượng dưa chuột chế biến dự kiến đến năm 2011 Sản phẩm Năm 2009 Dự kiến 2011 KL(tấn ) CC(% ) KL(tấn ) CC(% ) 1. Dưa chuột dầm dấm 1399,3 88,01 1500 87,21 2. Hỗn hợp dưa chuột – cà chua 176,4 11,09 200 11,63

3. Các sản phẩm khác 14,3 0,90 20 1,16

Tổng 1590 100 1720 100

Nguồn: Phòng kinh doanh – Nhà máy chế biến NS và TPXK BG

Đa dạng hóa các sản phẩm cần chú ý luôn đi kèm với công tác vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là vấn đề đang nổi cộm hiện nay đối với ngành thực phẩm. Nhà máy cần cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân các vùng nguyên liệu sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón đúng quy định nhằm phát triển vùng nguyên liệu an toàn.

Chất lượng sản phẩm cần đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong hợp đồng xuất khẩu, đảm bảo đúng quy trình trong hệ thống quản lý chất lượng của Nhà máy. Nhà máy cần có biện pháp giám sát thực hiện hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 – 2000 và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn chất lương HACCP của các nhà máy đã được cấp các chứng chỉ chất lượng. Phổ biến về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước được coi là thị trường tiềm năng như Mỹ, EU, Nga … Bên cạnh đó, cần ký các hiệp định kiểm dịch thực vật với các nước. Như vậy, biện pháp cạnh tranh “ phi giá cả” mà trước hết là chất lượng hàng hóa dịch vụ là giải pháp đem lại hiệu quả và được chú trọng ở tất cả các ngành công nghiệp trong đó có công nghiệp thực phẩm.

Mẫu mã, nhãn mác sản phẩm xuất khẩu cũng là mội vấn đề quan trọng cần phải quan tâm vì nó góp phần không nhỏ đáp ứng nhu cầu khách hàng nhập khẩu. Cho dù sản phẩm chất lượng tốt nhưng nhãn mác không bắc mắt thì cũng không hấp dẫn được người tiêu dùng. Điều đó sẽ giảm đi sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Nhà máy cần liên doanh với nhà máy chuyên thiết kế, sản xuất bao vì nhãn mác cho các sản phẩm của Nhà máy, giảm chi phí nhập khẩu bao bì. Bao bì phải thường xuyên cải tiến về hình thức mẫu mã và chất liệu bao bì. Tuy nhiên cũng cần giữ lại những nét được gọi là đặc trưng phân biệt cho các sản phẩm của Nhà máy.

4.4.2.4 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hoạt động xuất khẩu của Nhà máy

Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định tới sự tồn tại, duy trì và phát triển của mỗi DN. Chính vì thế việc bồi dưỡng nhân lực là việc làm cần thiết. Công tác xuất nhập khẩu có liên quan đến cả thị trường quốc tế, đây là một công việc khá phức tạp. Người làm về hoạt động xuất nhập khẩu không những nắm vững về hoạt động xuất nhập khẩu mà còn phải am hiểu về các điều khoản, điều ước quốc tế cũng như luật của các quốc gia mà họ thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.

Nhà máy đạt được hiệu quả trong sản xuất kinh doanh chính nhờ sự góp sức không nhỏ của đội ngũ cán bộ có trình độ kinh nghiệm nghiệp vụ lâu năm. Tuy nhiên Nhà máy cần tăng cường đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Đặc biệt nâng cao trình độ hiểu biết về luật pháp quốc tế, kỹ năng tiềm kiếm thị trường, giao dịch, đàm phán và ký hợp đồng tránh hiện tượng bị thua thiệt do không hoặc thiếu hiểu biết về luật pháp quốc tế.

