Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của nhà máy chế biến nông sản bắc giang (Trang 32 - 34)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.4 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này chủ yếu sử dụng thống kê mô tả bằng lời kết hợp với các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân trong phân tích so sánh. Từ đó, nhận xét sự biến động tăng giảm của khối lượng, giả cả và kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm giai đoạn 2008 – 2010.

3.2.4.2 Phương pháp so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh điều kiện, tình hình, kết quả biến động của hoạt động xuất khẩu các sản phẩm giữa các tiêu thức đã được phân bổ, đồng thời đánh giá động thái phát triển của sự vật, hiện tượng theo thời gian theo không gian.

3.2.4.3 Phương pháp toán kinh tế

Phương pháp toán kinh tế được sử dụng để tính toán cho các khoản mục doanh thu, chi phí, lợi nhuận, hiệu quả xuất khẩu … của hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của Nhà máy.

3.2.4.4 Phương pháp hệ thống chỉ số

Phương pháp này được dùng để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch và lợi nhuận xuất khẩu dưa chuột của Nhà máy, tôi sử dụng hệ thống chỉ số 1 và hệ thống chỉ số 2 để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kim ngạch và lợi nhuận xuất khẩu dưa chuột của Nhà máy.

Gọi Qo, Q1 lần lượt là khối lượng các sản phẩm dưa chuột xuất khẩu năm 2008, 2009

Po, P1 lần lượt là giá trung bình của các sản phẩm dưa chuột xuất khẩu năm 2008, 2009

TRo, TR1 lần lượt là kim ngạch xuất khẩu dưa chuột năm 2008, 2009

1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 * * * * * ( * * ) ( * * ) o o o o o O O O O O P Q P Q TR TR P Q P Q TR TR P Q P Q P Q P Q = − = − + − ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑ ∑

Sử dụng hệ thống chỉ số 1 nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của chính giá cả và khối lượng của mỗi loại sản phẩm dưa chuột đến biến động của tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột trong hai năm 2008, 2009

Hệ thống chỉ số 2:

Gọi P Po, 1 lần lượt là giá bình quân của sản phẩm dưa chuột năm 2008, 2009 1 1 1 1 1 1 1 * ( ) ( ) O O O O O O O Q TR P TR P Q TR TR Q P P P Q Q = − = − + − ∑ ∑ ∑ ∑ ∑

Hệ thống chỉ số 2 nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của giá bình quân các sản phẩm dưa chuột và tổng khối lượng xuất khẩu dưa chuột đến sự biến động của tổng kim ngạch xuất khẩu dưa chuột trong hai năm 2008, 2009 của Nhà máy chế biến nông sản và xuất khẩu thực phẩm Bắc Giang.

3.2.4.5 Phân tích ma trận SWOT

Đây là phương pháp sử dụng rất phổ biến nhằm phân tích các điểm mạnh ( S), điểm yếu (W), cơ hội (O), thách thức (T) trong hoạt động xuất khẩu nói chung và xuất khẩu dưa chuột của Nhà máy nói riêng. Từ đó, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của Nhà máy trong thời gian tới trên cơ sở phát huy điểm mạnh, tận dụng cơ hội, hạn chế điểm yếu, biến thách thức thành cơ hội phát triển.

Điểm mạnh và điểm yếu thường xuất phát từ nội tại các công ty, cơ hội và thách thức thường liên quan đến những nhân tố từ bên ngoài. Vì thế, có thể coi SWOT là một công cụ quan trọng do có tầm bao quát lớn đối với Nhà máy.

Mô hình SWOT thường đưa ra bốn chiến lược cơ bản:

(1) S – O (Strengths – Opportunities): các chiến lược dựa trên ưu thế của Nhà máy để tận dụng các cơ hội thị trường.

(2) W – O(Weaks – Opportunities): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua các yếu điểm của Nhà máy để tận dụng cơ hội thị trường.

(3)S – T(Strengths – Threats): các chiến lược dựa trên ưu thế của Nhà máy để tránh các nguy cơ của thị trường.

(4) W – T(Weaks – Threats): các chiến lược dựa trên khả năng vượt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của Nhà máy để tránh nguy cơ của thị trường.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của nhà máy chế biến nông sản bắc giang (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w