Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của Nhà máy

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của nhà máy chế biến nông sản bắc giang (Trang 41 - 44)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.2 Tình hình xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của Nhà máy

4.1.2.1 Về khối lượng xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của Nhà máy

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển Nhà máy đã đạt được nhiều thành tựu trong xuất khẩu dưa chuột của mình. Nhà máy không ngừng nâng cao công tác tìm kiếm và xúc tiến thực hiện các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm nông sản chế biến với nhiều nước trên thế giới. Trước đây, sản phẩm dứa đứng vị trí dẫn đầu trong kim ngạch xuất khẩu nhưng từ năm 2008 trở lại đây, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu dứa đều giảm và nhường vị trí dẫn đầu cho sản phẩm dưa chuột chế biến. Sỡ dĩ vậy vì để có lượng dứa xuất khẩu thì cần có lượng đầu vào lớn, chi phí cao hơn rất nhiều lần so với dưa chuột. Cho nên sản phẩm của dưa chuột chế biến trở thành một trong những mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao, chiếm tỷ lệ lớn trong tổng khối lượng xuất khẩu của Nhà máy.

Bảng 4.7: Khối lượng các sản phẩm dưa chuột xuất khẩu của Nhà máy qua 3 năm 2008 – 2010

Đơn vị tính: Tấn

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

SL(tấn) CC(%) SL(tấn) CC(%) SL(tấn) CC(%)

Tổng KLXK 2013 100 1600 100 1590 100

I. KLXK 1064,5 52,88 910,6 56,91 1575,7 99,10

Dưa chuột dầm dấm 991 49,23 793 49,56 1399,3 88,01 Hỗn hợp dưa chuột – cà chua 73,5 3,65 117,6 7,35 176,4 11,09

II.Các sản phẩm khác 948,5 47,12 689,4 43,09 14,3 0,90

Nguồn: Phòng kinh doanh – Nhà máy chế biến NS và TPXK BG

Từ bảng trên cho thấy, tổng khối lượng xuất khẩu có sự biến động nhưng nhìn chung có xu hướng tăng. Năm 2008, tổng khối lượng xuất khẩu của toàn Nhà máy đạt 2013 tấn, trong đó khối lượng xuất khẩu dưa chuột đạt 1064,5 tấn chiếm 52,88%. Năm 2009, khối lượng xuất khẩu của Nhà máy nói chung và khối lượng xuất khẩu dưa chuột nói riêng đều giảm do hầu hết các nước trên thế giới đều ít nhiều bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nên tiêu dùng giảm. Khối lượng dưa chuột xuất khẩu giảm chỉ còn 910,6 tấn nhưng nó vẫn chiếm tỷ trọng cao 56,91% vì trong năm này Nhà máy xuất khẩu chủ yếu là sản phẩm của dưa chuột. Đến năm 2010, tổng khối lượng xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột đã tăng lên tới 1575,70 tấn chiếm 99,10% tổng khối lượng xuất khẩu sản phẩm chế biến của Nhà máy. Đạt được kết quả trên là do Nhà máy đã xác định được các chiến lược kinh doanh trong xuất khẩu thu hút được nhiều thị trường tiêu thụ trên thế giới. Vậy sự phát triển mạnh mẽ của sản phẩm dưa chuột đã trở thành mặt hàng chủ lực thay thế cho sản phẩm dứa chế biến. Khối lượng dứa xuất khẩu giảm chỉ còn 12,50% và còn lại là sản phẩm của vải. Theo kế hoạch dự kiến của Nhà máy cho biết, sản phẩm dưa chuột sẽ vẫn là mặt hàng chủ lực trong những năm tiếp theo.

4.1.2.2 Về kim ngạch xuất khẩu dưa chuột của Nhà máy

Dưa chuột được xem là mặt hàng tương đối ổn định ở Nhà máy, cùng với mặt hàng dứa đã góp phần không nhỏ vào tổng khối lượng xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu nông sản của Nhà máy. Kim ngạch xuất khẩu dưa chuột của Nhà máy giai đoạn 2008 - 2010 như sau:

Bảng 4.8: Kim ngạch xuất khẩu dưa chuột của Nhà máy qua 3 năm 2008 – 2010.

ĐVT: USD

Sản phẩm

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

KNXK

CC(%

) KNXK CC(%) KNXK CC(%)

Dưa chuột xuất khẩu 631004 42,56 548626 42,03 970383 64,85 Các sản phẩm khác 851791 57,44 756563 57,97 526000 35,15 Tổng kim ngạch xuất khẩu 1482795 100 130518 9 100 149638 3 100

Nguồn: Phòng kinh doanh – Nhà máy chế biến NS và TPXK BG

Từ bảng số liệu cho ta thấy, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột chiếm tỷ trọng tương đối cao chứng tỏ sản phẩm dưa chuột của Nhà máy đã xâm nhập được vào nhiều thị trường như: Nga, Nhật, Đức, Hàn Quốc …Trong đó thị trường lớn và dễ tính nhất là Liên Bang Nga. Với kinh nghiệm làm ăn lâu năm, Nhà máy đã kí kết được các hợp đồng xuất khẩu với giá xuất khẩu tương đối cao ở mức 4,25 – 4,95 USD/thùng. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột đạt 631004 USD chiếm 42,56% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhà máy. Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, mặc dù nhu cầu về rau quả chế biến tăng nhưng người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn và thắt chặt chi tiêu nên ngành xuất khẩu rau quả cũng như xuất khẩu dưa chuột giảm cả về khối lượng và kim ngạch. Năm 2010, kim ngạch của Nhà máy tăng trở lại. Kim ngạch xuất khẩu dưa chuột đạt 970383 USD chiếm 64,85% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Nhà máy.

Tuy nhiên, sản phẩm của Nhà máy vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi xâm nhập vào các thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản ... mặc dù giá dưa chuột vào thị trường Mỹ cao hơn 2 lần vào thị trường Nga. So với Thái Lan, khối lượng dưa chuột của ta cao hơn nhưng kim ngạch của ta vẫn thấp hơn nhiều so với Thái Lan là do giá xuất khẩu của ta chỉ bằng một nửa. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu của nước ta tăng chủ yếu nhờ sự gia tăng

khối lượng xuất khẩu. Đây chính là một trong hai khó khăn lớn nhất của nông sản Việt Nam khi hội nhập là giá và chất lượng sản phẩm.

Hiện nay, Nhà máy đã xây dựng cho mình một địa chỉ trang Web: www.agrbacgiang.vn. Nhiều đơn đặt hàng được thực hiện qua trang web này. Đặc biệt, tháng 4/2010 vừa qua, Nhà máy đã tiếp đón giới kinh doanh từ Mông Cổ, Đài Loan sang thăm. Các bên đối tác cùng trao đổi và đi đến một số thỏa thuận về hợp tác liên doanh sản xuất trong năm 2011 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dưa chuột của nhà máy chế biến nông sản bắc giang (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w