Nhà máy cần mạnh dạn đầu tư cho cán bộ trực tiếp sang các nước dự định xuất khẩu để nghiên cứu, phân tích thị trường, quan tâm thực sự đến yếu tố thông tin thị trường. Từ đó, xây dựng kế hoạch xuất khẩu hiệu quả, có tính khả thi. Nhà máy cần thực hiện đào tạo chuyên sâu, hàng năm trích một phần lợi nhuận đáng kể lập quỹ đào tạo. Đặc biệt là kinh nghiệm, kiến thức về nghiên cứu thị trường, kiến thức về kỹ thuật, công nghệ.

cách hỗ trợ học tập, vẫn được hưởng lương và đảm bảo công việc khi nhân viên sau thời gian học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Ngoài ra, Nhà máy cần quan tâm đến việc tuyển dụng thu hút nguồn nhân lực trẻ có trình độ, năng động nhiệt tình góp phần đưa Nhà máy phát triển.

4.4.2.5 Giải pháp về thị trường xuất khẩu sản phẩm của Nhà máy

Mở rộng thị trường xuất khẩu luôn là mục tiêu hàng đầu của các DN xuất khẩu nói chung và nhà máy chế biến nông sản và xuất khẩu thực phẩm Bắc Giang nói riêng.

Nhà máy cần tiếp tục duy trì giữ vững mối liên hệ hợp tác làm ăn với các thị trường truyền thống đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường công tác tiếp thị để kịp thời nắm bắt nhu cầu thị trường nhất là các thị trường mới, thị trường tiềm năng. Chủ động tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận các hợp đồng qua website của Nhà máy tạo uy tín và trách nhiệm đối với khách hàng từ đó xây dựng các mối quan hệ lâu dài.

Chú trọng công tác marketing sản phẩm, chủ động giới thiệu sản phẩm dưa chuột chế biến ra thị trường thông qua gửi bán, gửi mẫu mã, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tham gia các hội chợ triển lãm lương thực, thực phẩm trong và ngoài nước. Bên cạnh giới thiệu sản phẩm của mình, Nhà máy cần chú trọng công tác nghiên cứu cung cầu thị trường để đưa ra sản phẩm phù hợp với tâm lý tiêu dùng khác nhau của khách hàng nước ngoài. Có như vậy thì việc đa dạng hóa sản phẩm của Nhà máy mới có hiệu quả cao.

Sau khi tìm hiểu thị trường, thì công tác đàm phán và ký kết hợp đồng là khâu quyết định Nhà máy có giành được về các hợp đồng xuất khẩu hay không. Vì vậy, Nhà máy cũng cần hoàn thiện công tác đàm phán và kí kết hợp đồng xuất khẩu. Trong ký kết cần nêu rõ những chứng từ kèm theo vì nó có ý nghĩa trong thanh toán tiền hàng cũng như trong giải quyết tranh chấp khiếu nại. Hợp đồng đã ký kết nhưng cũng chưa đảm bảo sẽ thành công mà còn phụ

thuộc vào công tác giao hàng và thanh toán hợp đồng xuất khẩu. Đây cũng là một khâu cần được hoàn thiện để đảm bảo hợp đồng được thực hiện đúng.

Bảng 4.18: Dự báo kim ngạch xuất khẩu dưa chuột của một số thị trường chủ yếu năm 2011 của Nhà máy

Thị trường Năm 2009 Dự kiến 2011 Kim ngạch (USD) CC (%) Kim ngạch (USD) CC (%) Nga 441703 70.00 460000 69.91 Nhật Bản 41015 6.50 43000 6.53

Tây Ban Nha 31550 5.00 34000 5.17

Đức 18930 3.00 20000 3.04

Hàn Quốc 21643 3.43 23000 3.50

Các nước khác 76162 12.07 78000 11.85

Tổng kim ngạch 631004 100 658000 100

Nguồn: Phòng kinh doanh – Nhà máy chế biến NS và TPXK BG

Nhà máy không nên bỏ ngỏ thị trường trong nước: Thị trường trong nước hiện vẫn đang còn khá nhiều tiềm năng mà Nhà máy chưa hề khai thác. Tiêu thụ trong nước sẽ có rất nhiều ưu điểm, đó là giảm được các chi phí lưu thông, thị trường dễ nghiên cứu và đánh giá hơn so với thị trường nước ngoài, ngoài ra nó còn mang nhiều ý nghĩa về chính trị, xã hội. Trong tương lai, Nhà máy nên tìm hiểu và xây dựng hệ thống tiêu thụ tại thị trường trong nước để có thể khai thác thị trường còn rất nhiều tiềm năng.

