Các thị trường xuất khẩu chủ yếu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của nhà máy chế biến nông sản bắc giang (Trang 44 - 47)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3 Các thị trường xuất khẩu chủ yếu

Cho đến nay, Nhà máy đã xây dựng cho mình hệ thống thị trường tương đối phù hợp với khả năng và quy mô của Nhà máy. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của Nhà máy nói chung khá phong phú tập trung chủ yếu ở Liên Bang Nga, các nước Đông Âu, Nhật, Tây Ban Nha … trong đó Liên Bang Nga là thị trường lớn nhất và ổn định nhất. Đây là thị trường truyền thống nhiều tiềm năng để Nhà máy tiếp tục khai thác đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản chế biến.

Bảng 4.9: Thị trường xuất khẩu sản phẩm dưa chuột của Nhà máy qua 3 năm 2008 – 2010.

ĐVT: USD

Thị trường

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

KNXK CC(% ) KNXK CC(%) KNXK CC(%) Nga 44170 3 70,00 389524 71,00 718083 74,00 Nhật Bản 41015 7,00 34015 6,20 68897 7,10

Tây Ban Nha 31550 5,00 30174 5,50 58223 6,00

Đức 18930 3,00 19202 3,50 43124 4,40 Hàn Quốc 21643 3,00 19202 3,50 38815 4,00 Các nước khác 76162 12,00 56508 10,30 43240 4,50 Tổng KNXK dưa chuột 63100 4 100 54862 6 100 970383 100

Nguồn: Phòng kinh doanh – Nhà máy chế biến NS và TPXK BG

Từ bảng số liệu trên cho thấy, giá trị xuất khẩu dưa chuột dầm dấm sang Nga liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2008, kim ngạch xuất khẩu sang Nga của mặt hàng này đạt hơn 440 nghìn USD chiếm gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột. Đến năm 2010, giá trị này lên tới 718083 USD chiếm 74% tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột. Theo như các hợp đồng xuất khẩu, dưa chuột dầm dấm mức thuế áp dụng là 20% nhưng không ít hơn 0,1 Euro/kg, VAT 10%. Giá dưa chuột dầm dấm sang thị trường Nga chỉ 5,14 USD/hộp tại cảng Hải Phòng theo giá FOB. Các thị trường khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, … do vừa thâm nhập nên khối lượng xuất khẩu còn thấp dưới 100 tấn/năm.

Riêng với mặt hàng dưa chuột hỗn hợp với cà chua chỉ được xuất khẩu đến thị trường duy nhất là Liên Bang Nga. Nhưng khối lượng và kim ngạch của mặt hàng này vẫn tăng qua các năm. Khối lượng xuất khẩu năm

2009 là 73,5 tấn tăng gấp 14 lần năm 2008 chỉ có hơn 5 tấn. Đến năm 2010, khối lượng xuất khẩu tăng lên 176,4 tấn chiếm 15,44% tổng khối lượng xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột.

Đối với thị trường Nhật. Đây là một thị trường được mệnh danh là “ khó tính ” đòi hỏi chất lượng rất khắt khe, sản phẩm phải kiểm định nghiêm ngặt mới xâm nhập vào được và giá xuất của ta cao hơn so với đối thủ cạnh tranh nên khối lượng xuất khẩu sang thị trường này còn rất thấp chỉ 111,87 tấn (2010).

Như vậy có thể khẳng định rằng, Nga là một bạn hàng lớn, lâu dài của Nhà máy. Người tiêu dùng Nga có nhu cầu cao với sản phẩm rau quả và điều kiện về thời tiết lạnh kéo dài, không trồng được dưa chuột bao tử, yêu cầu chất lượng mặt hàng này không mấy gay gắt nên xuất khẩu sang thị trường Nga khá dễ dàng. Vì vậy, Nhà máy cần có chiến lược để duy trì thị trường này, giải quyết vấn đề quan trọng là khoảng cách địa lý đòi hỏi công nghệ bảo quản tốt đồng thời có kế hoạch mở rộng thị trường mới như: CH Séc, Ukraina … với phương châm: chú trọng thị trường lớn nhưng không bỏ qua thị trường nhỏ. Bên cạnh đó cần nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như cần xây dựng một mức giá hợp lý cho từng khách hàng trên từng thị trường, thực hiện chiến lược phân khúc thị trường, giảm giá thành sản phẩm nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng đáp ứng nhu cầu các thị trường khó tính như: Nhật, Đức, Tây Ban Nha … Lý do sản phẩm của chúng ta chưa thâm nhập được vào các thị trường khó tính trong khi sản phẩm của Trung Quốc và Thái Lan vẫn thâm nhập bình thường là do giá chào hàng của Nhà máy cao hơn so với các nước có sản phẩm tương tự.

Trung Quốc và Thái Lan đều là những nước sản xuất và chế biến dưa chuột bao tử. Hầu hết các sản phẩm của chúng ta khi xuất khẩu đều gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với các nước này cả về chất lượng và giá bán. Xét về điều kiện sản xuất dưa chuột: điều kiện sản xuất dưa chuột của ta và Trung Quốc, Thái Lan khá giống nhau nhưng giá thành sản xuất của Việt Nam

thường cao hơn các nước khoảng 10 - 15% chất lượng lại không bằng. Chúng ta gặp khó khăn về tài chính trong đầu tư máy móc công nghệ chế biến, phải nhập khẩu chai, lọ … Còn Trung Quốc và Thái Lan, họ có ưu thế về giống, công nghệ chế biến và kinh nghiệm gieo trồng nên chất lượng sản phẩm tốt, giá rẻ. Mặt khác, nước ta và Trung Quốc chưa có hiệp định kiểm dịch thực vật dẫn đến hàng hóa của ta bị ép giá khi đã chở lên đến cửa khẩu. Ngoài ra, sau khi Thái Lan ký với Trung Quốc hiệp định ưu đãi thuế quan cho mặt hàng rau quả của hai nước dẫn đến xuất khẩu dưa chuột của ta luôn gặp khó khăn trước sức ép của Thái Lan. Trung Quốc và Thái Lan thực sự là hai đối thủ cạnh tranh lớn của Nhà máy trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của nhà máy chế biến nông sản bắc giang (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w