Đặc biệt, Nhà máy cần tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nước xuất khẩu nhiều dưa chuột vận dụng linh hoạt vào điều kiền của Việt Nam và Nhà máy.

4.4.2.6 Giải pháp về đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu

Hiện nay Nhà máy chỉ mới sử dụng hai hình thức xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp làm hạn chế các cơ hội kinh doanh và thu hẹp các mối quan hệ của Nhà máy. Nhà máy cần nghiên cứu sử dụng thêm một số phương

thức kinh doanh khác, ví dụ như:

- Phương thức gửi bán ( hay phương thức đại lý, ký gửi ) Nhà máy có thể xuất hàng giao cho bên nhận đại lý ký gửi để bán. Bên đại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Với hình thức này, việc xuất khẩu hàng nông sản sẽ linh hoạt hơn, bởi vì phương thức này bên nhận đăng ký hàng tìm đủ mọi cách để giao hàng đến tay người tiêu dùng, còn Nhà máy phải tốn một khoản chi phí để trả cho bên được gửi bán.

- Sử dụng phương thức thương mại điện tử. Hiện nay xu hướng thế giới chuyển theo ngoại thương theo phương thức thương mại điện tử. Phương thức này còn mới mẻ với Nhà máy. Từ trước đến nay Nhà máy chỉ sử dụng thuần túy theo phương thức truyền thống, tức là thương mại có giấy tờ. Sử dụng thương mại điện tử thuận lợi ở chỗ các nước nhập khẩu sẽ cập nhật được nhanh chóng, thường xuyên và chính xác thông tin về mặt hàng.Góp phần đẩy nhanh quá trình xuất khẩu, có lợi cho chất lượng nông sản vì rút ngắn được thời gian bảo quản hàng.

- Phương thức hàng đổi hàng. Hiện nay có một số ít hàng nông sản sử dụng phương thức này nhưng số lượng hàng xuất đó không mang lại hiệu quả cao.

4.4.2.7 Xây dựng thương hiệu Nhà máy chế biến nông sản và xuất khẩu thực phẩm Bắc Giang

Về nâng cao uy tín của Nhà máy có thể trực tiếp liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Nhà máy. Hiện nay có rất nhiều các hoạt động để nâng cao uy tín cho Nhà máy. Tuy nhiên, việc lựa chọn hình thức nào là rất quan trọng đảm bảo phù hợp với khả năng hiện tại của Nhà máy. Sau đây là một số biện pháp Nhà máy nên áp dụng nhằm nâng cao uy tín của mình trong hoạt đông xuất khẩu:

Thực hiện tốt và đầy đủ các cam kết đã thỏa thuận trong các hợp đồng xuất khẩu, bằng cách:

hiện yêu cầu này, Nhà máy nhất thiết phải am hiểu hàng hóa, chọn được nguồn hàng có uy tín.

- Có kế hoạch thu gom hàng hóa, vận chuyển hàng hóa hợp lý: Nhà máy nên đề ra kế hoạch về thời gian thu gom và vận chuyển hàng hóa phù hợp, có nghĩa là Nhà máy phải căn cứ vào thời gian thực hiện hợp đồng đã ký kết với khách nước ngoài để lên kế hoạch thu mua và chuẩn bị hàng hóa.

PHẦN V

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của nhà máy chế biến nông sản bắc giang (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w